Nhân vật trữ tình suy tư, hoài niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nhân vật trữ tình suy tư, hoài niệm

Ngoài chất mạnh mẽ, phóng khoáng, nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum còn thường suy tư, hoài niệm.

Chất suy tư làm nên tính hiện đại trong thơ Lò Cao Nhum. Thơ Lò Cao Nhum không phải chỉ để giãi bày, không phải chỉ để cảm, mà còn để suy nghĩ, chiêm nghiệm. Lò Cao Nhum là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số có nhiều câu thơ mang tính khái quát triết lí. Các câu thơ của ông không chỉ làm người đọc thỏa mãn nhu cầu về cảm xúc mà còn đáp ứng nhu cầu về trí tuệ. Đúng theo quan niệm của của Chế Lan Viên, làm thơ phải có ý cho người ta nghĩ, có hình cho người ta thấy, có tình cho người ta xúc động.

Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum suy tư về những quan hệ phức tạp của đời tư trước những thử thách, khổ đau, vấp ngã, những chiêm nghiệm trước mất mát, khó khăn trong tình yêu, gia đình, họ tộc; Cũng có khi là những suy tư chiêm nghiệm về thiên chức của nhà thơ với tư cách người nghệ sĩ.

Với những thử thách trước khổ đau, vấp ngã của bi kịch đời tư, nhà thơ viết:

“Từng lên mây lạc gió Từng cưỡi sóng nhầm luồng Trước ngó, sau trông

Nhưng, ngã ba

Có con đường ngắn nhất Con đường sáng suốt

Mở lối cho bàn chân chai lỳ”

(Trước ngã ba)

Bài thơ như một sự chiêm nghiệm, một khoảnh khắc suy tư về những ngã rẽ trong cuộc đời. Cũng có khi con đường đi là đúng, cũng có lúc con đường đi

“nhầm luồng”. Những khi ấy, con người ta thường hay do dự “dùng dằng tơ nhện”. Nhưng rồi con người ta cũng sẽ tự tin mà bước tiếp vì đó là “con đường sáng suốt/ Mở lối cho bàn chân chai lỳ”.

Đôi khi, trái tim nhà thơ vô cùng nhạy cảm, tới mức chỉ cầm hòn sỏi trên tay mà cũng có thể suy tư ngay về một kiếp người “long đong”, một số phận

“nghèo hèn”:

“Biết là sâu thẳm mênh mông

Tầm nhìn của núi, tầm trông của trời Tầm lao thuyền của biển khơi

Cũng từ sỏi đá này thôi kết thành”

(Sỏi đá)

Từ một dáng núi, ngọn cỏ, nhà thơ suy tư về con người:

“Soi núi

Xem rễ triệu năm luồn mấy tầng hóa thạch Trước sừng sững chon von dáng vươn Ôi mình

Ngọn cỏ”

(Soi gương núi)

Đứng trước núi, trước sự trường tồn của núi “triệu năm”, “hóa thạch”, con người chỉ là “ngọn cỏ” nhỏ bé, hữu hạn. So sánh cuộc đời con người với

núi không phải để thấy con người nhỏ bé đi, mà để thấy ý thức của nhà thơ về cái hữu hạn của đời người từ đó sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn.

Là một người cha yêu thương con hết mực, trong những lời khuyên dạy, Lò Cao Nhum không quên dặn con điều hay lẽ thiệt mà ông đã chiêm nghiệm từ cuộc đời:

“Rồi ngày mai con xuống núi... Bước đầu tiên

Con vấp gót chân mình...

Gặp phố phường ngã bảy, ngã mười Gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng Mỗi lần vấp, một bước đi

Sẽ sực nhớ người thầy trên núi”

(Rồi ngày mai con đi)

Qua lời dạy con, Lò Cao Nhum đã bộc lộ suy tư của mình trước cuộc đời. Cuộc đời muôn ngã rẽ, có những ngã rẽ thật khó khăn. Con người cũng muôn hình muôn vẻ, nhận diện chính xác được con người cũng thật khó. Vấp ngã trên đường đời là điều không thể tránh, những lúc như thế, “con” hãy lắng nghe tim mình, hãy tìm đến “người thầy trên núi”, “con” sẽ vượt qua tất cả. Lời dặn con của nhân vật trữ tình còn bộc lộ niềm tin đối với “người thầy trên núi” - cũng là nhân vật trữ tình của bài thơ.

Lò Cao Nhum đi nhiều nơi, đi đến chân trời góc bể. Đi đến những cao nguyên ngút ngàn đá và gió của Hà Giang, đến Kon Tum, Đắc Lắc, Mũi Cà Mau... Mỗi nơi đến là một trải nghiệm khác nhau. Những trải nghiệm ấy đã mang đến cho nhà thơ nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống đời thường. Theo lời

hát về nguồn như một câu chuyện kể về những chuyến đi của chàng trai phố

núi tới những miền đất lạ. Đọc bài thơ người đọc như thấy rõ những suy tư chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời sau những lần trải nghiệm trong thực tế cuộc sống. Chàng trai ra đi đem theo văn hóa xứ xở mình qua những lời dạy

của “Núi”. Khi trở về, những bài học buồn vui, về lẽ sống ở đời là tất cả những gì anh có được.

Lần đi thứ nhất, chàng trai mang theo tuổi thanh xuân và tất cả sức mạnh của một chàng trai mang tầm vóc của núi rừng:

“Tôi đi

Cây lim mọc vào xương Cây nghiến chui vào thớ

Sông bể cuộn trào sóng trong tim”

Chàng trai đem theo một lời dặn của núi:

“Nếu vợ anh bé nhỏ Hãy cúi xuống với nàng”

Đó là lời dặn về tình nghĩa thủy chung, cách ứng xử trong tình cảm gia đình. Hãy trân trọng người bạn đời của mình dù nàng “bé nhỏ” thế nào. Thế nhưng qua bao trải nghiệm, thỏa chí bốn phương:

“Mới mẻ trời xanh

Tung tăng nơi vì sao trong nhất Ngụp lặn thiên hà”

Khi quay trở về, chàng trai bẽ bàng nhận ra:

“Tôi bì bạch trở về Con vịt đất”

Cứ như vậy, mỗi lần chàng trai ra đi là một sự trưởng thành dần lên, những trải nghiệm cũng lớn dần. Mỗi lần đi, chàng trai đều mang theo lời dặn của núi:

“Núi nghiêng vào tận cửa... Dặn rằng: Người có mường, sơn dương có hang”, “Hổ vằn ngoài da/ Người vằn trong bụng”, “Miền xuôi, miền ngược/ Chân thang sát, góc nhà kề”... Đó là những lời dặn dò về tình cảm cội nguồn (Bài II), về lẽ nhân thế, biết lường trước những khó khăn trên dòng đời (Bài III), dặn dò

“cái nghĩa sinh tồn” của con người chính là “Chân thang sát, góc nhà kề”, là tình cảm quê hương (Bài IV), dặn dò về cách ứng xử của con người trong cuộc

sống (Bài V) và dặn dò về giữ gìn cách sống của con người miền núi, sống chân thật, tình nghĩa (BàiVI):

“Nghiện thuốc mặt trời hay Ngoại tình mặt trời biết Không gói được lửa khói

Hiển nhiên như quy luật muôn đời”

Tuy vậy, không phải lúc nào lời dạy cũng đúng. Có lần chàng ra đi với lời dặn: “Được lòng gấu thì mất lòng hổ/ Được lòng nỏ thì mất lòng sóc” nhưng qua bao trải nghiệm, chàng trai đem bài ca của biển khơi trở về nguồn cuội của mình với một tâm thế thuần hậu, nhân hòa: “Được lòng gấu sẽ không mất lòng hổ/ Được lòng nỏ sẽ không mất lòng sóc”. Qua nhiều trải nghiệm, chàng trai hiểu được rằng, có những điều như một lẽ phải hiển nhiên, nhưng lại có những điều đúng với nơi này lại không đúng với nơi khác. Chỉ khi trải qua những trải nghiệm thực sự, con người mới tìm được lẽ phải.

Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum còn suy tư trước những mất mát, khó khăn trong tình yêu, gia đình, họ tộc.

Tình yêu đầu không đến được với nhau nhưng cũng không dễ gì mất đi trong trái tim, đấy là tình yêu trong sáng và đích thực:

“Chỉ lạ điều xưa nay

Tiêu nghìn vàng không nhớ Hoa buổi đầu chớm nở Gió day dứt trọn đời”.

(Thơ tặng người hôm qua)

Lò Cao Nhum nhìn bằng cái nhìn của dân tộc mình, nghĩ từ cách nghĩ của dân tộc mình để từ đó suy tư về một đời lam lũ của ông bà rồi khái quát và tìm ra ý nghĩa của cuộc sống:

Đời còn rách tháng ba ngày tám Chuôi thuổng nắm mòn như eo lưng

Mái đầu gùi lằn chai củ sắn Miếng vá in lưng áo

Giống mảnh nương vuông vắn trên đồi…

...Miếng vá dịu dàng bàn tay Bát cơm vơi dâng đầy chiu chắt Những mảnh nương vá đắp

Cuộc sống dài chưa dễ lành nguyên.

(Mảnh nương trên đồi)

So sánh mảnh nương trên đồi giống miếng vá trên lưng áo ông bà, cách so sánh này hết sức độc đáo. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc lộ những ngẫm ngợi về cuộc sống quê hương.

Từ những suy tư, chiêm nghiệm được bộc lộ trong thơ Lò Cao Nhum, ta thấy ẩn đằng sau đó là những triết lí của tác giả về số phận con người, về lẽ sống và cái chết, về những may mắn, khổ đau và bất hạnh của cuộc đời mỗi con người.

Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum có lúc suy tư về thiên chức của nhà thơ với tư cách người nghệ sĩ. Những suy tư chiêm nghiệm ấy chính là nỗi niềm đau đáu, trăn trở thường trực của chính nhà thơ. Điều này thể hiện nhà thơ là một con người làm nghệ thuật có ý thức, có tâm với nghề.

Trước tiên, Lò Cao Nhum suy tư về thiên chức của nhà thơ:

“Đời người chuỗi tháng năm Như dây cườm óng ánh Thời gian leo toà ốc Vòng xoắn đến đỉnh cao.

Da hiện dần dấu chim Nếp nghĩ càng thêm mới Xuân không biết dừng lại

Nếu ta thừa hiến dâng”

(Đếm tuổi)

Ông cho rằng, đã là nhà thơ thì trọn đời phải “hiến dâng” cho thơ. Thời gian trong cuộc đời mỗi con người như “leo tòa ốc”, tuổi càng ngày càng lên cao, trên da ngày càng xuất hiện nhiều dấu “chân chim”, “nếp nghĩ càng thêm mới”, tuổi xuân của con người trôi qua ngày càng nhanh, không biết dừng lại. Vì thế, nhà thơ sống trên đời là phải biết hiến dâng cuộc đời cho thơ.

Nhà thơ sinh ra trên đời làm gì:

“Nằm cắn bút ao ước mùa hoa

Muốn nước nguồn ngày đêm thông mạch Muốn ý thơ của mình trên sách

Sinh sôi như đất đẹp, trứng tròn”

(Không đề)

Nhà thơ bày tỏ quan điểm của mình về trách nhiệm của nhà thơ. Sinh ra trên đời, làm thơ cũng chỉ mong cảm hứng dồi dào, sức sáng tác như nước nguồn ngày đêm thông mạch, ý thơ thực sự hay, có giá trị, được bạn đọc công nhận và quan trọng hơn cả là những trang thơ phải chịu được thử thách khắc nghiệt của thời gian, phải tồn tại được trong lòng người đọc, được người đọc chấp nhận và yêu mến.

Người làm thơ như một cây nến, khi thắp sáng cho mọi người là tự đốt cháy mình:

“Căn phòng tôi mở vuông ô cửa Sao Bắc, sao Nam nháy mắt ghé vào Tặng tôi những câu thơ cây nến Tôi tặng mọi người cây nến đời tôi”

Lò Cao Nhum là nhà thơ có ý thức về nghề nghiệp của mình. Ông suy tư về sứ mệnh của nhà thơ:

“Ban mai Tôi mở cửa

Nâng mặt trời lên Đón mặt trời vào…

Sau lưng tôi

Những cánh chim uể oải cọng rơm dáng chiều Bóng mây vương nghiêng triền núi

Tôi gom về, ấp ủ Sớm mai mở cửa Nâng mặt trời lên Đón mặt trời vào”

(Ban mai)

Nhà thơ có sứ mệnh cao cả là nâng bước ban mai, sưởi ấm trái tim muôn loài, xua tan bao mệt mỏi băng giá của đêm tối. Làm thơ chính là làm công việc có ý nghĩa, đem mặt trời đến sưởi ấm tâm hồn con người. Để làm được điều này, nhà thơ phải là người có trái tim lớn, có tài năng, luôn ý thức được sứ mệnh và trách nhiệm của mình.

Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum thường hoài niệm về những kỷ niệm tuổi thơ, những kỷ niệm của tình yêu, về những người thân đã khuất; cũng có khi hoài niệm về những tinh hoa văn hóa của dân tộc đã có phần mai một dần. Có những lúc trong cuộc sống tấp nập, con người thường nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ. Đó là những khoảng lặng cần thiết và quý giá. Với Lò Cao Nhum, kỷ niệm tuổi thơ của ông gắn liền với hương dứa thơm cùng với những

“vì sao vấn vít sàn nứa” được sưởi ấm cùng “đám cỏ khô đầu núi”:

Thổi vào đám cỏ khô đầu núi Bập bùng, bập bùng

Tinh luyện những vì sao không biết lặn… Trời xa

Đâu rồi sàn nứa?

