Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 43)

Nguồn vốn huy động tại Agribank Sài Gòn qua các năm 2009-2012 đều có mức giảm tuy nhiên cũng ở mức thấp và tương đối ổn định. Tổng nguồn vốn đến 30/06/2013 đạt 5.627 tỷ đồng. So với các chi nhánh khác trên cùng địa bàn như

Agribank Chi nhánh 4, Agribank Chi nhánh Bình Thạnh, Agribank CN Vũng Tàu, trong tình hình kinh tế khó khăn, Agribank Sài Gòn luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn

đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao.

Kết quả thực hiện được thể hiện năm 2010, tổng mức huy động của tính riêng Agribank Sài Gòn đạt 5.823 tỷ đồng, giảm so với năm 2009 là 10%; Năm 2011, tổng vốn huy động của Agribank Sài Gòn đạt 5.380 tỷđồng giảm 8% so với năm 2010;

Đến cuối năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 5.717 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi). So với cuối năm 2011 tăng 337 tỷđồng, tỷ lệ

tăng 6.26%. So với chỉ tiêu TW giao đạt 105% kế hoạch.Tính đến cuối tháng 6/2013 tổng số dư huy động đạt 5.627 tỷ đồng giảm so với đầu năm 2012 là 2% tương đương 90 tỷđồng.

Bảng số 2.1: Nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2009-30/06/2013.

Đơn vị: tỷđồng

STT CHỈ TIÊU Năm Tăng giảm (%) Tỷ trọng (%)

I Theo loại tiền gửi 2009 2010 2011 2012 30/06/13 10/09 11/10 12/11 13/12 2.009 2.010 2.011 2.012 2.013

1 Tiền, vàng gửi KKH 2.341 3.015 3.028 2.683 2246,6 29% 0% -11% -16% 36,02% 51,78% 56,28% 46,94% 39,93% 1,1 Tiền gửi KKH bằng VNĐ 1.842 2.035 2.482 2.000 1771,9 10% 22% -19% -11% 28,35% 34,95% 46,14% 34,99% 31,49% 1,2 Tiền gửi KHH vằng vàng và ngoại tệ 499 980 545 683 474,6 97% -44% 25% -31% 7,67% 16,83% 10,14% 11,95% 8,43% 2 Tiền, vàng gửi CKH 4.158 2.790 2.352 3.033 3380,2 -33% -16% 29% 11% 63,98% 47,91% 43,72% 53,06% 60,07% 2,1 Tiền gửi CKH bằng VNĐ 1.707 2.398 2.112 2.787 3152,4 40% -12% 32% 13% 26,26% 41,18% 39,25% 48,75% 56,02% 2,2 Tiền gửi CKH bằng vàng, ngoại tệ 1.147 392 221 223 212 -66% -44% 1% -5% 17,65% 6,74% 4,11% 3,90% 3,77% 2,3 Tiền gửi vốn chuyên dùng 1.285 519 1 2 - -60% -100% 26% -100% 19,77% 8,91% 0,02% 0,03% 0,00% 2,4 Tiền ký quỹ 19 17 18 22 15 -11% 8% 19% -32% 0,30% 0,29% 0,34% 0,38% 0,27% Tổng cộng 6.499 5.823 5.380 5.717 5.627 -10% -8% 6% -2% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

II Theo đối tượng khách hàng - - 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%

1 Tiền gửi kho bạc - - 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2 Tiền gửi TCTD 598 63 126 55 83 -89% 100% -57% 52% 9,20% 1,09% 2,34% 0,96% 1,48% 3 Tiền gửi của TCKT 4.947 4.745 4.149 3.899 3.369 -4% -13% -6% -14% 76,12% 81,48% 77,13% 68,20% 59,87% 4 Tiền gửi cá nhân 934 998 1.086 1.763 2.175 7% 9% 62% 23% 14,37% 17,14% 20,18% 30,84% 38,65% 5 Tiền gửi của các đối tượng khác 19 17 19 - -11% 11% -100% 0,29% 0,29% 0,35% 0,00% 0,00% Tổng cộng 6.499 5.823 5.380 5.717 5.627 -10% -8% 6% -2% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

