II. Đất địa phương quản lý nằm xen
4.1.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến QLRB
4.1.2.1.ảnh hưởng của điều kiện khí hậu
Khí hậu là nhân tố quan trọng của môi trường sinh thái có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và đời sống của con người cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển của các HSTR. Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu đúng quy luật phân hoá, đánh giá đúng mức độ tác động của những nhân tố hình thành khí hậu chúng ta có thể xây dựng được những giải pháp kỹ thuật và công nghệ hợp lý nhằm khai thác tài nguyên khí hậu một cách hiệu quả hơn.
Khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng núi phía Bắc, khơ lạnh và ít mưa về mùa đơng, nóng ẩm và mưa nhiều về mùa hè. Dựa vào đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ khơng khí, lượng mưa và độ ẩm khơng khí (Hình 3.1), qua phân tích, theo dõi diễn biến khí hậu trên khu vực và qua trao đổi với người dân cho thấy những ảnh hưởng của khí hậu đến hoạt động sản xuất và quản lý tài nguyên rừng như sau:
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ khơng khí trung bình là 22,70C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (tháng 7) cũng chỉ đạt 28,50C và nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) là 150C. Nhiệt độ cao nhất ứng với chu kỳ 20 năm là 390C đây là ngưỡng nhiệt độ chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng (ngưỡng nhiệt độ ảnh hưởng đối với cây rừng nhiệt đới là >450C và <100C) [13]. Với điều kiện nhiệt độ như trên cây trồng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển thuận lợi, đặc biệt đối với các loài cây rừng bản địa, cây ăn quả và cây lương thực nhiệt đới.
Tổng tích nhiệt trong năm >80000C, tổng lượng bức xạ thực tế 114Kcal/cm2 và 1592,8 giờ nắng/năm là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới cho năng suất cao.
* Khó khăn:
Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, kết hợp với thời tiết hanh khô và sương muối làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là cây giống nông lâm nghiệp. Năm 2008, nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông trên khu vực (ngày 7 tháng 1) xuống tới 20C làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây trồng (một số loài cây rừng bị chết do rét). Đây là đặc điểm thời tiết gây bất lợi cho công tác quản lý, phát triển rừng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này cần tránh gieo trồng và ươm cây giống từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau. Chủ động làm giàn che, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cây trồng.
b. Lượng mưa: * Thuận lợi:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, số ngày mưa là 94 ngày so với tổng số ngày mưa cả năm 132 ngày, chiếm 71,2 %. Lượng mưa trong mùa là 1349,6 mm so với tổng lượng mưa cả năm 1488,2 mm chiếm 90,6%, tháng cao nhất có lượng mưa lên tới 279,7 mm (tháng 8).
Mùa mưa kéo dài và phù hợp với mùa sinh trưởng chính của cây trồng, do đó nên trồng rừng vào đầu mùa mưa (tháng 4) để đạt kết quả cao nhất. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho gieo trồng lúa mùa trên chân ruộng bậc thang.
* Khó khăn
Mùa mưa đồng thời cũng là mùa sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi do vậy phải giảm thiểu sự cạnh tranh về dinh dưỡng, khoáng và nước đối với cây trồng bằng
cách phát dọn thực bì, thảm tươi. Mặt khác mưa nhiều ở vùng đồi núi có thể gây lên lũ lụt ở các vùng đất thấp và xói mịn đất dốc ở nơi khơng có thực bì che phủ.
Mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đây là những tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa. Từ cơng thức (2.1), áp dụng cơng thức tính chỉ số khơ hạn cho khu vực nghiên cứu ta có cơng thức: X = 1.0.0
Như vậy, khu vực nghiên cứu chỉ có 1 tháng khơ (tháng 1 với 16,4mm). Mùa khô cũng là mùa cây sinh trưởng và phát triển chậm, do vậy không nên trồng rừng cũng như tiến hành các biện pháp chăm sóc, tác động đến rừng trong mùa này.
Thời tiết hanh khô kết hợp với độ ẩm đất, độ ẩm khơng khí thấp là điều kiện thuận lợi cho cháy rừng xảy ra. Do vậy, trong khâu chăm sóc rừng, cần phát dọn sạch thực bì, thảm tươi, cành khơ lá rụng để giảm thiểu vật liệu cháy, chủ động làm băng phòng cháy, tăng cường tuần tra để hạn chế cháy rừng.
