Thực trạng tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 54 - 58)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1. Thực trạng tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa:

Cơ cấu tổ chức tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng: Hiện nay tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được tách bạch, đối với các khoản vay trung dài hạn, với số tiền lớn, phòng tín dụng có chuyển dự án cho phòng thẩm định để thẩm định dự án nhưng thông tin từ khách hàng là rời rạc và không thống nhất. Còn đối với các khoản vay còn lại thì cán bộ tín dụng vừa tiếp thị, vừa phê duyệt và kiêm luôn việc giám sát, quản lý khoản vay. Tình trạng mốc ngoặc, quan liêu, hạch sách, vay ké khách hàng của cán bộ tín dụng đã xảy ra và chỉ bị phát hiện khi rủi ro đã xảy ra. Như vậy mô hình tổ chức tín dụng hiện nay của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa làm cho công tác quản lý rủi ro tín dụng

Các văn bản chế độ, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng:

Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa đầy đủ và bài bản như quy trình tín dụng ngắn, trung dài hạn, quy trình bảo lãnh, các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, mẫu báo cáo thẩm định khoản vay, biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay…thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 có sổ ghi chép cụ thể công tác tín dụng. Tuy nhiên đôi khi có những chỉ đạo chồng chéo và chưa kịp thời, văn bản mới có hiệu lực nhưng chưa kết luận văn bản cũ hết hiệu lực.

Tỷ lệ nợ xấu

Hình: 2.4. Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng tín dụng qua các năm từ 2015 – 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa)

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa khi thực hiện theo điều 6 QĐ 493 thời điểm 31/12/2015 là 1.94%, năm 2016 giảm còn 1.11% và tiếp tục giảm trong năm 2017 còn 0.60%

Hình: 2.5. Dư nợ tín dụng từ 2015 - 2017

Hình: 2.6. Co cấu dư nợ tín dụng từ 2015 - 2017

Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định qua các năm. Tổng dư nợ tín dụng năm 2015 là 831 tỷ đồng, năm 2016 là 1.098 tỷ đồng (tăng 267 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng 32%) và năm 2017 là 1.504 tỷ đồng (tăng 406 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng gần 37%).

Cơ cấu tín dụng đã thay đổi căn bản và tích cực trên nhiều phương diện. Năm 2015, dư nợ ngắn hạn là 689,73 tỷ đồng (chiểm 83% tổng dư nợ tín dụng) và dư nợ trung dài hạn là 141,27 tỷ đồng (chiểm 17% tổng dư nợ tín dụng). Đến năm 2016, tỷ

trọng dư nợ ngắn hạn và tỷ trọng dư nợ trung dài hạn lần lượt là 75% : 25%. Và năm 2017, dư nợ ngắn hạn đạt 1.112,96 tỷ đồng (chiểm 74% tổng dư nợ tín dụng) và dư nợ trung dài hạn đạt 391,04 tỷ đồng (chiểm 26% tổng dư nợ tín dụng). Đầu tư tín dụng từ chỗ tập trung bổ sung chủ yếu ở các hộ nông dân nhỏ lẻ hoặc ở các hộ kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Thực trạng các nhóm nợ ở BIDV – CN Mộc Hóa:

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng giai đoạn năm 2015 - 2017

Nôi dung 2015 2016 2017 Tổng nợ tín dụng 830 1.098 1.503 Nhóm 1 801 1069,2 1.488 Nhóm 2 13 7,5 5,9 Nhóm 3 5 4,6 0,5 Nhóm 4 10,7 10 1 Nhóm 5 0,3 6,7 7,6 Nợ quá hạn 24 28,8 34,2 Nợ xấu 16,1 12,2 9,1 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,89% 2,62% 2,28% Tỷ lệ nợ xấu 1,94% 1,11% 0,61%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa)

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/tổng dư nợ: Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng. Chỉ số này ở mức gần 3% vào năm 2015 và đến năm 2016 và 2017 đã giảm xuống lần lượt là 2,62% và 2,28%. Điều này cho thấy nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng đang chuyển biến tốt, cho vay có chất lượng cao, rủi ro tín dụng thấp.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng duy trì ở mức từ gần 2% xuống chỉ còn 0,61% năm 2017

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng giai đoạn năm 2015-2017

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 831 1.098 1.504

2 Huy động vốn cuối kỳ 453 638 700

3 Thu nhập từ hoạt động cho vay 92 87 125

4 Tổng thu nhập 119,08 135,318 181

5 Dư nợ cho vay/Vốn huy động 1,83 1,72 2,15

6 Thu nhập từ hoạt động cho vay/Tổng

thu nhập 0,77 0,64 0,69

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa)

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động: chỉ số này so sánh giữa khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của đồng vốn huy động. Chỉ số này qua 3 năm đều lớn hơn 1 và ngày càng tăng chứng tỏ khả năng sử dụng vốn càng cao, ngân hàng sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, vốn tồn đọng càng ít nhưng rủi ro tín dụng càng lớn.

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay/tổng thu nhập của ngân hàng: tỷ lệ này cho thấy mức độ đóng góp của hoạt động cho vay trong tổng hoạt động của ngân hàng. Chỉ số này dao dộng từ 0.6 – 0.7 cho thấy trong tổng hoạt động của một ngân hàng thì hoạt động cho vay chiếm đa số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)