Thể thơ tự do chiếm ưu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 85 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Thể thơ tự do chiếm ưu thế

Lò Cao Nhum sử dụng nhiều thể loại thơ, trong đó có các thể thơ tự do và thể thơ truyền thống. Chúng tôi khảo sát bảy tập thơ của nhà thơ Lò Cao Nhum và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Thống kê thể thơ sử dụng trong các tập thơ của Lò Cao Nhum

Thể thơ Giọt sao trở về (31 bài) Rượu núi (34) Mùa hoa chuông (10) Sàn trăng (37) Theo lời hát về nguồn (53) Gốc trời (56) Tổng số (221) Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ Số bài Tỷ lệ TS TL Thơ tự do 23 74.19 25 73.53 8 80.0 20 54.05 39 73.58 40 71.43 155 70.14 Thơ 7 chữ 2 6.45 3 8.82 0 0.0 11 29.73 7 13.21 7 12.50 30 13.57 Thơ 6 chữ 1 3.23 0 0.00 0 0.0 1 2.70 1 1.89 2 3.57 5 2.26 Thơ 5 chữ 0 0.00 4 11.76 1 10.0 4 10.81 5 9.43 6 10.71 20 9.05 Thơ 4 chữ 1 3.23 2 5.88 1 10.0 1 2.70 1 1.89 1 1.79 7 3.17 Thơ lục bát 4 12.90 0 0.00 0 0.0 0 0.00 0 0.00 0 0.00 4 1.81 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Tự do Bảy chữ Năm chữ Bốn chữ Sáu chữ Lục bát

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng các thể thơ

Trong quá trình khảo sát thơ Lò Cao Nhum chúng tôi nhận thấy rằng, trong các tập thơ có hiện tượng tuyển chọn lặp lại các bài thơ đã in. Có nhiều bài thơ được in ở nhiều tập thơ khác nhau nên chúng tôi khảo sát toàn bộ sáng tác thơ của Lò Cao Nhum tính đến thời điểm Lò Cao Nhum in xong tập “Rượu

núi” và nhận thấy: Tính từ năm 1995 đến năm 2010, tức là từ khi Lò cao Nhum bắt đầu có thơ đăng báo đến khi nhà thơ tuyển chọn các bài tiêu biểu để in thành tập thơ Rượu núi tuyển chọn, thì số lượng các bài thơ mà nhà thơ sáng tác là 146 bài (phụ lục 3). Trong đó, tổng số bài thơ trong tập Rượu núi chọn lọc là 143 bài. Như vậy, để nhận định về thể thơ chiếm ưu thế trong các sáng tác của Lò Cao Nhum, chúng tôi khảo sát riêng tập thơ “Rượu núi” và thu được kết quả như sau.

Bảng 3.3. Thống kê thể thơ sử dụng trong tập thơ Rượu núi

STT Thể thơ Số lượng bài Tỷ lệ

1. Thơ tự do 103 72,03% 2. Thơ 7 chữ 16 11,19% 3. Thơ 6 chữ 02 1,39% 4. Thơ 5 chữ 12 8,12% 5. Thơ 4 chữ 06 4,19% 6. Thơ lục bát 04 2,79%

Quan sát cả hai biểu đồ tỷ lệ sử dụng các thể thơ ta thấy, thể thơ Lò Cao Nhum thường dùng nhất là thể thơ tự do, thể thơ ít dùng nhất là thể thơ 6 chữ, các thể thơ còn lại ít sử dụng hơn.

Thể thơ 7 chữ là loại tác giả dùng nhiều. Tổng số sử dụng thể thơ này là 16 bài (chiếm tỷ lệ: 11,19%). Những bài thơ được làm theo thể thơ 7 chữ thường là những bài giàu cảm xúc hoài niệm. Nhân vật trữ tình thường suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống, con người hay một kỷ niệm đã qua trong qúa khứ, cũng có khi phản ánh một thực tại đau xót nào đó gợi một sự cảm thông, chia sẻ từ phía bạn đọc. Một trong những bài thơ hay nhất trong sự thành công ở thể thơ này là bài thơ Tình xanh:

“Vò rượu cần chéo tay ngày cưới Bao năm trời vẫn ủ ấp thơm

Màn ngày ấy thoảng hương ngày ấy Diềm hoa văn rực rỡ giăng hàng. Ai kia màu áo thắm xanh rừng Đôi nạng nhảy rưng rưng lỡ nhịp Chị rộn ràng vấp chân bậc cửa Đỡ anh về khép trọn tình xanh”.

(Tình xanh)

Ở thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ theo thống kê, thể loại tác giả sử dụng nhiều là thể thơ 7 chữ (16 bài), thơ 5 chữ (12 bài), thấp nhất là thể thơ lục bát (04 bài).

Sáng tác thơ ở thể 4 chữ, 5 chữ tác giả thường khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình mạnh mẽ, phóng khoáng với cảm hứng ngợi ca thiên nhiên và con người miền núi. Tiêu biểu là bài Bức vẽ trai bản:

“Vác rìu từ bé Nên săn cánh tay Leo núi sớm ngày Nên chân chắc cột.

Tóc quen bay ngược Gió thốc lướt qua Bắp dao nghiêng sườn Chĩa về phía trước”

(Bức vẽ trai bản)

Cũng có bài ở thể thơ 5 chữ khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình suy tư, chiêm nghiệm, hồi cố về tình cảm đầu đời không thành. Tiêu biểu là bài Thơ tặng người hôm qua:

“Không thể gọi người xưa Vì ngày mai còn nhớ Không thể gọi ngày cũ Bởi tình nào đã xa.

Mà thời hoa là hoa Đến mùa nở cứ nở

Hương chắt chiu cho quả Ai hái trái vườn xưa?”

(Thơ tặng người hôm qua)

Tác giả ít sử dụng thể thơ 6 chữ. Tổng cộng có 02 bài, trong đó tiêu biểu là bài thơ Phía mặt trời:

“Tiếc gì người với người thương Mà hun hút mãi con đường Tiếc gì người với người yêu Mà giăng ghềnh thác cheo leo. Sá gì sương mây gió nắng Nên đường đã lở thác cao Còn đi lối quanh nẻo vắng Khi em còn phía mặt trời”.

Một số nhà thơ dân tộc thiểu số thử sức với thể thơ lục bát nhưng có thể thấy, nhà thơ đứng với thể loại này không nhiều. Lò Cao Nhum không viết nhiều thể thơ lục bát, toàn bộ tập thơ Rượu núi có 04 bài, tuy nhiên dù ít nhưng nhà thơ đã có những câu lục bát ấn tượng:

“Biết là sâu thẳm mênh mông Tầm nhìn của núi, tầm trông của trời

Tầm lao thuyền của biển khơi Cũng từ sỏi đá này thôi kết thành.

(Sỏi đá)

Qua nghiên cứu về việc sử dụng các thể thơ của Lò Cao Nhum ở trên, chúng tôi nhận thấy, Lò Cao Nhum ưa thích và có sở trường ở thể thơ tự do. Có lẽ ông yêu thích thể thơ này là vì đặc trưng của thể thơ có thể là điều kiện tốt giúp nhà thơ thể hiện tâm hồn phóng khoáng, chuyển tải được những cảm hứng rộng mở, phong phú. Tổng số bài Lò Cao Nhum sử dụng thể thơ tự do là 103 bài. Một số bài thơ được nhiều bạn đọc yêu thích hơn cả tiêu biểu cho thể loại thơ này như: Vòng xòe, Ông nội tôi khai sinh miền đất, Theo lời hát về

nguồn, Rượu núi, Chiều núi,... Thể thơ tự do đem lại nhiều ưu thế cho nhà

thơ khi sáng tác. Trước tiên là cảm xúc thơ trôi chảy, cách diển đạt tự nhiên, không khiên cưỡng, không gò bó. Nhịp thơ dài ngắn khác nhau khiến âm hưởng câu thơ linh hoạt, có lúc mạnh mẽ, phóng khoáng, có lúc suy tư, chiêm nghiệm. Số chữ trong các câu thơ không đều nhau. Có bài có nhiều câu thơ chỉ có hai tiếng (Đáy giếng), có bài câu thơ dài ra mãi trở thành câu thơ văn xuôi (Núi). Có khi ngay trong một bài thơ, có cả câu thơ hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, tám tiếng, chín tiếng:

“Ban mai Tôi mở cửa

Nâng mặt trời lên Đón mặt trời vào…

Phơi những luống cày nhịp thở Trải phập phồng vô tận… Mỗi ngày tôi một ban mai Trồng một tia nắng

Giặt chùm nụ cười chín rực

Trước tia hoàng hôn lởn vởn cánh đồng… Những cánh chim uể oải cọng rơm dáng chiều”

(Ban mai)

Việc sử dụng linh hoạt số tiếng ở các câu thơ trong bài thơ này tạo ra nhịp điệu linh hoạt, nhằm diễn tả cuộc sống nhộn nhịp của một ngày mới với nhiều cảm xúc khác nhau. Nhà thơ muốn diễn tả sự bền bỉ của con người trong niềm tin, hy vọng vào những đổi thay tốt đẹp của cuộc sống: “Mỗi ngày tôi một ban mai/ Trồng một tia nắng”.

Thể thơ tự do cũng là thể thơ truyền thống của dân tộc Thái. Trong văn học dân gian Thái, các tác phẩm truyện thơ, ca dao, dân ca Thái cũng thường được sáng tác bằng thể thơ tự do. Khi được hỏi trực tiếp về lí do vì sao nhà thơ Lò Cao Nhum hay sử dụng thể thơ truyền thống, nhà thơ đã chia sẻ: “Tôi sử dụng chủ yếu thể thơ tự do vì đây là cách diễn đạt quen thuộc của văn học dân gian Thái, nhất là truyện thơ và dân ca Thái. Hơn nữa, với thể thơ này, tôi có thể tự do, phóng khoáng hơn trong việc thể hiện cảm xúc của mình” (ghi trực tiếp). Lò Cao Nhum có ý thức phát huy truyền thống văn học văn học dân tộc và phát huy sở trường của mình để tạo nên nhũng bài thơ đặc sắc, mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)