8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.1. Tổng quan về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng:
1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Theo Đinh Như Quỳnh (2011) rủi ro tín dụng được phân loại dựa vào:
Theo cơ cấu các loại hình rủi ro, rủi ro tín dụng đựơc chia thành rủi ro theo
khoản vay ngắn, trung và dài hạn.
Theo nguồn gốc hình thành, rủi ro tín dụng được chia thành 3 loại:
Rủi ro từ phía người cho vay: là những rủi ro do chính sách của Ngân hàng, việc nghiên cứu, dự báo, theo dõi, xử lý rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt kém.
Rủi ro từ phía người vay: Đây là loại rủi ro chủ yếu trong các loại rủi ro tín dụng.
Rủi ro từ các ngun nhân khác: Đó là các rủi ro liên quan tới các khâu quản lý của Ngân hàng Nhà nước; chế độ chính sách; mơi trường; các biến động bất thường trong nền kinh tế…
Theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín
dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch hoạ, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngồi dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay và người cho vay vì vơ tình hay cố ý làm thất thốt vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. 1.1.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Ngun nhân khách quan Mơi trường tự nhiên:
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và thủ công nghiệp,…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự báo, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người. Vì vậy khi có thiên tai, dịch họa xảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nguồn thu bị ảnh hưởng…điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng cùng gánh chịu rủi ro với khách hàng của mình. Rủi ro do những diễn biến bất lợi của môi trường tự nhiên là loại rủi ro bất khả kháng và khi nó xảy ra thường đem lại thiệt hại lớn cho các đơn vị kinh doanh và cho các ngân hàng tài trợ.
Môi trường pháp lý:
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ đặc biệt, có tác động to lớn tới tồn bộ nền kinh tế. Bởi vậy nó địi hỏi phải được điều chỉnh bởi pháp luật và chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý Nhà nước. Sự bất lợi của môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lý các cấp trong việc triển khai
các quy định của luật pháp sẽ đẩy ngân hàng vào điều kiện kinh doanh tín dụng với nhiều rủi ro.
Trong nền kinh tế thị trường, việc các yếu tố pháp lý không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế đó khơng thể tiến hành trơi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bất cứ sự không tương xứng của pháp luật nói riêng và mơi trường pháp lý nói chung đều có thể đẩy các đơn vị kinh doanh gặp rủi ro trong khi tham gia các quan hệ tài chính,…và quan hệ tín dụng của ngân hàng cũng không thể tránh khỏi các rủi ro mà có thể dẫn tới tổn hại nghiêm trọng.
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN còn chưa hiệu quả. Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an tồn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro, vi phạm.
Mơi trường kinh tế:
Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công của người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người đi vay và do vậy tạo niềm tin hay gây nên nỗi lo lắng cho người đi vay tiền. Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, người vay hoạt động kinh doanh tốt hơn, các nhân tố tài chính là an tồn hơn, do đó rủi ro tín dụng giảm. Trong giai đoạn khủng hoảng, tình hình kinh doanh của người vay bị giảm sút do chậm thu hồi các khoản phải thu, do sức mua giảm, hàng tồn kho tăng lên,…như vậy kéo theo đó là sự suy giảm của các chỉ tiêu tài chính – các nhân tố đảm bảo cho sự an tồn của khoản tín dụng ngân hàng, khả năng thanh tốn các khoản nợ bị yếu đi, rủi ro tín dụng tăng lên với ngân hàng.
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Bên cạnh đó phải kể tới sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách bất hợp lý vào một số ngành kinh tế khiến cho các ngành này có sự phát triển quá nóng. Bong bóng kinh tế hay sự tăng trưởng giả tạo, tăng trưởng không bền vững trong các ngành này do đó sẽ tăng lên, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên đối với ngân hàng nào có tỷ trọng tín dụng cao ở ngành đó và thiếu cơ chế quản lý đúng đắn.
