Thực trạng công tác bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc​ (Trang 58 - 60)

II. Đất địa phương quản lý nằm xen

4.2.4. Thực trạng công tác bảo vệ rừng

4.2.4.1. Lực lượng và kết quả bảo vệ rừng

Lực lượng bảo vệ trực tiếp gồm 3 người (bình quân mỗi người quản lý 166ha) được hưởng lương thời gian, do vậy những ngày nghỉ, ngày Tết và thời gian ngoài giờ làm việc thường khơng có người thường trực, tuần tra bảo vệ. Cơ sở vật chất phục vụ cơng tác bảo vệ gồm có 1 nhà Lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực Trại cộ, 1 xe máy và một số các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho điều tra, theo dõi rừng.

Bên cạnh việc duy trì bảo vệ, Trại thực nghiệm đã thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng với 83 hộ dân trên khu vực (bao gồm 63 hộ dân và 20 hộ là cán bộ công nhân viên của Trường) từ năm 1992 đến nay. Bình qn mỗi năm Trại thực nghiệm giao khốn bảo vệ trên 250 ha rừng. Việc hợp đồng khoán bảo vệ rừng với người dân có sự thống nhất của chính quyền địa phương. Đối tượng rừng giao khoán bảo vệ là rừng khoanh ni phục hồi, rừng trồng hỗn giao phịng hộ và mơ hình NLKH. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, phần lớn các hộ dân chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Một số hộ dân đã lợi dụng diện tích rừng giao khoán bảo vệ để mở rộng diện tích canh tác vườn hộ, tự ý chuyển đổi mục đích trồng rừng.

Theo thống kê của Trại thực nghiệm, từ năm 2003 - 2007 đã có tới 187 lượt hộ dân vi phạm với tổng diện tích rừng bị xâm hại là 143,5 ha bằng 28,5% tổng diện tích tự nhiên của Trại thực nghiệm (riêng năm 2007 có 85 ha rừng bị xâm hại). Đối tượng rừng bị tác động, lấn chiếm chủ yếu là các trạng thái rừng khoanh ni phục hồi và rừng trồng hỗn giao phịng hộ. Đây là hai đối tượng rừng tiếp giáp với vườn hộ các gia đình và hiện đang được giao khốn cho các gia đình bảo vệ. Hiện tượng lấn chiếm rừng và đất rừng có chiều hướng gia tăng xuất phát từ nhu cầu lâm sản trên thị trường trong những năm qua tăng mạnh và do hiện nay Trại thực nghiệm chưa quy hoạch diện tích rừng trồng sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế của rừng.

4.2.4.2. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ rừng

Tháng 2 năm 2000, Trại thực nghiệm cùng với các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng người dân trên khu vực đã cùng soạn thảo ra một qui ước "Bảo vệ và phát triển rừng lâm nghiệp cộng đồng" dựa trên những qui định, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự thoả thuận với cộng đồng.

Bản qui ước đã qui định rất rõ vai trò trách nhiệm và quyền lợi của người dân khi tham gia quản lý, bảo vệ rừng (Phụ biểu 08) và đây là thời điểm rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hỗ trợ cho người bảo vệ rừng thấp (50.000 đồng/ha/năm) cùng sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và những thay đổi về cơ cấu cây trồng trên khu vực đã tác động đến các hoạt động sản xuất của cộng đồng dân cư, nhiều hộ gia đình đã khơng cịn coi trọng và thực hiện theo qui ước.

Theo các tài liệu, hồ sơ lưu trữ của Trại thực nghiệm cho thấy, đến tháng 12/2007 cịn 33 hộ gia đình vi phạm lấn chiếm 35,5 ha rừng và đất rừng chưa chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan chức năng ở địa phương. Trại thực nghiệm đã có nhiều cơng văn, tổ chức nhiều hội nghị về việc giải quyết tranh chấp với sự tham dự của Lãnh đạo địa phương và các phòng chức năng, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, hiệu lực Pháp luật vẫn chưa được thực hiện triệt để. Điều đó cho thấy, các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của Trại thực nghiệm.

4.2.4.3. Phòng trừ sâu bệnh hại và phòng chống cháy rừng

Việc phòng, trừ sâu bệnh hại được tiến hành thường xun thơng qua các giải pháp phịng trừ sâu, bệnh cho cây con ở vườn ươm và thực hiện chăm sóc, vệ sinh rừng theo đúng quy trình lâm sinh, đảm bảo hạn chế việc gây hại của sâu, bệnh trên diện rộng. Theo thống kê, cho đến nay trên khu vực chưa xảy ra một đợt dịch sâu, bệnh gây hại nào đáng kể.

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, về mùa đơng thường có kiểu thời tiết hanh khơ kéo dài, trung bình 1 năm có 5 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) với lượng mưa thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để cháy rừng xảy ra. Mặt khác những tháng mùa khô trùng với thời điểm người dân chuẩn bị nương bãi cho mùa vụ tới, do vậy càng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)