Kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 70 - 74)

2.2.3.1. Chính sách tín dng:

Agribank Việt Nam đã ban hành một số văn bản cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho khách hàng, tạo sự

chủđộng cho chi nhánh trong việc thực hiện các biện pháp để mở rộng tăng trưởng tín dụng và thu hồi, xử lý nợ xấu: Quyết định số 1850/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/9/2012 về quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank thay thế Quyết định số 528/QD-HDQT-TDDN. Quyết định số 760/QĐ-HĐTV- TDDN ngày 02/5/2012 ban hành quy định về cho vay bằng ngoại tệ của Agribank đối với khách hàng vay là người cư trú, Công văn số 7229/NHNo-TDHo ngày 07/9/2012 về

việc cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra, Quyết định số

858/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 17/5/2012, Quyết định số 1688/QĐ- HĐTV-TDDN ngày 29/8/2012, Nghị quyết số 327/NQ-HĐTV về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi tiền vay. Nghị quyết số 40/NQ-HĐTV về một số cơ chế trong quá trình xử lý, giảm thiểu nợ xấu...

Agribank Việt Nam ban hành chính sách tín dụng ưu đãi (về lãi suất, phí, cho vay ngoại tệ...) cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, gắn với bán chéo các sản phấm, dịch vụ ngân hàng ngoài tín dụng.

Ngoài ra, các văn bản chỉđạo về cho vay ngoại tệ, mở L/C, trình Ngân hàng nhà nước phê duyệt hạn mức cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động tín dụng, nhất là hoạt động bảo lãnh, hạn chế các vi phạm; triển khai chương trình, kế hoạch kiểm tra chuyên đề tín dụng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức kiểm tra các khoản cho vay vượt quyền phán quyết của Chi nhánh

được TSC phê duyệt hoặc nâng quyền phán quyết tín dụng...

Ban hành một số gói sản phẩm cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu (cho vay nội tệ áp dụng lãi suất ngoại tệ, cho vay khép kín chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - xuất khẩu thủy sản), gói sản phẩm dành cho các tập

đoàn, tổng công ty lớn. Xây dựng, triển khai sản phẩm cho vay đối với khách hàng mua nhà, căn hộ tại các dự án bất động sản Agribank đang tài trợ vốn đầu tư.

Vì vậy, Agribank Chi nhánh Sài Gòn đã xây dựng được mục tiêu QTRRTD trên cơ sởđịnh hướng của Agribank Việt Nam gắn liền với tình hình thực tiễn của

Chi nhánh. Chi nhánh xây dựng mục tiêu, phương án kế hoạch tín dụng năm và tổ

chức bảo vệ kế hoạch tín dụng, kế hoạch nợ xấu hàng năm, thực hiện cho vay trên cơ sởđã cân đối được nguồn vốn và theo danh mục được đăng ký từđầu năm.

2.2.3.2. Phân loi và sàng lc khách hàng

Ngân hàng sẽ lấy các nguồn thông tin từ trong dữ liệu của ngân hàng, của các

đối thủ cạnh tranh khách hàng, của các doanh nghiệp trong cùng ngành, các TCTD khác, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), báo chí,...khi lấy thông tin, Chi nhánh tập trung nguồn trả nợ của khách hàng có ổn định hay không bằng cách xem xét cơ cấu vốn, nguồn vốn, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền,...cuối cùng là các nguồn thông tin về quản lý và điều hành, đây là thông tin quyết định đến tính ổn định và khả năng phát triển của khách hàng….

2.2.3.3. Tài sn bo đảm

Hiện nay chi nhánh đang áp dụng quyết định số:1300/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 03/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trịAgribank Việt Nam về việc ban hành quy định các bảo đảm tiền vay trong hệ thốngAgribank Việt Nam.

Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay:

- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp ( trừ trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám

đốcAgribank Việt Nam từng thời kỳ): Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm.

- Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừđi số tiền lãi, phí phải trả trong thời hạn vay vốn.

2.2.3.4. Cơ cu t chc qun lý ri ro tín dng:

Bộ máy quản lý tín dụng tại Chi nhánh trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý rủi ro tín dụng gồm: Giám đốc Chi nhánh và các Phòng nghiệp vụ liên quan: Phòng tín dụng, Phòng thẩm định, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được uỷ quyền,

xem xét nội dung thẩm định do Phòng tín dụng và Phòng thẩm định trình lên để

quyết định cho vay hay không, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

- Phòng Tín dụng: Nhiệm vụ chính của phòng tín dụng là nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất ưu đãi đối với từng loại khách hàng, tổng hợp phân tích hoạt động tín dụng từng quý cũng như

hàng năm, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ xấu, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục, làm đầu mối ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Phối hợp với Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra các Phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.

- Phòng Thẩm định: Thẩm định và kiểm tra tất cả các hồ sơ vay vốn vượt quyền phán quyết do Phòng tín dụng, chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc trình lên. Đề xuất cho vay hay không cho vay trước khi trình lên Giám đốc.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật và các quy chế, quy trình cho vay. Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, quy trình quản lý rủi ro; đưa ra các khuyến nghị cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên Trung tâm điều hành nghiên cứu, làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc và Trung tâm điều hành.

2.2.3.5. Quy trình tín dng ca Chi nhánh

Đối với cho vay cá nhân, hiện tại Chi nhánh áp dụng quy trình tín dụng theo Quyết định số: 909/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 22/07/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam. Có thể mô tả một cách ngắn gọn quy trình tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện theo trình tự sau:

- Thẩm định trước khi cho vay.

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.

Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

+ Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn.

+ Bước 3: Xét duyệt cho vay.

+ Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay).

+ Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân.

+ Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh.

+ Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

Tuỳ theo từng khoản vay và chức năng nhiệm vụđược giao, các cán bộ có liên quan sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)