8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng:
Theo Quyết định số: 986/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 08/08/2018 có các vấn đề cốt lõi về QTRR tín dụng như sau: Phấn đấu đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á. Giai đoạn 2021 – 2025, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn nước ngồi, tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; Nợ xấu của tồn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%
Là một trong 10 ngân hàng thương mại đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chọn để triển khai mơ hình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam đã thực hiện dự án xây dựng các cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ. Theo cách tiếp cận IRB, ngân hàng phải xây dựng các công cụ đo lường PD, LGD và EAD để tính tốn tổn thất dự kiến và ngoài dự kiến cho mỗi khoản vay. Trong đó PD là xác suất khách hàng khơng trả được nợ, LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính và EAD là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. PD
được sử dụng để đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong một khoảng thời gian thường là một năm. Để ước lượng PD trong 1 năm, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu 5 năm về tài chính, phi tài chính và các thơng tin mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ của các khách hàng. LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm các tổn thất về khoản vay mà cịn tính đến các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ như lãi đến hạn không trả được, các khoản chi phí hành chính như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho dịch vụ pháp lý…EAD là tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD được xác định căn cứ trên dư nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá và cam kết chưa giải ngân của khách hàng. Kết quả của dự án là các công cụ thống kê hiện đại cho phép ước lượng đầy đủ nguy cơ vỡ nợ và mức tổn thất phát sinh thông qua các chỉ số PD, LGD và EAD. Nhằm sớm triển khai thành công Basel II, ứng dụng triệt để các chuẩn mực, thông lệ quốc tế để thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng quyết định kinh doanh dựa trên rủi ro, BIDV đã và đang dần hồn thiện mơ hình quản trị điều hành, mơ hình quản trị rủi ro, hệ thống khung chính sách quản trị rủi ro đến các công cụ đo lường, quản lý rủi ro một cách hiệu quả
Trước tình hình đó, BIDV - Chi nhánh Mộc Hóa cũng đã đưa ra mục tiêu quản trị rủi ro của mình theo Hiệp ước Basel - một thước đo chung để QLRR tại các NHTM Việt Nam. Trong thời gian qua, BIDV – Chi nhánh Mộc hóa sẽ quản trị các loại rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Giảm tối đa các mức rủi ro có thể kiểm sốt được và ban hành các văn bản chính sách kiểm sốt rủi ro theo các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel. Chú trọng cơng tác phịng ngừa rủi ro, việc xử lý rủi ro chỉ là cơng đoạn trong q trình quản trị rủi ro. Do vậy, yêu cầu hàng đầu là hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quản trị thông tin khách hàng đối với tất cả các chi nhánh trong tồn tỉnh. Các thơng tin kinh tế, xã hội có liên quan đến hoạt động của ngân hàng sẽ được phân tích, đánh giá kịp thời. Khai thác thơng tin từ nhiều nguồn để tìm kiếm các thơng tin chính xác, từ đó giúp
cho việc phịng ngừa rủi ro tín dụng và điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Chủ động xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản vốn vay gặp rủi ro thông thường, đồng thời xây dựng chiến lựơc và quy trình xử lý rủi ro đối với các khoản vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân thiên tai bất khả kháng mà trước đây thường được nhà nước xử lý