8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
3.2.2. Yếu tố con người làm mục tiêu hàng đầu:
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt chưa từng có, do đó có thể khẳng định rằng trình độ chun mơn, năng lực của cán bộ thẩm định tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng của ngân hàng đang sở hữu lao động. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước thay đổi thường xuyên nên các ngân hàng phải tăng cường đào tạo và phổ biến các quy định mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn, bắt kịp và cập nhật xu thế phát triển trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung là yêu cầu cấp thiết, nghiêm túc.
Nhân sự trong kinh doanh ngân hàng nói chung và nhân sự trực tiếp thẩm định tín dụng phải thường xuyên và liên tục theo các cấp độ khác nhau và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của ngân hàng, của người được đào tạo. Theo đó, ngân hàng
phải thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi các tình huống khó khăn trong nghiệp vụ, giải đáp các vấn đề vướng mắc trong chuyên môn. Truyền thông đến nhân viên những chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp trong công tác kinh doanh ngân hàng. Nghiêm khắc kỷ luật các cán bộ có hành vi vi phạm các quy định nghiệp vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vơ trách nhiệm trong cơng việc. Nâng cao tình thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công việc của cán bộ tín dụng. Cơng tác kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai sót khách quan trong thẩm định tín dụng nhằm hạn chế các tổn thất cho ngân hàng và khách hàng.
3.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua việc thu thập thông tin thẩm định:
Để đạt được kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng. Ngồi thẩm định vốn tự có, cán bộ Khách hàng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng dựa trên các chỉ tiêu như phân tích chỉ tiêu về cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, cơ cấu bố trí tài sản cố định và tài sản luu động để đánh giá tính phù hợp của việc bố trí cơ cấu nguồn vốn, đánh giá các chỉ tiêu tài sản có trong khâu dự trữ và khâu luân chuyển cho phù hợp với loại hình và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng hay khơng, phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh tốn để đánh giá tính cân đối của việc sử dụng tài sản nợ và khả năng tự chủ về tài chính, phân tích các chỉ tiêu vịng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, doanh thu trên tổng tài sản để đánh giá khả năng và triển vọng của khách hàng, phân tích các chỉ tiêu thu nhập để đánh giá hiệu quả hoạt động của khách hàng từ đó làm cơ sở thiết lập các yếu tố của khoản vay trong trường hợp ngân hàng đồng ý cho vay như: số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và các điều kiện ràng buộc đối với khoản vay.
Trong quá trình đánh giá thông tin khách hàng, cán bộ cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính tức khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn khác mà khách hàng có thể cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn chính thức gặp sự cố
đồng thời xem xét những rủi ro tiềm tàng nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Đây là nội dung thường xuyên thiếu sót trong hầu hết các báo cáo thẩm định cho vay hiện nay tại Chi nhánh mà nguyên nhân chính là do kinh nghiệm, năng lực, trình độ thẩm định của cán bộ cịn yếu.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. Cán bộ phải tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hay của bên thứ ba bảo lãnh vì việc xử lý tài sản để thu hồi nợ thường mất nhiều thời gian và tiền của mà thiệt thịi ln nghiêng về phía người cho vay. Ngân hàng cũng cần yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính trong ba năm trở lại, bản chi tiết tình hình cơng nợ phải thu phải trả, hàng tồn kho, các khoản đầu tư khác, bản giới thiệu khách hàng, tóm tắt lịch sử và quá trình hoạt động, trình độ chun mơn và kinh nghiệm của ban lãnh đạo. Trong quá trình vay, chi nhánh cũng nên yêu cầu các khách hàng cung cấp số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hường xấu để có biện pháp xử lý kịp thời. Cán bộ Khách hàng cũng cần lưu ý mục đích vay của khách hàng, nếu cho vay để mua hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc, nhà xưởng … thì cán bộ nên căn cứ hợp đồng mua bán, tiến độ thi công từng thời điểm mà giải ngân tương ứng.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ:
Công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong hoạt động tín dụng là một cơng cụ vơ cùng quan trọng, thơng qua hoạt động kiểm sốt có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Để nâng cao vai trị của cơng tác kiểm sốt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Thực hiện việc kiểm tra định kỳ đối với các khách hàng có dư nợ lớn của Chi nhánh tại một thời điểm nhất định và kiểm tra đột xuất theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với một số món vay nhỏ, tư nhân, cá thể. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra các khoản nơ xấu, nợ có vấn đề để đắt ra biện pháp quản lý hữu hiệu và thu hồi nợ tối ưu. Đối với các khoản vay thuộc các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp đang tiềm
ẩn nhiều nguy cơ thì cần tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời hạn chế rủi ro xảy ra, trên cơ sở đó đưa ra được những biện pháp xử lý thích hợp.
3.3. Một số kiến nghị liên quan:
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Phối hợp với các bộ, ngành hồn thiện hệ thống kế tốn theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD theo các chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các TCTD.
Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng tại trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN, nhằm đáp ứng u cầu thơng tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Xây dựng cách tiếp cận với việc đánh giá chất lượng, điều hành rủi ro trong nội bộ các TCTD, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ trong việc trích lập dự phịng rủi ro.
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm sốt dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.
3.3.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Vấn đề động viên khuyến khích CBTD có năng lực và xử lý trách nhiệm đối với CBTD trong quy định nghiệp vụ cho vay của BIDV Việt Nam đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể do vậy, BIDV sớm có hướng dẫn thực hiện nhằm đề cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân để từ đó nâng cao hiêụ quả đầu tư tín dụng.
Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo đúng thơng lệ quốc tế cho toàn hệ thống. BIDV cần bổ sung, hồn thiện và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh hiện nay. Việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu giúp ngân hàng cải cách bộ máy quản trị điều hành từ trung ương xuống các chi nhánh tỉnh thông suốt và linh hoạt.
Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị để từng bước chuyên nghiệp hóa cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và quản trị hoạt động ngân hàng nói
chung: thiếu nhân lực có chun mơn cao trong quản trị rủi ro tín dụng là một thực tại hạn chế của BIDV. Vì vậy phải có chiến lược đào tạo nhân sự liên quan đến lĩnh vực này như sau:
+ Cử cán bộ đi học, tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề cải cách và quản trị hoạt động ngân hàng;
+ Chú trọng công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự theo hướng tăng tỷ trọng nhân sự bán hàng, quản trị rủi ro, phù hợp với năng lực và trình độ, phát huy kỹ năng của mỗi người;
+ Có chế độ, chính sách khen thưởng đãi ngộ hợp lý, xứng đáng để tạo động lực cống hiến cho cán bộ
3.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa:
Chi nhánh cũng cần xây dựng và tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho cơng tác thẩm định tín dụng. Thơng tin tín dụng, thơng tin khách hàng và các thơng tin tài chính tiền tệ, thơng tin kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng trong quá trình thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng để có được quyết định cho vay chính xác. Chi nhánh phải tổ chức, xây dựng hệ thống thơng tin khơng chỉ thu thập mà cịn phải biết xử lý, phân tích thơng tin đó để đưa ra những nhận định đánh giá về dự án, về khách hàng vay vốn từ đó. Đưa ra quyết định cho vay hay khơng cho vay.
Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án, áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.
Việc kiểm tra trong và sau khi giải ngân thực hiện hết sức lỏng lẻo và mang tính hình thức. Chỉ khi được thơng báo có đồn thanh tra hay kiểm tốn sắp đến làm việc tại chi nhánh thì cán bộ mới vội vàng đi kiểm tra khách hàng và lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay (ghi lùi ngày thực hiện) để đối phó. Điều này dẫn đến
khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích mà ngân hàng vẫn khơng biết. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hương giải quyết kịp thời và thích hợp. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, phụ trách phòng khách hàng phải trao đổi với cán bộ phụ trách và trực tiếp gặp khách hàng để xác minh thêm. Trách nhiệm của lãnh đạo phịng là phải ln giám sát thường xuyên danh mục cho vay của đơn vị mình, hiểu rõ các khách hàng vay và kiểm tra được công việc thực hiện của các bộ thuộc cấp
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu liên quan đến chính sách nhân sự, mơi trường kinh doanh, thu thập thông tin cũng như việc kiểm tra nội bộ....và những kiến nghị đến NHNN, BIDV và tại CN Mộc Hóa để giúp cho việc QTRR tín dụng được tốt hơn.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay, hệ thống luật pháp đang tiếp tục được chỉnh sửa và hồn thiện, để phát huy được vai trị tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế bền vững thì vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết, hoạt động tín dụng khơng thể tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra. Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan, song hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm có tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng ln là ưu tiên của mọi quốc gia, của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng nhà nước..
Hiện nay thực trạng QLRR tín dụng tại chi nhánh Mộc Hóa đã có những thành tựu vượt trội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vẫn còn nhiều vấn đề cịn tồn tại như: yếu tố con người, mơi trường cạnh tranh, kiểm tra nội bộ, năng lực chuyên môn...cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Đây cũng là vấn đề làm cản trở việc QTRR tín dụng tại cơ sở.
Để giải quyết được những vấn đề này cần phải có những giải pháp đồng bộ từ NHNN đến BIDV và cụ thể hơn là BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa phải thực hiện đầy đủ và chính xác các chỉ đạo từ trung ương về việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đào tạo yếu tố con người đi đơi với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiện vụ từ lúc tiếp nhận thông tin đến thẩm định và kiểm tra sau cho vay. Từ đó áp dụng chính sách QTRR một cách chặt chẽ nhất đảm bảo cho cơng tác tín dụng ln nằm trong tầm kiểm soát tại chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allan Willett (2015) trong sách “The Economic theory of risk and surance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951
2. Bank Management, University of South Caro1ina, The Dryden Press, 1995, 3. Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” 986/QĐ-TTgngày 08 tháng 08 năm 2018
4. Đinh Như Quỳnh (2011), Quản trị tín dụng ngân hàng, đại học kinh tế quốc dân
5. “ Financial Institutions Management – A Modern Perpective ” A.Saunder và H.Lange
6. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Sách dịch. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. Chương 14, chương 15, chương 16, chương 17 và chương 18.
7. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Đại học kinh tế quốc dân (2012)
8. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia 2017, “Áp dụng Basel II trọng quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội – thách thức và lộ trình thực hiện”, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
9. Nguyễn Quang Hiện (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội”, học viện tài chính
10. Nguyễn Hữu Tài, (2012), “Thực trạng và giải pháp cho tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2011”, luận văn thạc sĩ.
11. Nguyễn Chí Trung, (2017), “Các giải pháp quản lý hoạt động cho vay của ngân hang thương mại giai đoạn 2012-2016”, luận văn thạc sĩ.
12. Nguyễn Như Dương (2017), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, học viện tài chính.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
16. Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh