8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.2. Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa
Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng: Trong những năm gần đây sự nóng lên của thị trường tín dụng cho ra đời các hình thức cho vay mới, linh hoạt hơn. Chính vì vậy, nợ quá hạn của Ngân hàng có nhiều biến động trong 3 năm qua cụ thể như sau:
Năm 2015 tổng nợ quá hạn là 30.313 triệu đồng. Năm 2016 con số này đã giảm nhẹ. Tổng nợ quá hạn năm 2016 là 28.859 triệu đồng, và đến năm 2017 tổng nợ quá hạn đã lên đến 34.257 triệu đồng.
Dư nợ nhóm 2: Đây là loại nợ dưới tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao tổng nợ quá hạn của Ngân hàng, loại này tăng làm cho tổng nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên, tuy quá hạn nhưng vẫn còn khả năng thu hồi lại.
Nợ xấu: trong 3 năm gần đây tỷ lệ ngàycó sự tăng giảm như sau:
Năm 2015 nợ xấu của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa là 16.115 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2016, nợ xấu giảm 12.212 triệu đồng. So với năm 2015 giảm 3.903 triệu đồng, tương ứng giảm 31.96%. Đến năm 2017 nợ xấu giảm 9.263 triệu đồng, tương ứng mức giảm 2.949 triệu đồng. Số liệu trên cho thấy loại nợ xấu này có xu hướng giảm các năm gần đây, đây là biểu hiện tốt cho Ngân hàng.
Nợ quá hạn trên 360 ngày: Đây là loại nợ có khả năng mất vốn nhưng lại liên tục tăng mạnh trong ngân hàng thời gian gần đây.
Năm 2015, nợ quá hạn trên 360 ngày của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa là 330.003 triệu đồng và đến năm 2016 nợ quá hạn này giảm còn 6.731 triệu đồng, nguyên nhân chính là do thời điểm sáp nhập từ MHB qua BIDV có sự chênh lệch về nhận diện nợ xấu trong quy trình của 2 ngân hàng.
Xét về tỷ trọng nợ quá hạn trên 360 ngày trên tổng dư nợ của toàn hàng thì nợ quá hạn trên 360 ngày của Ngân hàng năm 2016 có giảm so với năm 2015 nhưng lại có xu hướng tăng vào năm 2017, năm 2017 nợ quá hạng này đạt 7.687 triệu đồng. Điều này đã làm cho tình hình nợ quá hạn tại các kỳ hạn của ngân hàng đang gặp phải vấn đề khá lớn.
Rủi ro nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Trong hoạt động tín dụng cho vay rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ quá hạn không ngừng tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy ý thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ.
Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn/tổng dư nợ này 2015 đạt 17% nhưng con số này tăng mạnh năm 2016 đạt 25%, và tăng nhẹ 2017 đạt 26%.
Tỷ lệ dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, năm 2015 tỷ lệ này đạt 87%, giảm còn 82% năm 2016 và tiếp tục giảm năm 2017 còn 80%.
Bảng 2.6: Dư nợ theo cơ cấu ngành giai đoạn năm 2015 - 2017
Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; ngành nông lâm nghiệp, thủy sản; và các ngành khác. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế được thể hiện theo cơ cấu các ngành trên, ngành bán bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác luôn chiểm tỷ lệ cao nhất chiếm 4,77% năm 2015 và giảm 3,3% năm 2016 và gần như giữ nguyên 3,31% năm 2017. Điều này một phần là do hậu quả còn để lại từ những năm 2006 khi việc mua xe bánh xích và phà lan không thu hồi được vốn, còn động sản thế chấp thì đã bị thanh lý từ trước. Đến gần giữa năm 2016 BIDV có các chính sách miễn giảm lãi, gốc cho các món vay không thể thu hồi nợ được nên chính vì thế làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ nhóm 2 của ngành này được cải thiện.
Ngành Nông Nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ thứ hai trong dư nợ của ngân hàng BIDV – Mộc Hóa. Do biến động của thị trường nông nghiệp làm giá của các mặt hàng thuộc ngành này liên tục có xu hướng giảm trong những năm gần đây làm cho nợ xấu của ngành này tại ngân hàng tuy không tăng mạnh như ngành ngành bán bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác nhưng xét về giá trị thì cũng có xu hướng tăng. Năm 2015, nợ quá hạn của ngành này là 8.024 triệu đồng, nợ xấu là 2.914 triệu đồng, năm 2016 và 2017 nợ quá hạn lần lượt là 9.814 triệu đồng và 9.960 triệu đồng