II. Đất địa phương quản lý nằm xen
3.2.2. Tình hình kinh tế, xã hộ
Trường TCN Đông Bắc là đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, tuy nhiên về mặt hành chính chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và sự phối hợp quản lý của chính quyền xã Minh Sơn. Trên khu vực nghiên cứu tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định, hầu như khơng có các tệ nạn xã hội.
Diện tích đất canh tác của cả hai xóm nằm xen kẽ trong khu vực quản lý của Trại thực nghiệm với tổng diện tích là 95,3 ha. Diện tích canh tác cây lương thực đạt bình qn 1200m2/hộ (hộ nhiều nhất có 3600 m2, hộ ít nhất có 420 m2). Nguồn sống chính của người dân chủ yếu bằng phát triển Nơng Lâm nghiệp và chăn ni, tình trạng độc canh lúa nước 1 vụ phổ biến, năng suất thấp (bình quân đạt 150 - 180 kg/sào/vụ). Bình quân lương thực đạt 200kg/người/năm, tình trạng thiếu lương thực diễn ra hàng năm gây sức ép rất lớn đến rừng và đất rừng. Theo kết quả điều tra năm 2007, tổng thu nhập bình quân đạt 300.000 đồng/người/tháng. Trên khu vực hiện còn 4 - 5 hộ thuộc diện nghèo do thiếu đất canh tác, thiếu lao động và thuộc diện các gia đình chính sách.
Giao thơng trên khu vực tương đối thuận lợi, dự án 661 của Nhà trường đã đầu tư nâng cấp 02 đập tràn. Hai trục đường chính được san ủi, dải cấp phối tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Nhà Bảo vệ rừng được xây dựng thành Trung
tâm Lâm nghiệp cộng đồng nơi tổ chức sinh hoạt, hội họp và chuyển giao kiến thức cho người dân.
Bằng nguồn lực đóng góp của người dân và sự hỗ trợ của Nhà trường 100% hộ gia đình được sử dụng điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Dịch vụ sản xuất được từng bước mở rộng, đời sống của người dân khu vực được cải thiện. Tuy nhiên hệ thống giao thơng cịn ngặp nhiều khó khăn nhất là ngày mưa vì phần lớn là đường đất.
Trên khu vực hiện có một trường mầm non và một phân trường cấp I + II tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân học tập. 100% trẻ em đều được đến trường đúng độ tuổi. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế và do nhận thức chưa đúng của gia đình nên số em được học hết Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chưa nhiều. Chỉ có 5% dân số học hết Trung học phổ thông, 12% dân số học hết Trung học cơ sở. Trên khu vực hiện khơng cịn người mù chữ. Trong tổng số 66 hộ gia đình của hai xóm chỉ có 2 - 3 người được học Cao đẳng và Đại học, 3 - 4 người học Trung cấp và Cơng nhân kỹ thuật. Trình độ văn hố thấp là một cản trở cho sự tiếp nhận những thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội nói chung của địa phương.