Môi trường thông tin:
Sẽ là rất suôn sẽ và an tồn nếu trong các giao dịch tín dụng các bên tham gia đều có thơng tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thực tế tồn tại là: một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia, hoặc những thơng tin có được lại khơng liên tục và có độ tin cậy khơng cao. Sự khơng cân xứng về thông tin như vậy trong nhiều trường hợp đã đặt các ngân hàng vào tình trạng đưa ra phán quyết tín dụng trong điều kiện thơng tin khơng hồn hảo, gây rủi ro cho ngân hàng.
Tất cả các nguyên nhân khách quan trên nếu khơng được dự báo, có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Khi khách hàng gặp phải rủi ro do nguyên nhân khách quan gây nên, họ khơng cịn đủ khả năng thực hiện cam kết trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc tốt nhất ngân hàng có thể làm là giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng để họ khôi phục lại hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
Rủi ro từ phía khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phịng tránh rất khó khăn và phức tạp nó do thường những nguyên nhân sau:
Đối với khách hàng là cá nhân:
Thiếu năng lực tài chính: khách hàng vay vốn khơng đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn.
Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn do cản trở về thủ tục và thời gian.
Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình khơng đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ đó dẫn đến khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình khơng trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Loại nguyên nhân này được xếp vào nguyên nhân rủi ro về đạo đức của người đi vay. Trên thực tế cho thấy yếu tố đạo đức là nguyên nhân rất quan trọng trong việc trả nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình khơng trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của bên cho vay.
Do hồn cảnh gia đình gặp khó khăn như: bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động…dẫn đến mất đi nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý: Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh khơng được và khơng có khả năng trả nợ ngân hàng.
Năng lực chuyên môn và uy tín lãnh đạo của doanh nghiệp bị giảm thấp, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu quan tâm để thực hiện tốt các khâu của quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh hay do sự hạn chế về nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp làm ăn yếu kém thua lỗ, do doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích.
Do q trình hội nhập kinh tế quốc tế (như gia nhập tổ chức WTO, AFTA), các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh lại với các công ty nước ngoài dẫn đến giảm sút thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm làm ra phải hạ thấp để cạnh tranh từ đó các doanh nghiệp làm ăn thua lổ và mất khả năng trả nợ ngân hàng.
Do doanh nghiệp không mua bảo hiểm như: bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai,…nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn và khơng có khả năng trả nợ vay.
Sự thay đổi trong chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Trước hết phải nói đến các ngân hàng cịn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn,… Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Ngân hàng khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,…dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.
Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.
Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.
Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.
Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng.
Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, việc chạy theo quy mơ, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
Giá cả các tài sản bảo đảm biến động theo chiều hướng bất lợi, dẫn đến trường hợp giá trị thị trường của tài sản bảo đảm giảm, khơng đủ bù đắp cho các khoản tín dụng khi xảy ra rủi ro. Sự biến động các tài sản bảo đảm cịn phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch các tài sản này.
Khó định giá các tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng, điều này có thể do đặc tính của tài sản, do tài sản khơng phổ biến trên thị trường hay do giá trị tài sản biến động nhanh trên thị trường,…có thể dẫn đến tình trạng định giá tài sản quá cao.
Tính khả mại của tài sản thấp, có nghĩa là tài sản gặp trở ngại khi tham gia thị trường. Điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng bởi khi khoản tín dụng gặp rủi ro thì có thể việc phát mại tài sản bảo đảm không giúp thu hồi được giá trị khoản cho vay.
Tài sản bảo đảm gặp các tranh chấp về pháp lý như các tranh chấp về giao dịch bảo đảm,…hoặc thiếu cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản bảo đảm.
1.1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng
Đối với ngân hàng:
Do khơng thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị sa sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.
Đối với hệ thống ngân hàng:
Rủi ro tín dụng của một Ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh tốn và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu khơng có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vơ hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia như tồn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Như vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phịng, khơng thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu hồi được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng khơng có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, có thể dẫn đến phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Đối với nền kinh tế - xã hội:
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá