Ngợi ca, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc Thái và đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 44 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Ngợi ca, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc Thái và đồng

miền núi Tây Bắc

2.1.4.1. Ngợi ca tự hào về phong tục tập quán của đồng bào miền núi Tây Bắc

Lò Cao Nhum rất yêu dân tộc mình, đặc biệt là tâm hồn dân tộc Thái được truyền lại từ ngàn đời. Qua bao thế hệ, con người Thái đã chắt lọc tinh hoa, bản sắc văn hóa truyền thống. Đến nay, họ vẫn giữ được những sinh hoạt văn hóa giá trị mà ông cha họ truyền lại. Đó là những hội hè, những trò chơi dân gian, hay những điệu múa uyển chuyển:

“Tháng giêng reo về náo nức Mùa hội hè trống chiêng Như lòng anh bung biêng Ôm lời chim về núi”

Lò Cao Nhum trân trọng những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian qua trò chơi như tung còn: “Cột tre mùa xuân/ Vòng mặt trời mùa xuân/ Dải còn chấp chới./ Còn anh thêu tua hoa/ Kết chỉ thắm/ Bay đi xem ý mùa xuân/ Ngỏ lời mùa nắng./ Còn rơi sang tháng tám/ Xin buộc chỉ lành/ Đậu vào tháng giêng/ Vòng bạc anh trao gửi” (Tung còn).

Trong cuộc sống, không có gì có thể gắn kết tình cảm của con người mạnh mẽ và bền vững bằng lao động sản xuất. Bởi vì, trong lao động sản xuất, con người sẽ hiểu nhau hơn, dễ thông cảm, đồng cảm, sẻ chia khó khăn gian khổ, cùng nhau vượt qua nhiều thử thách của cuộc sống. Lò Cao Nhum dành những trang thơ của mình ngợi ca tình hữu nghị hòa bình giữa Việt Nam với các nước anh em. Nhà thơ đã ca ngợi tình hữu nghị hòa bình giữa hai dân tộc Việt Nam - Căm Pu Chia qua những hình ảnh gắn bó trong lao động sản xuất:

“Chàng trai Căm Pu Chia ruộng bên buông cày Cô gái Nam bộ bên này ngơi tay gieo sạ

Dưới vòm râm thốt nốt Rôm rả mùa màng”

(Cây thốt nốt giữa bờ biên giới)

Năm 1972, trên đường đi công tác, Hoàng thân Xu-Pha-Nu-Vông, đã nghỉ đêm tại bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình). Nơi đây, văn hóa, tâm hồn con người dân tộc Thái được gìn giữ bao đời đã tỏa sáng, hòa quyện, sánh vai với nước Lào anh em. Bài thơ Đêm xòe múa lăm vông đã ca ngợi tình hữu nghị hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Lào qua giao lưu văn hóa:

“Tôi múa lăm vông, anh cũng giỏi múa xòe Chân nhún nhảy tay mềm uốn lượn.

Hai dân tộc sánh vai cùng vạn dặm Nhún nhảy nhịp đời tay lại cầm tay”

(Đêm xòe và múa lăm vông)

Lò Cao Nhum có cách riêng để ngợi ca văn hóa dân tộc mình. Nhà thơ không liệt kê toàn bộ những hoạt động văn hóa diễn ra, cũng không kể về nó

như một sự kiện ấn tượng nổi bật. Nhà thơ gợi tả sự nhịp nhàng hòa quyện của hai điệu múa tượng trưng cho văn hóa của hai dân tộc Việt - Lào: điệu múa xòe của dân tộc Thái (Việt Nam) và điệu múa lăm vông nổi tiếng của dân tộc Lào anh em. Trong men say tình cảm, trong nhịp nhún nhảy của đêm vũ hội, “anh”

