Hiện Chi nhánh áp dụng việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/03/2012 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam (theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005) dựa trên kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ. Các khoản nợ của khách hàng sẽđược phân loại và các nhóm tương ứng sau:
Nợ nhóm 1: Xếp hạng khách hàng loại AAA, AA, A Nợ nhóm 2: Xếp hạng khách hàng loại BBB, BB Nợ nhóm 3: Xếp hạng khách hàng loại B, CCC, CC Nợ nhóm 4: Xếp hạng khách hàng loại C Nợ nhóm 5: Xếp hạng khách hàng loại D Về thời điểm phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thì Chi nhánh luôn thực hiện đúng theo quy định là trong vòng 10 ngày của tháng đầu quý tiếp theo phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Riêng quý IV, Chi nhánh phải thực hiện trong vòng 10 ngày của tháng 12.
Kết quả phân loại nợ thực tế tại Chi nhánh qua các năm như sau:
Bảng 2.9: Dư nợ phân theo nhóm nợ Agribank Sài Gòn từ 2009-30/06/13
Đơn vị: tỷđồng S T T CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 30/06/2013 Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) 1 Tổng dư nợ 4321 100 4013 100 3986 100 4.123 100 4061 100 2 Nợ nhóm 1 3987 92 2960 179 3262 82 3384 82 3265 80 3 Nợ nhóm 2 293 7 944 41 666 17 706 17 735 18 4 Nợ nhóm 3 24 1 23 1 0 0 1 0 0 0 5 Nợ nhóm 4 8 0 4 0 3 0 2 0 0 0 6 Nợ nhóm 5 8 83 79 54 1 30 1 61 1
Tình hình rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Sài Gòn nhìn từ góc độ
quản trị rủi ro theo nhóm nợ, nhận thấy giá trị và tỉ lệ nợ thuộc các nhóm 3,4,5 so với tổng dư nợ vẫn ổn định ở mức thấp. Khối lượng và tỉ lệ nợ nhóm 2 ở mức cao năm 2010 và giảm mạnh năm 2011 nhưng sau đó tăng nhẹ trở lại vào năm 2012. Tuy tỷ lệ nợ nhóm 2 hiện nay ở mức có thể chấp nhận được nhưng nếu xét về số
tuyệt đối thì đây là con số lớn: 706 tỷđồng. Do vậy, nếu Chi nhánh không có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn thì nguy cơ bùng phát nợ xấu trong những năm tới là không thể tránh khỏi.
Biểu đồ 2.12: Dư nợ phân theo nhóm 3,4,5 Agribank Sài Gòn giai đoạn 2009- 30/06/2013 Đơn vị: tỷđồng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 24 23 0 1 0 8 83 54 30 61 m 3 m 4 m 5
Nguồn: BCTK, BCPT TC của Agribank CN Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/6/2013)[9]
Bảng số 2.10: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ Agribank Sài Gòn giai đoạn 2009-30/06/2013 Đơn vị: tỷđồng ST T CHỈ TIÊU S2009 2010 2011 2012 30/06/2013 ố tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 1 Tổng dư nợ 4321 4013 3986 4.123 4061 2 Tổng nợ xấu 40 109 58 34 61 3 Tổng nợ quá hạn 332 1053 724 739 797 4 Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ 0,93% 2,72% 1,45% 0,81% 1,51% 5 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 7,69% 26,24% 18,15% 17,93% 19,61% 6 Nợ gốc đã XLRR hạch toán ngbảng 232 240 213 207 213 7 Lãi chưa thu nợđã XLRR 38 144 42 46 46 8 Nguồn dự phòng rủi ro đã trích còn lại 91 104 101 57 57 9 Tỷ lệ nguồn DPRR/nợ xấu(8/4)(%) 228% 95% 175% 170% 93%
Nhìn chung các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng đều ở mức khá tuy nhiên đang có dấu hiệu gia tăng qua các năm. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng. Mặc dù nhận
định ban đầu về nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức thấp và nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh. Tuy nhiên, để có thể khẳng định một cách chắc chắn Chi nhánh quản trị tốt tình hình nợ xấu trên mọi phương diện cần đi sâu phân tích trên nhiều tiêu thức.
Tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức thấp và giảm dần qua các năm, dao động dưới 3% so với tổng dư nợ, cụ thể năm 2010, 2011, 2012,30/06/2013 lần lượt là 2,72%, 1,46%, 0,80%, 1,51% thấp hơn mức Agribank Việt Nam giao (tỉ lệ nợ
xấu/dư nợ < 5%). Nợ xấu của chi nhánh thấp tương đối so với mặt bằng chung của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM năm 2012. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng của Agribank Sài Gòn được cũng ở mức tương đối. Trong 3 nhóm nợ 3, 4, 5 thì nhóm 5 có tỷ trọng cao nhất là do khách hàng có nhiều khoản vay thì chỉ cần một khoản vay ở nhóm 5 là các khoản khác cũng tự động chuyển nhóm 5 và năm 2010 có nợ xấu cao nhất 83 tỷđồng.
Năm 2012, nợ gốc đã XLRR hạch toán ngoại bảng là 206 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 6.5 tỷđồng. Lãi chưa thu nợđã XLRR là 45.643 tỷđồng, giảm 3.3 tỷ đồng so với năm 2011. Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh tại TSC là 56.9 tỷ đồng. Tỷ lệ nguồn DPRR/nợ xấu của chi nhánh là 170%, tỷ lệ này cuối năm 2011 là 276% (giảm 1.06 lần).
Cụ thể một số khách hàng có nợ xấu và nợđã XLRR lớn như sau:
Khách hàng Cty TNHH Tân Hoàng Thân (Hội sở): nợ xấu là 19,25 tỷ,Tổng Cty Cà Phê Việt Nam- CN tại TP.HCM (Hội sở): nợ xấu là 74,8 tỷđồng, Cù Bá Đạt (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro là2,25 tỷ đồng,Công Ty TNHH SX-XD-TM Đức Tâm (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro: 9,57 tỷ đồng,Công Ty TNHH XNK-TM-XD-DV Hưng Lợi Bá (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro là 100 tỷđồng, Công Ty TNHH Hưng Bá (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro là 53,5 tỷđồng, Công Ty TNHH TM Phương Nam (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro là 12,65 tỷđồng, Nguyễn Thị Cẩm Vân (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro là
4,28 tỷđồng, Phan Thị Hoa (Hội sở): nợđã xử lý rủi ro là 6 tỷđồng
Chi nhánh đã chủđộng làm việc với các cơ quan chức năng (Tòa án, phòng thi án, UBND các quận, Trung tâm đấu giá tài sản …) trong việc nộp hồ sơ khởi kiện khách hàng, nộp hồ sơ bán đấu giá tài sản. Chi nhánh sẽ tiếp tục tích cực liên lạc với tòa án để đôn đốc tiến độ xét xử vụ kiện cũng như phát mãi các tài sản thế
chấp để thu hồi nợ vay cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, Chi nhánh đã và đang tích cực làm việc với các khách hàng có dư nợ xấu, nợ XLRR lớn để đôn đốc thu hồi nợ gồm khoản vay của CN Tổng Cty Cà Phê Việt Nam tại TP.HCM, Công Ty TNHH Tân Hoàng Thân; Cty TNHH Đức Tâm, Cty TNHH Phương Nam; Cty TNHH Hưng Lợi Bá.
- Phân tích việc thu lãi tồn đọng:
Biểu đồ 2.12: Dư nợ nhóm2 Agribank Sài Gòn giai đoạn 2009-30/06/2013
Đơn vị: tỷđồng
Nguồn BCTK, BCPT TC của Agribank Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/06/13 )[9] [10]
Lãi tồn đọng đến 30/6/2013 từ nhóm 2 đến nhóm 5 là : 301.8 tỷđồng Trong đó: Nhóm 2 : 240 tỷđồng. Nhóm 3 : 7 tỷđồng. Nhóm 4 : 0.3 tỷđồng. Nhóm 5 : 17 tỷđồng. 293 944 666 706 735 0 200 400 600 800 1000 m 2
Nợ tồn đọng trong nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất 91% trên tổng lãi tồn
đọng. Trong đó tập trung vào một số khách hàng, nhóm khách hàng như:
CTy Thảo Loan:172 tỷđồng, dự kiến thu lãi của nhóm Thảo Loan năm 2013 là 10 tỷ đồng, Châu á Thái bình dương: 21 tỷ đồng, Cty An Viên: 16 tỷ đồng, Cty Huy Bảo: 15 tỷđồng, CTy TM Toàn Cầu: 6,1 tỷđồng, Cty Hà Thành: 2,8 tỷ đồng, Cty Việt Úc: 2 tỷ đồng, Cty TNHH TM-SX Khai Tân:1,2 tỷ đồng, dự kiến trong năm 2013 thu hết số lãi tồn đọng này, KH Nguyễn Thị Hồng Hạnh: 1 tỷđồng, Cty Simextraco: 0,7 tỷđồng, Nhóm KH cá nhân: Trần Mạnh Hùng, Phan Anh Thơ, dự
kiến năm 2013 thu lãi tồn đọng là 443 triệu đồng. - Các khoản tiềm ẩn rủi ro:
Các khoản nợ nhóm 1 nhưng nợ lãi bị loại khỏi dự thu do không thu được lãi trên 12 tháng theo văn bản 7056/NHNo-TĐN ngày 16/12/2010:
-Cty Việt Thuận Thành với khoản lãi dự thu trên 46 tỷ đồng. Phòng Tín dụng đã tích cực làm việc với Cty, dự kiến trong năm 2013 khoản lãi này sẽ trở lại dự thu. Tuy nhiên, với tình hình thị trường bất động sản hiện nay, việc thu hồi được nợ của Cty Việt Thuận Thành nói riêng và các Công ty kinh doanh trên lĩnh vực bất
động sản nói chung là khó khả thi.
