Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng của Trại thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc​ (Trang 60 - 62)

II. Đất địa phương quản lý nằm xen

4.2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng của Trại thực nghiệm

động làm các đường băng cản lửa. Từ năm 2004 - 2007 đã làm được 13 km đường băng cản lửa (Bảng 4.5) kết hợp với tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức phịng cháy. Tăng cường cơng tác tuần tra phát hiện lửa rừng trong thời gian hanh khơ và nắng nóng kéo dài, từ đó đã hạn chế được hiện tượng cháy rừng. Kết quả thống kê cháy rừng trong những năm qua cho thấy, trung bình mỗi năm có 5 - 6 vụ cháy rừng xảy ra, tuy nhiên đều phát hiện sớm và xử lý kịp thời, do vậy khơng có thiệt hại lớn về tài nguyên rừng.

4.2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng của Trại thựcnghiệm nghiệm

4.2.5.1. Điểm mạnh (thuận lợi)

- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên quản lý, bảo vệ rừng có trình độ, chun mơn đáp ứng với u cầu cơng việc.

- Diện tích rừng tập trung, địa hình khơng bị chia cắt, giao thơng tương đối thuận lợi.

- Diện tích đất có rừng chiếm tỷ lệ lớn, khơng có đất cho sản xuất nông nghiệp, do vậy thuận lợi trong quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng và đất rừng.

- Tài nguyên rừng chủ yếu được quản lý với chức năng phịng hộ, duy trì đa dạng sinh học nên dễ dàng trong xây dựng các giải pháp lâm sinh cho rừng.

- Trại thực nghiệm được đầu tư thường xuyên qua các chương trình 327, dự án 661 và dự án LNCĐ với tổng số vốn trên 3,5 tỷ đồng (từ năm 1995 - 2005).

- Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu trên khu vực phù hợp với sản xuất kinh doanh rừng.

- Tài nguyên thực vật rừng trên khu vực phong phú, nằm trong vùng phân bố của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với nhiều lồi cây bản địa có giá trị kinh tế.

4.2.5.2. Điểm yếu (khó khăn)

- Vị trí, ranh giới một số lô rừng từ khi Trường được Nhà nước giao chưa được xác định nhất quán trên thực địa, từ đó gây khó khăn trong cơng tác quản lý, bảo vệ và giải quyết tranh chấp.

- Lực lượng bảo vệ ít (3 người/499,95ha), chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng cũng như chưa có các kỹ năng và nghiệp vụ về công tác khuyến nông khuyến lâm để hỗ trợ người dân (họ chỉ đơn thuần thực hiện chức năng tuần tra, bảo vệ). Mặt khác chức năng và quyền hạn trong việc ngăn chặn và giải quyết tranh chấp, xâm lấn rừng hạn chế, nhiều nội dung không đủ thẩm quyền để giải quyết. Do vậy làm giảm tác dụng răn đe và xử lý vi phạm không kịp thời.

- Người dân sống trực tiếp trong rừng với mật độ lớn (66 hộ với 336 nhân khẩu), mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế đều gắn chặt với rừng và đất rừng. Nhu cầu về đất canh tác ngày càng gia tăng do sự tăng trưởng mạnh của dân số.

- Chế độ, chính sách ưu đãi cho người làm cơng tác bảo vệ rừng chưa thoả đáng, khó khăn trong đi lại trong mùa mưa, từ đó là ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ.

- Sự phối hợp với các cấp chính quyền trên địa bàn (thơn, xã và huyện) trong quản lý, giải quyết tranh chấp chưa được tốt. Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề quản lý rừng của trường.

- Mục tiêu quản lý, xây dựng và phát triển rừng của Trường chưa phù hợp với nhu cầu của sản xuất và cộng đồng người dân trên khu vực (chưa có diện tích đất rừng quy hoạch để trồng rừng sản xuất).

- Rừng khoanh ni phục hồi có tổ thành lồi cây đơn giản, chủ yếu là cây tái sinh tái sinh từ chồi và rừng trồng có năng suất, chất lượng thấp, từ đó dẫn tới giá trị và hiệu quả kinh tế của rừng thấp.

4.2.5.3. Cơ hội

- Nhà nước đang có các chính sách, chương trình, dự án khuyến khích cho đầu tư trồng rừng và phát triển nghề rừng.

- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng đã tạo cơ hội cho Trại thực nghiệm quy hoạch phát triển rừng sản xuất trên khu vực.

- Nhu cầu về lâm sản trên thị trường đang tăng cao trong những năm gần đây. - Nguồn lao động trên khu vực dồi dào, có nhu cầu về trồng rừng sản xuất. 4.2.5.4. Thách thức

- Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên khu vực, thu nhập thấp và thiếu đất canh tác làm tăng áp lực đến nguồn tài nguyên rừng và đất rừng của Trại thực nghiệm.

- Cộng động dân cư sống trực tiếp trong khu vực quản ký tài nguyên rừng của Trại thực nghiệm.

- Các hoạt động khai thác, buôn bán gỗ trên khu vực đang diễn ra mạnh mẽ sẽ là áp lực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rừng của trại thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc​ (Trang 60 - 62)