“tôi” không hề bỡ ngỡ, vụng về mà dường như sự hòa kết giữa hai điệu múa đã có tự bao giờ “Hai dân tộc sánh vai cùng vạn dặm”. Không chỉ thế, bài thơ còn như một lời khẳng định về tình hữu nghị hòa bình giữa hai nước sẽ mãi được gắn kết nghìn năm: “Mai anh về tôi giữ điệu lăm vông/ Gieo trong tim mọc cây rừng cây núi/ Rừng Pú Luông chắn bão dồn vững chai/ Giữ hiền hòa những điệu múa nghìn năm”. Cách viết của Lò Cao Nhum là thế, không khiên cưỡng, không vụng về, rất tự nhiên và tràn đầy cảm xúc.

Ngợi ca tự hào phong tục tập quán tốt đẹp, Lò Cao Nhum tập trung ngợi ca những mỹ tục của dân tộc Thái về ẩm thực, kiến trúc, lễ hội.

Lò Cao Nhum dịch dân ca Thái Dân ca Thái Mai Châu (1991), Lời hát

trong lễ hội Chá Chiêng (2001). Cảm hứng sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch là

điều kiện tốt giúp ông am hiểu hơn về vốn văn hóa dân gian dân tộc Thái, hỗ trợ cho cảm hứng thơ thêm nảy nở, phát triển.

Bài thơ Rượu núi, Lò Cao Nhum đã diễn tả chất núi rừng quê hương một

cách xuất sắc. Câu chữ giản dị, sự dồn nén cảm xúc trong từng câu chữ khiến cho bài thơ đầy ám ảnh:

"Gái bản nụ hoa, trai mường cây nghiến. Ngửa bàn tay cũng da

Úp bàn tay cũng thịt”.

Quê hương ông là nơi chiếc“chiếu đan bằng tia mặt trời”, con người chắt chiu bát rượu trăng rằmvới ngọt - chua - cay - đắng:

“Ủ từ lá sắc rừng gai Chắt từ củ mài hốc đá

Người Hòa Bình thường có câu nói truyền miệng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Đó là sự sắp xếp có dụng ý về vị trí quan trọng của đơn vị hành chính “mường” từ thủa xa xưa. Hàng năm, các “mường” này thường tổ chức lễ hội sinh hoạt văn hóa cộng đồng để bảo tồn văn hóa của dân tộc mình. Tác giả khắc họa một lễ hội Khuộng mùa của Mường Vang Hòa Bình. “Lễ Khuộng mùa thầm thĩ đất mường Vang” gợi văn hóa lễ hội truyền thống của mường Vang:

“Lễ Khuộng mùa

Sinh ra lời đẹp tiếng lành Sinh ra văn hóa

Trường tồn dân gian”

(Đêm mường Bui)

Ngợi ca, tự hào những truyền thống của văn hóa Thái cũng là một cảm hứng tiêu biểu trong thơ Lò Cao Nhum.

Chiếc vòng xòe là biểu tượng tự hào của người Thái, nó như là một vật thiêng gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần người Thái, nó là vật thiêng xuất hiện từ lâu đời cùng tổ tiên người Thái. Chiếc vòng xòe gắn liền với hình ảnh bếp lửa, tự hào về chiếc vòng xòe cũng là tự hào về hơi ấm của bếp lửa:

“Vòng xòe Ngọn lửa xanh Ngọn lửa vàng

Ngọn lửa thủa hồng hoang Bập bùng hoa cà hoa cải Ngôi nhà đốm lửa

Âm ỉ cùng gió hú

Đượm nồng sải dọc vạn năm

Bền bỉ dưỡng nuôi sự sống loài người”

Chiếc vòng xòe ấy tự tay người Thái làm nên, nó gắn bó với cuộc sống của họ từ xa xưa. Bài thơ Vòng xòe như một câu chuyện kể về sự xuất hiện của chiếc vòng xòe, qua câu chuyện ấy người đọc hiểu và chiêm nghiệm sâu sắc về sức mạnh đoàn kết cộng đồng:

“Anh vào ruột núi Tìm đá khơi than Nung vàng tôi bạc Uốn nhẫn luyện vòng Vòng bạc trao duyên Vòng bạc như vòng xòe Kết đoàn vòng tay vòng mắt Kết đoàn cộng đồng mường bản Bền dai như ngọn lửa mặt trời”

(Vòng xòe)

Bài thơ nói về một sự tích sinh động về sự đẻ đất đẻ mường và cố kết cộng đồng linh thiêng, bền chặt. Múa xòe - phong tục đẹp của người Thái được Lò Cao Nhum truyền tải trong đó những thông điệp về tình yêu thương, đoàn kết của cộng đồng, làng bản.

Ẩm thực của người Thái có nhiều món được xếp vào hàng ẩm thực độc đáo, như thịt gà nấu măng chua, cá hấp lá vả, xôi đủ các màu… Trong các món ăn của người Thái, các món ăn được chế biến từ cá được cho là món ăn quan trọng nhất (có lẽ do người Thái thường sống ven sông, suối). Trong đó, rượu là thứ men say không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày và trong các lễ hội của người Thái. Rượu có một vai trò rất đặc biệt trong các bữa ăn, hơn nữa nó cũng có vai trò đặc biệt trong giao tiếp bản, mường, gia đình, bè bạn. Thường khách đến chơi nhà, thay bằng việc mang nước chè ra mời, chủ nhà tỏ lòng mến khách bằng những chén rượu thơm được cất lên từ men lá của rừng hay được ngâm từ những cây thuốc quý. Đất Mai Châu, Hòa Bình có một loại rượu nổi tiếng đó là rượu Mai Hạ. Nếu ai đã từng được nếm qua thì chắc chắn không

thể nào quên vị của nó. Và nếu đã từng được uống rượu Mai Hạ tại Mai Châu thì đó chắc chắn là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Sở dĩ nó có hương vị đặc biệt như thế là vì nó được ủ từ một loại men lá trên rừng, nguyên liệu từ ngũ cốc trồng trên nương và được chưng cất từ bàn tay tần tảo của những người phụ nữ Thái. Khi bạn đến chơi nhà, thường người ta mời bạn lên nhà, mời rượu ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Nhưng trong bài thơ Rượu núi, chủ nhà lại chọn một nơi rất độc đáo để tiếp bạn:

“Bạn đến

Mời ngồi xếp bằng tròn trên núi Giữa chiếu đan bằng tia mặt trời”

(Rượu núi)

Cách chọn một không gian uống rượu thật lãng mạn - một không gian vũ trụ. Và sau khi đã giới thiệu cái men say của rượu núi, tác giả buông một câu mời thật hào phóng: “Đã uống vắt kiệt chum mà uống/ Đã say đổ tràn tình mà say”. Đã là khách đến nhà uống rượu thì với lòng hiếu khách của chủ nhà, người được mời thường sẽ không thể từ chối.

Với Rượu núi, Lò Cao Nhum nâng tầm tình bạn và thổi vào văn hóa

uống rượu vùng cao cả thi vị của trời đất. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cũng đã viết về “Rượu núi”: “Lò Cao Nhum giới thiệu về rượu núi bằng chi tiết và hình ảnh rất thật: Ủ từ lá sắc rừng gai/ Chắt từ vủ mài hốc đá/ Vợ tôi nấu thơm từ lửa đỏ đêm dài,… tuy nhiên tác giả không dừng lại ở chi tiết, hình ảnh, anh có những câu nói cái “cay”, cái “đắng” của rượu thật đột biến” [dẫn theo 24].

