Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc​ (Trang 62 - 64)

II. Đất địa phương quản lý nằm xen

4.3.1. ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và việc làm

Theo số liệu điều tra, dân số hiện có trên khu vực là 336 người, với tổng diện tích đất thuộc sở hữu của người dân là 95,30ha thì mật độ dân số hiện tại là 320

người/km2, mật độ dân số trên cao gấp 2,5 lần so với mật độ dân số trung bình trong huyện Hữu lũng - Lạng sơn là 139 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 210 người chiếm 62,5% tổng dân số. Có 3 dân tộc (Tày, Nùng và Kinh) cùng sinh sống trong cộng đồng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 2,0% cao gấp 1,3 lần so với tỷ lệ tăng dân số trung bình của cả nước (1,5%).

Trong tổng số 210 người ở độ tuổi lao động chỉ có khoảng 7 - 8% số người có việc làm theo mùa vụ cịn lại chủ yếu tham gia sản xuất nơng lâm nghiệp và làm th khi có việc. Thu nhập bình qn đầu người năm 2007 ước tính đạt mức 300.000 đồng/người/tháng (tương ứng với 18,7USD/người/tháng và 244,4USD/người/năm) thấp hơn rất nhiều lần so với thu nhập bình quân của cả nước năm 2007 là 723USD/người/năm.

Qua điều tra cho thấy 100% số hộ dân trên khu vực sử dụng chất đốt là củi để đun nấu hàng ngày và trong tương lai họ chưa có kế hoạch để chuyển sang loại chất đốt khác. Mỗi hộ sử dụng trung bình 15kg củi/ngày, như vậy tổng số củi cần cho 1 tháng là 450kg và cho cả cộng đồng trong một năm là 367.200kg củi (tương ứng với khoảng 367,2m3củi). Nguồn gốc của chất đốt người dân đang sử dụng, ngoài việc tận dụng sản phẩm trong vườn của gia đình thì phần lớn được khai thác từ rừng của Trại thực nghiệm. Một số hộ còn khai thác củi với mục đích để bán. Thực trạng trên cho thấy rừng của Trại thực nghiệm đang chịu tác động rất mạnh mẽ từ các hoạt động sống của cộng đồng dân cư trên khu vực.

Từ những số liệu thống kê trên và qua trao đổi, thảo luận trực tiếp với người dân cho phép chúng tôi đi đến một số nhận xét sau:

- Tỷ lệ gia tăng dân số nhanh dẫn tới việc thiếu hụt về đất ở, đất canh tác. - Với mật độ dân số lớn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, do vậy nhu cầu về lao động và việc làm là rất lớn trong cộng đồng.

- Thu nhập bình quân trên đầu người thấp, khả năng tích luỹ, tái đầu tư cho sản xuất hạn chế và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tỷ lệ trẻ em phải bỏ học sớm, khơng có điều kiện để học lên các trình độ cao hơn, từ đó ít có cơ hội để tìm kiếm việc làm.

- Lao động chủ yếu là thủ công, năng suất thấp, khơng có thêm nghề phụ, do vậy tỷ lệ thất nghiệp cao sau các mùa vụ sản xuất.

- Phong tục, tập qn và tín ngưỡng của người dân tộc cịn ít nhiều ảnh hưởng (chi phối) đến các hoạt động sản xuất và đời sống văn hoá: sinh nhiều con, lấy vợ, gả chồng sớm cho con cái, coi trọng con trai, không muốn đi làm ăn xa nhà....

- Tỷ lệ người dân được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất còn thấp (chủ yếu người dân được tập huấn thông qua các chương trình, dự án của Trại thực nghiệm).

Với những phân tích trên, có thể đi đến kết luận: Cộng đồng dân cư trên khu vực nghiên cứu hiện đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp rất cao trong lúc nông nhàn. Người dân thiếu các tư liệu cần thiết để sản xuất: đất đai, tiền vốn, nguồn giống... và đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng người dân thường xuyên xâm lấn, khai thác trái phép tài nguyên rừng của Trại thực nghiệm làm ảnh hưởng đến sự bền vững của các hệ sinh thái rừng hiện có trên khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)