II. Đất địa phương quản lý nằm xen
4.3.4. ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp là một trong những loại hình sản xuất đang được người dân quan tâm phát triển trong những năm gần đây, do một số nguyên nhân:
- Cây rừng sinh trưởng nhanh, dễ trồng, ít sâu bệnh, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản. Chu kỳ của sản xuất ngắn (5 - 6 năm) vì lồi cây trồng chủ yếu hiện nay là Bạch đàn và keo.
- Kỹ thuật khai thác đơn giản, thuận lợi trong vận chuyển (hầu hết đường đi trong khu vực đến tận chân lô rừng).
- Thị trường tiêu thụ thuận lợi, có thể bán sản phẩm cây đứng ngay tại hiện trường sản xuất.
Qua điều tra, quả khảo sát thị trường lâm sản và trao đổi thảo luận với người dân cho thấy: Trong thời điểm hiện nay, đầu tư cho trồng rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phát triển trồng cây ăn quả và một số loại cây trồng khác. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc người dân trên khu vực đang chuyển đổi diện tích đất trồng cây ăn quả và NLKH sang trồng cây lâm nghiệp một cách tự phát làm ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất của trại thực nghiệm và là nguyên nhân trực tiếp tác động đến HSTR trên khu vực.
Với phương thức trồng và khai thác rừng của người dân như hiện nay sẽ dẫn tới ba nguy cơ:
- Đất đai sẽ nhanh chóng bị suy thối và trở lên nghèo kiệt do không kịp phục hồi.
- Không tạo ra một hệ canh tác bền vững, ổn định do thành phần loài cây đơn điệu, chu kỳ sản xuất ngắn.
- Môi trường sống, môi trường sinh vật bị ảnh hưởng do mất đi các hệ sinh thái rừng tự nhiên (nơi nuôi dưỡng và bảo vệ môi trường) .
Tài nguyên rừng đang bị sử dụng không hiệu quả một phần do nhận thức của người dân lệch lạc về giá trị của rừng, người dân chỉ nhìn thấy giá trị của gỗ, củi khai thác từ rừng mà chưa thấy giá trị to lớn về môi trường, cảnh quan sinh thái và phòng hộ của rừng. Từ nhận thức không đúng về giá trị của rừng, người dân chỉ hướng đến khai thác sử dụng mà không quan tâm tới đầu tư, bảo vệ, quản lý và phát triển rừng, sử dụng quá mức tăng trưởng của rừng, sử dụng mà không bảo tồn và tái tạo, không để lại những yếu tố cần thiết cho sự phục hồi rừng.
Những tác động và ảnh hưởng tiêu cực của cộng đồng dân cư nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ là nguy cơ dẫn tới việc làm suy thối (tiêu diệt) nguồn tài ngun rừng hiện có trên khu vực. Do vậy, cần có những nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thoả đáng đảm bảo lợi ích, nhu cầu phát triển kinh tế của cộng đồng, đồng thời lấy lại sự cân bằng, sức sống để duy trì và phát triển các HSTR theo hướng ổn định, bền vững.
Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất đến tài nguyên rừng và thu nhập của cộng đồng:
Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất trên khu vực đến nguồn tài nguyên rừng và thu nhập của cộng đồng, cho kết quả như hình 4.11.
Từ kết quả hình 4.11 cho thấy, sản xuất lâm nghiệp là hoạt động sản xuất có ảnh hưởng nhiều nhất đến nguồn tài nguyên rừng và thu nhập của cộng đồng trên
khu vực nghiên cứu. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có các giải pháp tăng cường sản xuất lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
Hình 4.11. Sơ đồ Venn ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất đến nguồn tài nguyên rừng và thu nhập của cộng đồng 4.4.ảnh hưởng của một số chính sách Nhà nước đến QLRBV
Chính sách và pháp luật của Nhà nước là công cụ quan trọng để điều chỉnh mọi hành vi của con người trong xã hội. Mọi chủ trương chính sách của Nhà nước có tác động mạnh đến ý thức và hành động của con người, thơng qua đó tác động đến sự biến đổi mọi điều kiện phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, trình độ nhận thức của từng vùng mà các chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến các hoạt động của con người. Chính sách có thể khuyến khích, khích lệ người dân có những hành vi theo hướng có lợi cho xu thế phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh môi trường. Nhưng ngược lại chính sách cũng có thể dẫn đến những cản trở, gây