Ngoài ca ngợi lễ hội, ẩm thực của dân tộc mình, trong những bài thơ của mình Lò Cao Nhum, người đọc còn thấy xuất hiện hình ảnh nhà sàn, kiến trúc nhà ở truyền thống của người Thái. Nhà nghiên cứu Trần Thị Việt Trung viết:

“Trong thơ Thái thời kỳ hiện đại, hình ảnh nhà sàn xuất hiện rất nhiều. Vì nhà sàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người Thái, đó là ngôi nhà thân yêu của bao gia đình, gia tộc; là nơi con trai đan lát, thổi khèn, con gái quay xa, dệt vải, thêu thùa…

Trải thảm mời trầu… Mời rượu đánh cồng… Tiếng khèn, tiếng sáo Lời hát cất lên… Mẫu váy, mẫu thêu Sắc màu, họa tiết…

(Xa quê - La Quán Miên)

Không những thế, nhà sàn còn là biểu tượng văn hóa, tâm linh của người Thái… Nhà sàn của người Thái là một công trình kiến trúc đẹp, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật…”(Thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại).

Không phải chỉ có dân tộc Thái mới ở nhà sàn, tuy nhiên hình tượng nhà sàn hiện lên trong thơ Lò Cao nhum có gì đó rất gần gũi, thân thương. Lò Cao Nhum không có dụng ý đặc tả nhà sàn để giới thiệu về kiến trúc nhà ở của dân tộc mình, mà hình ảnh nhà sàn đi vào thơ ông như một dấu ấn từ cảm xúc về quê hương nhà sàn khi thì đầy ắp tiếng reo vui nhộn:

“Nóc nhà sàn Vỡ òa

Tiếng cầu thang rộn rã”

(Tiếng hát trên cao)

Nhà sàn gắn bó với kỷ niệm tình yêu đôi lứa. Có lúc âm thanh của“sàn bương” làm cho chàng trai thẹn thùng khi đến tìm người yêu:

“Đáng ghét cái sàn bương Bước nhẹ nhàng “cót két” Nhón khẽ sàn càng run”

(Sàn trăng)

Nhà sàn là nơi trở về của con người sau bao sóng gió, trải nghiệm của cuộc đời (Trở lại nhà sàn)

Ngoài những trang thơ ca ngợi những nét đẹp văn hóa Thái, Lò Cao Nhum cũng đã dành một phần nhỏ trang thơ của mình để châm biếm những hủ tục vẫn còn đâu đó trong cộng đồng người Thái. Trong văn hóa của người Thái, vai trò của lễ hội rất quan trọng. Đó là những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng nhằm gắn kết dân tộc. Và trong những lễ hội ấy, yếu tố tâm linh luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Tập tục cúng lễ là những nghi thức quan trọng trong đời sống người Thái. Trong những nghi thức cúng lễ ấy, nhân vật trung tâm là người thầy cúng mà người Thái gọi là thầy Mùn. Trong thơ của mình, Lò Cao Nhum đã phản ánh điều này một cách khéo léo như một sự châm biếm nhẹ nhàng về hủ tục của người Thái nói chung. Lò Cao Nhum đã châm biếm hủ tục qua hình ảnh “chiếc áo sặc sỡ của thầy Mùn” như một vật hoán dụ biểu trưng cho quyền lực của thần linh. Đó là chiếc áo quý mà ông trời, đấng tối cao ban tặng cho thầy Mùn:

“Chiếc áo sặc sỡ Tua đỏ, diềm xanh Nào lấp lánh viền bạc Nào lấp ló ánh vàng...

...Chiếc áo sặc sỡ của ông Then Tặng thầy Mùn

Làm người cứu nhân độ thế”

Thầy Mùn được ông trời trao cho sứ mạng cứu nhân độ thế nên thầy Mùn dường như có quyền lực rất bí ẩn:

“Làm quả bưởi rợn gai Quả muỗm rụng non Cụp cả đuôi con bò

Con bò vừa chạy vừa ngoái nhìn Chiếc áo sặc sỡ”

Dù người đời có tin hay không tin vào pháp thuật của thầy Mùn, nhưng nếu ai đã một lần được chứng kiến buổi cúng lễ của người Thái, thì đều không thể quên chiếc áo sặc sỡ của thầy Mùn:

