- Nhóm các nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, Môi trường kinh tế không thuận lợi:
Năm 2013 tiếp tục là một năm nhiều khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng: hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường sụt giảm, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2011 và mục tiêu Quốc hội đề ra, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng, khả nàng hấp thụ và luân chuyển vốn của nền kinh tế thấp, việc tái cơ cấu nền kinh tế tiến hành chậm, niềm tin vào môi trường kinh doanh suy giảm, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, giá vàng diễn biến phức tạp, số doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thế, đình đốn tăng cao.
Thứ hai, Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách về hoạt động tín dụng còn
chưa đồng bộ:
Cơ chế chính sách, quy hoạch của Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi tác động không nhỏ đến hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng. Việc hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng chưa bắt kịp với sự thay đổi diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ…..
Thủ tục pháp lý, công chứng, đấu giá phát mại tài sản thế chấp còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Vấn đề về quyền sử dụng, sở hữu liên quan đến đất đai còn nhiều bất cập, chồng chéo và không đồng bộ. Hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ban ngành như UBND, cơ quan thi hành án… chưa cao, còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến xử lý nợ xấu tại chi nhánh, đặc biệt là khoản vay có tài sản bảo đảm là
đất thuộc diện bị thu hồi hiện chưa có hướng giải quyết thích đáng.
Cơ chế cũng như quy định cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) còn thiếu. Nhà nước chưa có những quy định cụ thể xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ, các ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động mua bán nợ
Ví dụ như: Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 nhưng đến nay vẫnchưa thực hiện
được do lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ít và chủ yếu là hỏi tư vấn, trong khi
đó cán bộ nghiệp vụ còn lúng túng, vướng mắc trong xác định tiêu chí thu nhập thấp và điều kiện đối với khách hàng là người lao động tự do, kinh doanh cá thế; các doanh nghiệp bất động sản đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Aaribank chưa hoàn tất thủ tục hồ sơ pháp lý chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội...
Bên cạnh đó, một ví dụ nữa đó là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước đòi hỏi Agribank phải xử lý nhiều vấn đề về
cơ chế, công nghệ thông tin, đánh giá lại chất lượng tài sản, trích lập dự phòng và xử lỷ rủi ro tăng lên; Vì vậy, Agribankphải tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của khi triển khai thực hiện, báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước, trong đó đề xuất kéo dài thời gian thực hiện; đồng thời tiếp tục xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, bám sát chỉđạo của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện thông tư
này.
Ngoài ra, theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
khoản 2 mục b “...đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau đây: Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu là 6 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn.” Quy định này có thể tạo ra các khoản nợ xấu, nợ quá hạn ảo tại Chi nhánh. Ngay tại thời điểm khách hàng đã trả xong các khoản nợ này, thực chất khách hàng không còn nợ quá hạn. Thế nhưng trên sổ sách, tài khoản theo dõi khoản nợ này như một khoản nợ quá hạn.
Thứ ba, hệ thống thông tin của trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nước
(CIC) chậm và thiếu chuẩn xác:
Thông tin cung cấp là chưa đầy đủ, hoàn chỉnh đa số là định lượng chứ
chưa nêu những nhận xét khách quan về thông tin của người vay như tư cách khách hàng, hay những nguyên nhân của những khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các tổ chức tín dụng và chưa có biện pháp chế tài cho các tổ chức tín dụng khi không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin. Khi sử dụng thông tin CIC các ngân hàng cần phải kiểm chứng thông qua các kênh không chính thồng mất nhiều công sức và thời gian, đôi khi gây ra những rủi ro nhất định cho ngân hàng.
- Nhóm các nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chưa đầy đủ, hiệu quả:
Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Chi nhánh mang tính thụđộng, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện Chưa có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất cũng như chưa có phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu. Việc nhận diện rủi ro chưa tập trung vào một
đầu mối mà do mỗi chi nhánh tựđánh giá, phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ. Mỗi cán bộ có cách nhận diện, phân loại rủi ro dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế và không theo chương trình cụ thể.