-Cty TNHH Việt Nga lãi dự thu đến 30/4/2013là 4 tỷđồng. Ngày thu lãi gần nhất là 26/10/2012. Nếu đến ngày thu lãi tiếp theo trên HĐTD là 26/10/2013 không thu được lãi thì khoản lãi này sẽ bị loại khỏi dự thu. Tuy nhiên Chi nhánh đang tích cực làm việc với Trụ sở chính và làm việc với Cty để tháo gỡ.
-Cty TNHH TM DV KD địa ốc Việt R.E.M.A.X: Lãi chưa thu đến 30/4/2013 là 5 tỷ đồng. Ngày thu lãi gần nhất là 26/8/2012. Nếu đến ngày thu lãi tiếp theo 12/6/2013 không thu được thì khoản lãi này sẽ bị loại khỏi dự thu.
-Cty TNHH TM Hào Huy lãi chưa thu đến 30/04/2013 là 6 tỷ đồng. Ngày thu lãi gần nhất là 24/7/2012. Nếu đến ngày 24/7/2013 không thu được thì khoản lãi này sẽ bị loại khỏi dự thu. Hiện nay Tàu nhà hàng Elisa của Cty đã chính thức đi vào hoạt động, Cty bắt đầu có nguồn thu. Phòng Tín dụng sẽ tích cực bám sát Cty
Như vậy, theo phân tích ở trên, lãi tiền vay của các khoản dư nợ trên không chắc chắn có thể thu hồi được, mà dự kiến không thu hồi được có xác suất cao hơn. Và khả năng chuyển nhóm và loại lãi ra khỏi dự thu là rất cao.
Các khoản nợ nhóm 1 có khả năng chuyển nhóm cao hơn:
-Cty Minh Quân dư nợ 55 tỷ đồng, lãi dự thu 6 tỷ đồng. Dự kiến có thể
chuyển nhóm vào 09/09/2013.
-Cty TNHH TM DV KD địa ốc Việt R.E.M.A.X, dư nợ 50 tỷ đồng, lãi dự
thu 5 tỷđồng. Dự kiến có thể chuyển nhóm vào 12/06/2013.
Trong trường hợp các công ty trên bị chuyển nhóm sẽ ảnh hưởng đến chi nhánh như sau:
-Tăng dự phòng phải trích lập 8 tỷđồng -> ảnh hưởng đến tài chính
-Tăng tỷ lệ nợ xấu là 4.05% (trên dư nợ hiện nay)-> ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ
xấu bị khống chế
-Lãi không còn nằm trong dự thu 14.2 tỷđồng -> ảnh hưởng đến tài chính
Bảng 2.11: Bảng tính lãi của các Công ty tiềm ẩn rủi ro
ĐV: triệu đồng
Nguồn BCTK, BCPT TC, Báo cáo nội bộ của Agribank Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/06/13 )[9] [10]
Với khoản tiền lãi khá lớn của các Cty trên, nếu bị đẩy lãi ra khỏi dự thu hoặc bị chuyển nhóm nợ thì sẽảnh hưởng rất lớn đến tài chính của Chi nhánh.
STT Tên Công ty Lãi 1 tháng Lãi đến
31/12/2013
1 Công Ty Minh Quân 710 10,817 2 Công Ty Hào Huy 717 11,796 3 Công Ty Việt Nga 863 9,408 4 Công Ty Việt Thuận Thành 3,470 68,845 5 Công Ty Địa ốc Việt Remax 635 10,094
Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là 756.3 tỷ đồng. Hàng tháng ngoài lãi không thu được của khách hàng, chi nhánh phải chịu khoản phí điều vốn là 6.2 tỷ đồng/tháng hoặc 74.1 tỷđồng/năm.