Qua các số liệu về khí hậu bình qn nhiều năm đã được phân tích đánh giá trên đây cho thấy, khí hậu khu vực nghiên cứu tương đối thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của tài nguyên rừng. Đây là yếu tố thuận lợi của điều kiện tự nhiên tạo điều kiện cho khả năng phục hồi của lớp thảm thực vật rừng nhiệt đới. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác phục hồi rừng bằng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh. Tuy nhiên với điều kiện địa hình một số khu vực có độ dốc tương đối lớn, kết hợp với lượng mưa tập trung và cường độ mưa lớn sẽ gây xói mịn mạnh trên những diện tích đất trống, đất mơ hình NLKH và ở những nơi có tỷ lệ che phủ thấp. Vì vậy, dù những tác động đơn giản nhưng thiếu thận trọng của con người cũng có thể dẫn đến những biến đổi lớn về đất đai, tài nguyên thực vật và môi trường sinh thái trên khu vực.
4.1.2.2.ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng
Tài nguyên đất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, quyết định đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp và được phản ánh bằng các chỉ tiêu năng suất, sản lượng. Đối với thực vật rừng, lượng tăng trưởng hàng năm về các chỉ tiêu đường kính, chiều cao và trữ lượng có liên quan mật thiết đến chất lượng của đất.
- Đất trong khu vực có độ phì tương đối cao (hàm lượng mùn và các chất dễ tiêu NH4+, K2O, P2O5cao).
- Đất được hình thành từ hai loại đá mẹ Phiến thạch sét và Sa phiến thạch, trong đó phần lớn đất được hình thành từ Phiến thạch sét nên thành phần cơ giới nặng và dễ bị phá huỷ bởi nước mưa. Với tính chất đất như vậy rất dễ xảy ra xói mịn, rửa trơi đất khi khơng có lớp thảm thực vật che phủ bảo vệ.
- Đất ở một số lâm phần NLKH và rừng trồng hỗn loài kết hợp tái sinh đang chịu tác động mạnh bởi các hoạt động sản xuất của con người, do vậy đang trở lên nghèo, xấu, khó canh tác và năng suất cây trồng giảm.
Qua trao đổi, thảo luận với cán bộ Trại thực nghiệm và người dân trên khu vực về ảnh hưởng của thổ nhưỡng đến bảo vệ và phát triển rừng, mọi người đều cho rằng đất nghèo xấu là hạn chế cơ bản đối với việc quản lý rừng. Đất xấu nên sinh trưởng của cây trồng quá chậm, việc phục hồi rừng gặp nhiều khó khăn và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc người dân tăng cường lấn chiếm đất của Trại thực nghiệm để mở rộng diện tích nhằm bù đắp lại phần năng suất cây trồng thiếu hụt do canh tác trên đất xấu. Vì vậy, nếu khơng có biện pháp cải tạo đất hoặc thay đổi lồi cây trồng thì khó có thể nâng cao được hiệu quả của kinh doanh rừng. Họ cho rằng những biện pháp để cải tạo đất có thể là bảo vệ lớp thảm thực vật phía đỉnh đồi, trồng cây cải tạo đất, tăng cường bón phân, tăng độ che phủ trong mùa mưa và quan trọng hơn là cần lựa chọn được tập đồn cây trồng cho năng suất cao và có khả năng chống chịu được với các yếu tố bất lợi của thời tiết.
Từ thực trạng trên, việc quản lý sử dụng tài nguyên đất trên khu vực nghiên cứu cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
- Mỗi loại đất trên các dạng địa hình khác nhau, cần xây dựng các mơ hình sản xuất hợp lý để đảm bảo tính bền vững của đất. Khai thác tiềm năng đất phải thoả mãn các yêu cầu về kinh tế (năng suất lập địa) và đảm bảo hiệu quả môi trường sinh thái ổn định, tăng cường khả năng giữ đất giữ nước, chống xói mịn rửa trơi dinh dưỡng và ơ nhiễm đất.
- Chọn loài cây trồng và các biện pháp tác động cần thận trọng cân nhắc tính hợp lý giữa biện pháp kỹ thuật và điệu kiện đất đai, địa hình, thời tiết khí hậu để đảm bảo vừa đạt được mục đích kinh tế vừa bảo vệ đất.