“Không biết thần linh Chẳng hay ma quỷ Đâu tường pháp thuật Chỉ biết cõi trần này

Có chiếc áo thầy Mùn sặc sỡ”

(Chiếc áo sặc sỡ của thầy Mùn)

Yêu quý, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc Thái, Lò Cao Nhum ngợi ca tâm hồn dân tộc, những sinh hoạt văn hóa dân gian, những phong tục tập quán tốt đẹp, ẩm thực, kiến trúc, lễ hội của dân tộc mình. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng dành một góc nhỏ trong thơ để phản ánh những hủ tục lạc hậu còn tồn tại cho đến ngày nay.

2.1.4.2. Ngợi ca, tự hào về truyền thống văn học quý báu của dân tộc Thái

Trước tiên, nhà thơ Ngợi ca tự hào về tinh hoa văn học dân gian của người Thái. Nhà thơ Lò Cao Nhum từng trăn trở: “Nhưng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX trở lại đây, văn hóa bản sắc truyền thống cũng đã ngày càng bị mai một, xáo trộn. Trong khi tiếng nói còn giữ được khoảng 60% nguyên âm, thì chữ viết đã hoàn toàn bị loại khỏi đời sống người Thái (chỉ nói riêng vùng mường Mùn). Các sinh hoạt văn hóa xưa như lễ hội, hát kể mo, hát khắp (dân ca trữ tình), các trò chơi dân gian v.v... gần như bị thay thế hoặc biến mất hoàn toàn. Thế hệ sinh ra từ nửa sau thế kỷ XX đến nay hoàn toàn hòa nhập vào những cuộc biến đổi sâu sắc đó. Tôi lớn lên hoàn toàn không biết chữ Thái. Ngày nhỏ còn nghe đâu đó trong đám cưới một vài người ngẫu hứng hát Khắp tua (hát đối đáp giao duyên), nhưng hầu như chưa đủ nhập vào tâm hồn mình. Sau này sưu tầm lại những lời hát đó mới thấy nó hay và có giá trị tinh thần rất nhiều” (ghi trực tiếp).

Có lẽ vì thế, khi đọc thơ của Lò Cao Nhum, người đọc nhận thấy có chất dân gian của người Thái. Chất dân gian ấy thể hiện sự ảnh hưởng của truyện thơ, ca dao dân ca Thái.

Bài thơ Theo lời hát về nguồn được viết một cách giản dị, nhưng từng câu, từng chữ đều thể hiện một bản lĩnh mạnh mẽ của con người khát khao quay về nguồn cuội:

“Tôi đi

Cây lim mọc vào xương Cây nghiến chui vào thớ

Sông bể cuộn trào sóng trong tim”

Theo lời hát về nguồn gồm có sáu bài thơ ngắn. Sáu bài thơ này như một

câu chuyện dài kể về cuộc đời của một người đàn ông ra đi từ thời còn trẻ, sau mỗi lần trở về là một bài học kinh nghiệm khác nhau. Lò Cao Nhum đưa chất tâm tình, cách diễn đạt và ngôn ngữ kể chuyện, biện pháp liệt kê của truyện thơ dân gian vào trong sáng tác.

Bên cạnh cảm hứng ngợi ca tự hào về tinh hoa văn học dân gian của người Thái, Lò Cao Nhum ngợi ca tự hào về nếp sống tình nghĩa, nhân ái, vị tha của dân tộc Thái.

Lò Cao Nhum được bạn đọc yêu mến là từ sự chân thành, mộc mạc, những tình cảm rung động rất đời thường, bình dị. Khi gặp trực tiếp nhà thơ ở ngoài đời người ta sẽ cảm nhận ngay Lò Cao Nhum là người điềm tĩnh, hiền lành, ít nói. Những tình cảm bạn đọc bắt gặp trong thơ ông cũng giống như con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)