Như vậy, nếu tổng nợđã xử lý và nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 không thay đổi, năm 2013 tài chính của chi nhánh mất đi khoảng 95 tỷ đồng/năm tính trên phí điều vốn 9.8%/năm.
Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh tại TSC là 56.9 tỷ đồng. Tỷ lệ nguồn DPRR/nợ xấu của chi nhánh là 87.6%, không đủ bù đắp nợ xấu.
NHNN hiện nay không đặt ra chỉ tiêu kiểm soát nợ quá hạn. Song các ngân hàng cần quản trị thật tốt chỉ tiêu nợ quá hạn. Vì khi chỉ tiêu nợ quá hạn tăng cao, sẽ
tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn của Agribank Chi nhánh Sài gòn năm 2010 ở mức khá cao 1.053 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,21% trong tổng dư nợ; tuy nhiên đến năm 2011 thì giảm mạnh còn 724 tỷđồng, giảm 31,27% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 18,14% trong tổng dư nợ và tăng nhẹ vào năm 2012 lên 739 tỷđồng, tăng 2,21% so với năm 2011, chiếm tỷ lệ 17,92% trong tổng dư nợ.
Năm 2012 nợ quá hạn tăng nhẹ chủ yếu là do doanh số bán hàng của các doanh nghiệp thương mại,dịch vụ giảm sút so với năm 2011.Nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ảnh hưởng mạnh đến kinh tế nước ta gây ra nhiều hệ luỵđối với hoạt động sản xuất trong nước.Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc tình tình nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm. nên NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 “về việc phân loại nợđối với nợđược điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ”, trong đó TCTD được phép cơ cấu lại nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ đối với các DN có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi cơ cấu lại nợ.
Năm 2012, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản đóng băng khi dư nợ lĩnh vực này rất lớn, lãi suất tăng cao khiến đẩy doanh nghiệp đi vay vào tình thế vô cùng khó khăn, áp lực trả nợ tăng cao trong khi nguồn thu khộng ổn định, mất khả
năng trả nợ…Tỷ lệ trung bình nợ xấu của các chi nhánh Agribank trong toàn hệ
thống ở mức 5,68% [14]. Tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh Bình Thạnh, CN 4, CN Vũng Tàu lần lượt là 8,08%, 7,9%, 3,4%.
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên dư nợ tại Agribank Sài Gòn giai đoạn 2009-30/06/2013
ĐVT: %
Nguồn BCTK, BCPT TC của Agribank Sài Gòn tại thời điểm 31/12, 30/06/13 )[9] [10]
Bảng số 2.12: Tỷ lệ nợ xấu Agribank Sài Gòn với các chi nhánh khác trong hệ thống giai đoạn 2009-30/06/2013 Đơn vị: tỷđồng Năm 2009 2010 2011 2012 30/06/2013 Agribank CN Sai Gòn 0.93% 2.72% 1.45% 0.81% 1.51% Agribank CN Bình Thạnh 6.77% 10.12% 8.95% 8.08% 9.70% Agribank CN 4 2.7% 3.70% 6.70% 7.90% 8.9% Agribank CN Vũng Tàu 1.91% 1.17% 1.16% 3.40% 2.90%
Nguồn: Tính toán BCTK, báo cáo nội bộ của Agribank Chi nhánh Sài Gòn,CN Bình Thạnh, CN 4, CN Vũng Tàu tại thời điểm 31/12; 30/06/2013)[9] ][11][12][13]
Một số chi nhánh trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh nợ xấu gia tăng nhiều như: Hùng Vương HCM tăng 1.080 tỷ đồng, Hải Châu tăng 410 tỷ đồng, Mạc Thị Bưởi tăng 390 tỷ đồng, Tân Bình tăng 156 tỷ đồng...Trên địa bàn còn một số chi nhánh có tỷ lệ nợ xẩu hiện ở mức rất cao như: Hùng Vương (81,4%), Bình Chánh (70,8%), Phước Kiển (63,6%), Chi nhánh 10 (52,3%), Tân Bình (44,8%), Chợ Lớn (21,9%),
Chi nhánh 3 (21,4%). Nợ xấu đến 31/12/2012 của các chi nhánh trên địa bàn Tp Hồ
Chí Minh là 9.656 tỷđồng, chiếm 34,74%/tổng nợ xấu toàn hệ thống. [14].