Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 33 - 36)

Qua kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng trên thế giới, có thể

rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:

Mt là, xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt động quản trị

điều hành của ngân hàng và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.

Hai là, cần tuân thủđúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay. Đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên làm công tác tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị RRTD hiệu quả nhất.

Ba là, thông tin về khách hàng là thông tin quan trọng nhất để NH có thể

đánh giá về khách hàng vay, trong đó các NH phải đặc biệt quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhàm đánh giá khả năng trả nợ của KH. Các ngân hàng thương mại đều áp dụng một số công cụ hiện đại để quản trị rùi ro tín dụng, trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các

đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay cùa mình. Công nghệ mới nhưng không quên vai trò kiểm tra, kiểm soát truyền thống.

Bn là, chú ý đến việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nhàm đảm bảo

hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sờ khách quan, thống nhất và minh bạch. Hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bào tính an toàn, hiệu quả

và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Chú ý về chất lượng tín dụng quan trọng hơn là mở rộng túi dụng

Năm là, tổ chức thực hiện quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo

đúng kể hoạch, lộ trình, cỏ thể tổ chức thực hiện thử nghiệm trước, sau đó đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm. Chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hom là chú trọng đến tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp không thể thay thế nguồn trả nợ, đồng thời TSĐB phải đảm bảo 4 đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quàn lý của NH), cần xem xét thái độ nôn nóng của doanh nghiệp khi đi vay, luôn nghĩ đến lợi ích của NH, cẩn trọng với nhóm khách hàng liên quan.

Sáu là, quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử

dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng nhưđánh giá lại tài sản của khách hàng

để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với NH.

By là, hoàn thiện văn bản pháp lý. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.

quản trị RRTD nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từđó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản trị RRTD.

Tám là, cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự

phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Chín là, nhận thức của Ban lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về RRTĐ và quản

trị RRTD rất rõ ràng. Mọi người đều hiểu ràng rủi ro túi dụng ngoài mức cho phép, không kiểm soát được thì ngân hàng không thể hoạt động được. Từ đó xây dựng văn hoá quản trị RRTD trong NH.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho Agribank Sài Gòn trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRTD, giúp hạn chể rủi ro tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoạt động của hệ thống và ngày càng hướng tới thông lệ quốc tế.

KT LUN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề cơ

bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Qua đó, chương 1 đã hoàn thành những một số nội dung chủ yếu sau:

Khái quát các khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, trình bày đặc điểm rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Đặc biệt phân tích rõ hơn các vấn đề cốt lõi của rủi ro tín dụng như: Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, những hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra.

Từđó, tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng như

khái niệm, nội dung, quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Đưa ra các chỉ tiêu đo lường,

đánh giá rủi ro tín dụng, các mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng

Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo thêm một số kinh nghiệm về Quản trị rủi ro tín dụng của các nước như: Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc... từđó làm bài học quý báu cho các NHTM Việt Nam, đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn phát triển một cách hiệu quả, an toàn và bền vững.

Những lý luận cơ bản trên làm định hướng quan trọng để tác giả nghiên cứu, thực hiện mục tiêu của đề tài tại Chương 2 và Chương 3

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)