2.3.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi kế thừa, khai thác thông tin trên một số tài liệu đã có như:
- Chính sách giao đất khốn rừng; Chính sách thuế lâm nghiệp; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020; Cẩm nang ngành Lâm nghiệp; Một số văn bản, chính sách của Nhà nước liên quan đến
quản lý rừng, kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng; Thông tin khai thác trên mạng Internet….
- Những tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực Trại thực nghiệm Trường TCN Đông Bắc.
- Lịch sử hình thành, phát triển và hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng của Trại thực nghiệm.
- Một số báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất rừng do Trại thực nghiệm cung cấp (trong 5 năm gần đây).
2.3.2.2. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp chuyên gia để tham khảo thêm những nhận xét và ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên rừng nhằm định hướng đúng đắn cho các giải pháp QLRBV.
2.3.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng tài nguyên rừng
Trên cơ sở các tài liệu kế thừa có chọn lọc, tiến hành đi điều tra khảo sát thực địa, bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Bổ sung hiện trạng sử dụng đất đai, hiện trạng tài nguyên rừng bằng phương pháp khoanh vẽ trạng thái rừng, lập ô tiêu chuẩn thu thập các chỉ tiêu lâm học chủ yếu và bổ sung các thông tin liên quan khác. Q trình điều tra có sự phối hợp của cán bộ Trại thực nghiệm để kết quả thu được đảm bảo tính khách quan, trung thực.
Phương pháp lập OTC và thu thập số liệu được tiến hành như sau: Mỗi trạng thái rừng lập 3 OTC điển hình tạm thời, diện tích ơ 500m2 (25 x 20m), trong ơ đo đếm, thu thập các chỉ tiêu sau: tên cây, đường kính (D1.3), đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (DT) của những cây gỗ có D1.3 > 6cm, đánh giá phẩm chất cây theo 3 cấp (tốt, xấu và trung bình) và tình hình sâu bệnh. Đo đếm tái sinh trên 5 ô dạng bản 25m2 (5 x 5m), trong đó 4 đặt ở góc và 1 ơ ở giữa trong OTC với các chỉ tiêu: tên cây, chiều cao cây theo 2 cấp chiều cao (<1m và 1m), phẩm chất cây theo 2 loại (khoẻ và yếu), tình hình sâu bệnh, nguồn gốc tái sinh. Thu thập các chỉ tiêu về cây bụi, thảm tươi. Các số liệu thu thập được trong
OTC ghi vào biểu điều tra cây gỗ (Phụ biểu 01) và biểu điều tra cây tái sinh (Phụ
biểu 02)
Số liệu thu được sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá một cách chính xác hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng cũng như hiệu quả của các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tác động cũng như quy hoạch hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý rừng.
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi giới hạn tiến hành điều tra, khảo sát trên đối tượng tài nguyên thực vật rừng và kết quả được đánh giá ngay trên bản đồ hiện trạng.
2.3.2.4.. Phương pháp đánh gía nhanh nơng thơn (RRA)
Sử dụng phương pháp RRA để phỏng vấn có định hướng (chọn lọc) với một số đối tượng: Lãnh đạo của cơ quan quản lý trực tiếp (Lãnh đạo Trường, lãnh đạo Trại thực nghiệm) và lãnh đạo địa phương có liên quan đến quản lý rừng để thu thập thông tin về sử dụng tài nguyên rừng như: Công tác giao đất lâm nghiệp, cơ cấu cây trồng, tình hình phát triển của rừng, diễn biến tài nguyên rừng, tình hình thu nhập, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân, thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tình hình quản lý bảo vệ rừng để bổ sung vào tài liệu đã có.
2.3.2.5. Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRA)
Phương pháp PRA được áp dụng để đánh giá hiện trạng sử dụng đất và những khó khăn trở ngại, tiềm năng và thách thức của cộng đồng dân cư trên khu vực nghiên cứu, thông qua việc thảo luận với các nhóm người dân, cán bộ thơn, xóm, cán bộ, nhân viên Trại thực nghiệm để nắm bắt được những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến cơng tác QLRBV trên khu vực nghiên cứu. Một số công cụ PRA chủ yếu được sử dụng như:
- Tìm hiểu cơ cấu đất đai của các hộ
- Sơ đồ venn để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các ngành sản xuất đến thu nhập và quản lý rừng.
- Phương pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức (SWOT) để đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất và hiệu quả của các mơ hình sử dụng đất.
- Điều tra hộ gia đình: Chọn 20 hộ gia đình tiêu biểu trong khu vực để tiến hành phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn thu thập thông tin về quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Phiếu điều tra phải thể thể hiện được các thông tin cơ bản như: Tên chủ hộ, tuổi, số lao động chính, trình độ văn hố, dân tộc, diện tích canh tác, lồi cây trồng, năng suất sản lượng, diện tích đất lâm nghiệp: Rừng tự nhiên, rừng trồng, loài cây trồng, đầu tư, thu nhập, vườn cây ăn quả, thu nhập chính…Sử dụng các câu hỏi mở, câu hỏi có định hướng để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của hộ gia đình có liên quan đến các vấn đề sử dụng đất, quản lý bảo vệ rừng (Phụ biểu 03).