Nguồn: BCTK, BC PT TC của Agribank Chi nhánh Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/06/2013 )[9][10]

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2009   2010   2011   2012   30/0 6/13

   Agri bank CNSai Gòn

   Agri bank CN Bình Thạnh

   Agri bank CN 4

   Agri bank CN Vũng Tàu

Bảng số 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Sài Gòn với các chi nhánh khác trong hệ thống Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 30/06/13 Agribank CN Sài Gòn 6.499 5.823 5.380 5.717 5.627 Agribank CN Bình Thạnh 1.412 1.336 1.217 1.213 1.063 Agribank CN 4 962 994 1.100 948 1.042 Agribank CN Vũng Tàu 1.252 1.690 1.693 1.814 1.542

Nguồn: Tính toán BCTK, báo cáo nội bộ của Agribank Chi nhánh Sài Gòn, Bình Thạnh, CN4, CN Vũng Tàu tại thời điểm 31/12; 30/06/2013)[9][11][12][13]

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Sài Gòn với các chi nhánh khác trong hệ thống

Đơn vị: tỷđồng

Nguồn: Tính toán BCTK, báo cáo nội bộ của Agribank Chi nhánh Sài Gòn,CN Bình Thạnh, CN 4, CN Vũng Tàu tại thời điểm 31/12; 30/06/2013)[9] ][11][12][13]

Nếu phân theo loại tiền gửi thì nguồn vốn không kỳ hạn đến 31/12/2012 đạt 2.683 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn, so với cuối năm 2011 giảm 344 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 11.36%. Bên cạnh đó, nguồn vốn không kỳ hạn nội tệđạt 2.000 tỷ, chiếm tỷ trọng 34.99%, giảm so năm trước 482 tỷ đồng. Nguồn vốn không kỳ hạn ngoại tệ quy đổi đạt 683 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11.92%, tăng 138 tỷ đồng, tỷ lệ

Chi nhánh có được nguồn gửi này do một số khách hàng truyền thống như

Tổng công ty điện lực miền nam, Tổng Công ty điện lực TP.HCM, Tập đoàn cao su,, Tổng công ty Khí Việt Nam, Trường Đại học kinh tế luật, Trường Đại Học Công nghiệp Tổng cty lương thực Miền nam, Tổng Cty thủy sản Việt nam, Tổng Cty dầu, Việtsopetro, Trung tâm xét nghiệm Hòa Hảo.. Đây cũng là thế mạnh của Agribank Sài Gòn so với các chi nhánh Agribank khác, Agribank Sài Gòn tiền thân là Sở giao dịch II và hiện nay được giao là trung tâm thanh toán và đầu mối giao dịch với các chi nhánh khác trong khu vực Miền Nam và Miền Trung nên tập trung lượng khách hàng tổ chức và các tập đoàn tổng công ty nhà nước đều là khách hàng tiền gửi cũng như tiền vay vì vậy nguồn vốn không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và con số cao.

Trong các năm trước đây nguồn tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn rẻ mang lại lợi nhuận cao luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% tổng nguồn, nhưng trong năm 2012 nguồn vốn này chỉ chiếm 46.9% trong tổng nguồn. Một phần là do nguồn vốn này sụt giảm và một phần là do loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng tăng mạnh 681 tỷđồng, vì Ngân hàng nhà nước không khống chế trần lãi suất đối với kỳ

hạn từ 12 tháng trở lên, do vậy lãi suất huy động kỳ hạn này hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Việc tăng trưởng được nguồn vốn từ 12 đến 24 tháng cũng góp phần cân đối thêm được dư nợ trung dài hạn đang chiếm tỷ trọng cao của chi nhánh.

Nguồn vốn ngoại tệ không kỳ hạn tăng 25% so với năm 2011 với lãi suất rẻ

cũng là một nỗ lực của Chi nhánh. Bên cạnh đó, nguồn ngoại tệ trên 12 tháng có xu hướng chuyển sang kỳ hạn dưới 12 tháng do lãi suất huy động cho các kỳ hạn này

đều là 2%/năm, nên khách hàng đã chuyển sang kỳ hạn ngắn để có lợi nhiều hơn.

Đến 31/12/2012, tiền gửi có kỳ hạn đạt 3.033 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53.06% tổng nguồn, tăng 683 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 29% so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ đạt 2.787 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 48.75% tổng nguồn, tăng 675 tỷđồng, tỷ lệ tăng 32% so với năm 2011. Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ quy đổi đạt 223 tỷđồng chiếm tỷ trọng 3.9% tổng nguồn, tăng 2.1 tỷđồng, tỷ lệ tăng 1% so với cuối năm 2011.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tiền vàng gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với tổng nguồn vốn huy động Agribank Sài Gòn giai đoạn 2009-30/06/2013

Đơn vị: Tỷđồng

Nguồn BCTK, BCPT TC của Agribank Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/06/13 )[9] [10]

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân trong tổng nguồn vốn huy động Agribank Sài Gòn giai đoạn 2009-30/06/2013

Đơn vị: Tỷđồng

Nguồn BCTK, BCPT TC của Agribank Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/06/13 )[9] [10]

Nếu xét chỉ tiêu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế thì đến 31/12/2012 nguốn vốn tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trên 68%, nguồn vốn dân cư trên 30%, phần còn lại là tiền gửi không kỳ hạn của TCTD với tỷ trọng rất thấp. Nguồn vốn tổ chức kinh tế giảm qua các năm, cụ thể năm 2011/2010 giảm 595 tỷđồng với

mức giảm 13%, năm 2012/2011 giảm 6%. Nguồn vốn dân cư tăng khá mạnh qua các năm như sau: năm 2011 là 1.086 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2010; năm 2012 là 1.763 tỷđồng, tăng 62% so với năm 2011.

Bảng số 2.3: Nguồn vốn huy động của Agribank Sài Gòn với các chi nhánh khác trong hệ thống phân theo đối tượng khách hàng.

Đơn vị: tỷđồng STT CHỈ TIÊU Năm Theo loại tiền gửi theo đối tượng khách hàng 2009 2010 2011 2012 30/06/13 1 Agribank CNSai Gòn 6,499 5,823 5,380 5,717 5,627 Tiền gửi của TCKT 4,947 4,745 4,149 3,899 3,369 Tiền gửi cá nhân 934 998 1,086 1,763 2,175 2 Agribank CN Bình Thạnh 1412 1336 1217 1213 1063 Tiền gửi của TCKT 756 603 491 317 274 Tiền gửi cá nhân 656 733 726 896 789 3 Agribank CN 4 962 994 1100 948 1042 Tiền gửi của TCKT 420 345 389 350 410 Tiền gửi cá nhân 542 649 711 598 632 4 Agribank CN Vũng Tàu 1252 1690 1693 1814 1542 Tiền gửi của TCKT 233 303 255 277 219 Tiền gửi cá nhân 1019 1387 1,438 1537 1,323

Nguồn: Tính toán BCTK, báo cáo nội bộ của Agribank Chi nhánh Sài Gòn,CN Bình Thạnh, CN 4, CN Vũng Tàu tại thời điểm 31/12; 30/06/2013)[9] ][11][12][13]

Nhìn chung, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, so với các chi nhánh khác cùng

địa bàn Agribank Chi nhánh 4, Agribank Chi nhánh Bình Thạnh, Agribank CN Vũng Tàu, Agribank Sài Gòn đã linh hoạt trong cơ chế lãi suất đi đôi với chính sách chăm sóc khách hàng tốt, bộ phận khách hàng VIP, khách hàng truyền thống vẫn ổn định và gắn bó với chi nhánh, công tác thi đua khen thưởng kịp thời đã tăng trưởng được nguồn vốn và nguồn vốn từ dân cưđược duy trì ổn định và có sự tăng trưởng, chiếm tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay (30.8%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)