Hệ thống chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 62 - 65)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa:

2.2.3.1. Hệ thống chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa

2.2.3.1. Hệ thống chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hiện nay, các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo Thông tư số 36 (2014); việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (2005) và Thông tư

số 02/2013/QĐ-NHNN (2013). Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Trên cơ sở quy định này, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa cũng đưa ra quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tn thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, để thực hiện việc quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa cũng đưa ra hàng loạt các văn bản liên quan đến quy trình tín dụng, chính sách cho vay và các quy định về xếp hạng tín dụng, quy định về tài sản đảm bảo. Quy định về tài sản đảm bảo Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa đưa ra nhằm điều chỉnh viêc phân loại tài sản đảm bảo, nhằm mục đích thực hiện các chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tài sản đảm bảo được phân loại dựa trên tính pháp lý, tính dễ phát mại, dễ quản lý, xu hướng thay đổi về giá của tài sản theo thời gian, mức độ uy tín của người vay vốn và chủ sở hữu tài sản và các yếu tố khác theo quy định của BIDV.

Tài sản đảm bảo được phân thành 5 loại: A, B, C, D và E.

Tài sản đảm bảo loại A: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, rất dễ chuyển đổi thành tiền, các biện pháp quản lý thuận lợi, giá tài sản tăng lên theo thời gian và có tính pháp lý chắc chắn. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa đặc biệt khuyến khích hận loại tài sản này.

Tài sản đảm bảo loại B: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, dễ quản lý, dễ chuyển đổi thành tiền, giá cả ổn định theo thời gian và tính pháp lý chắc nhưng kém hơn loại A. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa khuyến khích nhận loại tài sản này.

Tài sản đảm bảo lại C: Là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng quản lý, mức độ ổn định về giá và tính pháp lý ở mức trung bình. Ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa khuyến khích nhận loại tài sản này.

Tài sản đảm bảo loại D: Là tài sản không dễ phát mại, phức tạp trong quản lý, giá cả giảm theo thời gian và tính pháp lý khơng chắc chắn. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa khơng khuyến khích nhận loại tài sản này.

Tài sản đảm bảo loại E: Là tài sản rất khó khăn khi phát mại, phức tạp trong quản lý, giá giảm mạnh theo thời gian, khả năng rủi ro mất tài sản, khơng thu hồi được nợ rất lớn và tính pháp lý rất kèm. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa khơng khuyến khích nhận tài sản này.

Việc nhận tài sản này do UBTD xem xét phê duyệt. Trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/4/2005, BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa đã đưa ra Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ số 203/2016/QĐ-BIDV ngày 02/02/2016. Theo đó, BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa xác định xếp hạng tín dụng khách hàng là việc xác định hệ số tín nhiệm về khả năng trả nợ và thực hiện các cam kết tài chính đối với các khoản vay tín dụng, khoản phải trả người cung ứng, các trách nhiệm thuế theo luật định, thơng qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, rủi ro quản lý và rủi ro uy tín.

Mục đích của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc đưa ra xếp hàng tín dụng nội bộ:

- Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cập nhật thường xuyên và đa dạng giúp đánh giá toàn diện các khách hàng của ngân hàng theo danh mục tín dụng.

- Xây dựng cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng, trong đó khách hàng được xếp hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng và chất lượng tín dụng tại từng đơn vị kinh doanh;

- Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả cũng như bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Là cơ sở để thực hiện phân loại nợ khách hàng và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 6 và Điều 7, quy định số 493/2005/QĐ- NHNN;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)