Hãy mở ngỏ cho ta một cửa

Từ buổi hương bay mùa dứa ngọt ngào Buổi vòm trời sao thắp trong sao”

(Mùa dứa)

Có người coi những kỷ niệm tuổi thơ như một giấc mơ đẹp, có người lại coi nó như một ác mộng xảy ra. Ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ miền núi có thể là ấn tượng về những món ăn đời thường nhưng rất trẻ con, như ăn hoa mâm xôi, quả sung, quả vả, có khi là một ngọn bông lau non hay thân cây ngô trên nương… Với Lò Cao Nhum, ông đặc biệt ấn tượng mùi hương thơm ngọt lành của dứa. Người dân miền núi khi lớn lên cũng thường nhớ về những trò chơi dân gian như đánh đáo, ném còn, chơi cù hay là những ống bơ bò bỏ than đỏ và một chút lá khô vào quay quay cho chúng cháy thành những đốm lửa… Lò Cao Nhum nhớ về những đám lửa đốt ở đầu núi, nơi tụ tập đám trẻ con trong làng chơi các trò chơi dân gian.

Kỷ niệm tuổi thơ có khi bất chợt ùa về cùng với những viên đá cuội nhiều màu sắc mà thủa nhỏ thường chơi:

“Bất chợt mùa xuân

Tôi vùng dậy, nhảy ba bậc cầu thang, bươn bả lao ra nơi ngã ba suối Mùn. Tôi ôm bờ suối lay lay: Suối ơi dậy, suối ơi thức, chỉ cho tôi đâu hòn cuội trắng lăn từ bản Nhót đến, hòn cuội đỏ lăn từ bản Tòng về. Tôi căng mười làn mi, ngóng chằm chằm vào bờ cát. Những hạt cát lấp lánh như triệu triệu vì sao”.

Như đã nói, Lò Cao Nhum là nhà thơ rất yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình. Ông thường nhớ về những tinh hoa văn hóa đẹp đẽ của dân tộc mình rồi luyến tiếc, xót xa vì những giá trị tốt đẹp ấy đang ngày càng mai một dần. Trong ký ức của mình, nhà thơ đặc biệt nhớ về tiếng khèn. Đó là âm thanh đặc trưng của người đồng bào miền núi. Tiếng khèn đã đi vào các tác phẩm nghệ thuật rất nhiều, nhất là trong thơ ca, tiếng khèn như là một biểu tượng của người miền núi. Lò Cao Nhum nhắc đến tiếng khèn như là một giá trị văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc. Tiếng khèn có mặt trong những câu chuyện tình yêu của những đôi trai gái:

“Bờ xa gửi gió bắc sang

Tâm tình bằng tiếng mênh mang khèn bè Sương giăng, giăng nhớ, giăng thề

Lời thương dắt díu tụ về trong tim. Bấy lâu ngủ đến im lìm

Khèn ơi sao nỡ lặn chìm gió bay?”

(Gặp khèn)

Lò Cao Nhum không viết nhiều về những người thân đã khuất. Nhưng khi đã viết thì lại gây ấn tượng rất mạnh vì những ký ức về họ:

“Thế hệ tôi chưa xa thế hệ ông Nhưng cũng không còn gặp ông nữa

Ông khai khẩn đất đai và ông đã về hòa với đất… Nơi ông từng đứng gan lỳ suốt dọc triền mưa gió Nghe mạch đất râm ran

Vọng điều linh thiêng Hỡi mọi sinh linh mặt đất

Trong ta trú ngụ một Thành Hoàng”

Ông nội của Lò Cao Nhum là một trong những người đầu tiên có công lập bản của họ Lò tại Mai Châu, Hòa Bình. Nhà thơ vốn rất quý và kính yêu ông nội mình. Dù ông nội của nhà thơ đã mất, nhưng những ký ức về ông vẫn là nguồn động viên tinh thần vô cùng quý giá đối với nhà thơ. Nhà thơ đã từng tâm sự: “Bài thơ Ông nội tôi khai sinh miền đất ban đầu tôi viết với ý nghĩ đơn giản là để lưu giữ lại hình ảnh người ông thân yêu của tôi đã đi xa, nhưng sau do tác hợp thêm những ám ảnh về thân phận một dân tộc, lại nữa với chức năng của thơ, tôi đã đẩy từ hình ảnh cụ thể về ông nội thành hình tượng của tứ thơ” [Ghi trực tiếp]. Có lẽ tứ thơ về ông nội đã được Lò Cao Nhum ấp ủ từ rất lâu rồi, có khi từ lúc tác giả biết có ông nội trong cõi đời này. Điều ông nội khai sinh miền đất có thể tác giả đã biết từ những năm tháng niên thiếu qua lời kể của người già hay qua chính ông nội kể lại. Vậy mà cho đến tận tháng năm này, khi bản thân nhà thơ đã trở thành ông ngoại, nhà thơ mới kể ra, mới nói những điều sâu kín, thiêng liêng về ông nội: “Thế hệ tôi chưa xa thế hệ ông/ Nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)