Thứ hai, công tác phân tích đo lường rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế:
tài chính. Điểm phi tài chính căn cứ trên báo cáo tài chính DN gửi NH, trong khi
đó báo cáo tài chính DN lập có khi không chính xác với thực tế DN, kể cả báo cáo
được kiểm toán bời những công ty kiểm toán. Một số chi tiêu phi tài chính được CBTD chấm điểm một cách chủ quan, theo cảm tính.
Hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng có yếu tố trên thực tế cho thấy hết sức quan trọng nhưng chưa được đưa vào đánh giá như: hồ sơ pháp lý của khách hàng, nhóm khách hàng chi phối hoạt động của công ty, công nợ nội bộ giữa các tập
đoàn trong công ty, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, kênh phân phối sản phẩm (trực tiếp hay thông qua công ty mẹđối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài).
Thứ ba, quy trình tín dụng còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức QTRRTD tại
Chi nhánh chưa chặt chẽ:
Do TW chưa có quy trình thẩm định cho vay chuẩn nên việc phối hợp giữa Phòng Tín dụng và Phòng Thẩm định chưa thống nhất theo một quy trình chuẩn. Việc phải tách bạch ra 2 khâu tín dụng và thẩm định nên lãnh đạo phụ trách các Phòng cũng phải tách bạch. Điều này làm cho bộ máy cấp tín dụng đôi khi trở nên cồng kềnh, kém linh hoạt.
Sự tham gia vào quy trình cấp tín dụng của Phòng Thẩm định đã đảm bảo nguyên tẳc 2 tay giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót, hạn chế rủi ro, giúp hoạt động tín dụng của NH an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Phòng Thẩm
định vẫn chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình do lực lượng còn mỏng so với yêu cầu công việc và quy mô hoạt động. Do Phòng mới thành lập theo mô hình mới, nên tư tưởng Ban lãnh đạo vẫn còn xem nhẹ nghiệp vụ quản lý rủi ro mà chỉ
chú trọng công tác quan hệ KH.
Bên cạnh đó trong quá trình xét duyệt cho vay, việc đánh giá giá trị tài sản cầm cố, thế chấp chưa sát thực, phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của nhân viên cho vay trong khi trình độ hạn chế, không có đủ kiến thức chuyên môn trên những lĩnh vực khác nhau nên không thể đánh giá được hiện trạng của tài sản. Đặc biệt, chưa có một chuẩn mực về định giá giá trị tài sản đảm bảo cụ thể đối với từng loại tài sản như bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hóa… dẫn
tới kết quả xử lý tài sản bảo đảm nhưng cũng không đủđể thu hồi nợ.
Thứ tư, Chính sách tín dụng, danh mục cho vay thiếu đa dạng, tỷ trọng
cho vay trung và dài hạn cao:
Do Chi nhánh Sài Gòn được NHNo VN chỉ định làm đầu mối cho vay đối với các Tổng Cty và Tập đoàn kinh tế lớn như Tổng CTy Lương thực MN, Tổng CTy Dầu VN, Tổng CTy Thuỷ sản VN, Tổng Cty Cà phê Việt Nam, Tổng CTy
Điện lực MN, Tổng CTy Điện lực TP.HCM… như dự án Chợ gạo Thốt Nốt của Vinafood 2, Cao su Đạtẻh, Xây kho lương thực (Công ty Phú Vĩnh), Công ty Đại Hải nhập khẩu thiết bị nhà máy thủy điện Srêpôk 4, Thủy điện Miền Trung .. … nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao, việc giảm thấp dư nợ không thể thực hiện trong thời gian ngắn do phân kỳ trả nợ cho các khoản này trong nhiều năm. Việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tư nhân cá thể chủ yếu thực hiện ở các Phòng giao dịch nên cho vay thành phần này chiếm tỷ trọng thấp.
Danh mục cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua tập trung quá lớn trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng; vật liệu xây dựng, kinh doanh thủy điện…. Các công ty TNHH Việt Nga, Nhóm Công ty TNHH Thảo Loan, Công ty TNHH Việt Thuận Thành….
Thứ năm, Thông tin để thẩm định, phân tích tín dụng còn thiếu, chưa đầy
đủ và chính xác:
Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Agribank Sài Gòn chưa có trung tâm thông tin tín dụng làm kho dữ liệu về các DN vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng.
Công tác quản trị điều hành hoạt động tín dụng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đây được xem là rào chắn thứ cấp khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Lãnh đạo từ Phòng đến Ban Giám đốc đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm nhận diện rủi ro, khả năng bao quát thông tin khách hàng hơn cán bộ tín dụng, đồng thời cũng phải có cái tâm trong nghề nghiệp. Điều này không phải ai cũng có thể làm được
Thứ sáu, việc áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa được
nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh còn chưa hiệu quả:
Nền kinh tế đang suy thoái nên các doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn, hàng tồn kho nhiều, thị trường thu hẹp, nợ nần giữa các DN lớn do vậy sau khi
được cơ cấu lại nợ theo QĐ 780 DN cũng khó có khả năng trả theo đúng thời hạn
đã cơ cấu lại. Điều này dẫn đến nợ lãi tồn đọng đối với ngân hàng lớn (Đến 30/6/2013 lãi tồn đọng nhóm 2 tại CN Sài Gòn khoảng gần 300 tỷđồng ), mặt khác các chỉ số về tài chính, tăng trưởng của DN,… làm cho phân loại khách hàng theo RMS bị giảm thấp dẫn đến nợ xấu tăng lên, dự phòng phải trích tăng lên, điều này
ảnh hưởng lớn đến tài chính của chi nhánh cũng như Agribank .
Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu chưa thực sự đa dạng. Các biện pháp để xử lý nợ xấu chủ yếu là cơ cấu lại nợ cho khách hàng, xử lý tài sản đảm bảo, dùng biện pháp pháp lý, dùng quỹ dự phòng rủi ro. Một số khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng, khi bị chuyển nợ xấu do Tổ chức tín dụng khác thì tại Agribank cũng bị chuyển nợ xấu.
Các biện pháp khác như chứng khoán hóa các khoản nợ xấu chưa thực hiện
được do môi trường kinh tế, điều kiện pháp lý chưa cho phép. Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm đã dẫn đến có sự lúng túng trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng
Thứ bảy, công tác báo cáo/giảm nhẹ rủi ro tín dụng chưa hiệu quả:
Công tác báo cáo thống kê còn nhiều bất cập, chưa có chương trình phần mềm chuyên dụng hỗ trợ, nên chưa thống kê, đánh giá được đầy đủ rủi ro tín dụng
để có biện pháp giảm thiểu rủi ro. Các công cụ sử dụng nhằm giảm tổn thất còn nghèo nàn: các biện pháp mua bảo hiểm tín dụng chỉ mới áp dụng đổi với một số ít sản phẩm cho vay KH cá nhân. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tuy thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên còn có trường hợp chưa mạnh dạn chuyển nhóm nợ
mức cao hơn đối với khoản vay đánh giá là có tiềm ẩn rủi ro. Đã có các sản phẩm phái sinh đã bước đầu triển khai nhưng việc áp dụng còn hạn chế, hoặc chưa có cơ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu, trình bày, phân tích một số nội dung cơ
bản sau:
- Khái quát về quá trình hình thành và phái triển của Agribank CN Sài Gòn -Tổng hợp các số liệu cụ thể, phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình hoạt
động kinh doanh, tình hình quản trị rủi ro tín dụng, tình hình trích lập dự phòng, phân tích nợ xấu, phân tích việc thu lãi tồn đọng, phân tích các khoản nợ rủi ro tiềm ẩn,, …. với số liệu chính xác, thực tiễn nhất trong giai đoạn 2009 đến 30/06/2013 tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn và đặc biệt tác giả phân tích trong mối tương quan so sánh với 3 Chi nhánh 4, Agribank Chi nhánh Bình Thạnh, Agribank CN Vũng Tàu theo các bước: Nhận diện rủi ro tín dụng, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng. Qua thực tiễn hoạt động đó rút ra những kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân này sẽ đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường công tác QTRRTD trong chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013- 2020:
Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tếđất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉđạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng.
Năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư
vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và