Khái niệm nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 55 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khái niệm nhân vật trữ tình

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch” [8].

Nhân vật trữ tình không chỉ là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà còn là đối tượng thể hiện những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư... của chính bản thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo

qui luật điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai.

Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum là hiện thân của chính tác giả. Tuy nhiên, ở một số bài thơ, nhà thơ đã tưởng tượng, hóa thân, nhập vai vào đối tượng để bộc lộ cảm xúc của mình. Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum có cách xưng hô phong phú, linh hoạt. Có khi xưng “tôi” (Ông nội tôi

khai sinh miền đất, Chiều hồ Sòng Sĩ, Một chiều chưa gặp Bến Tre...), có khi

xưng “ta” (Lên Thung Khe). Cũng có khi tác giả không dùng đại từ nhân xưng mà chọn cách xưng danh riêng như trong bài Núi: “Núi sánh vai trùng trùng, điệp điệp, giăng trường thành biên giới non sông. Người miền núi ta mang vóc núi. Khi hoạn nạn biển trời thét gọi, trái núi dạng chân bám đất lành”. Trong bài thơ, tác giả không dùng các đại từ tôi, ta, anh... mà tự xưng: “Người miền núi ta mang vóc núi”. Cách viết này tạo được độ rộng (người miền núi nói chung) và chiều sâu (nhận thức sâu sắc về nguồn gốc, con người của mình) của nhân vật trữ tình. Cũng với cách thể hiện nhân vật trữ tình như thế, trong bài

thơ Ở rẻo cao Pù Bin nhà thơ viết: “Người Pù Bin lầm lỳ như núi/ Cao xanh

trên sương gió, nắng mưa/ Người rẻo cao tình bền củi lửa/ Râm ran cháy nỏ suốt bốn mùa”. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tự xưng là “người Pù Bin”, “Người rẻo cao”. Hay trong bài Tiếng hát trên cao, nhân vật trữ tình là “Người núi cao”: “Lên núi cao chỉ có gói cơm/ Người núi cao không đeo thanh gươm”.. Dù nhân vật trữ tình là hiện thân của tác giả hay tác giả nhập vai thì đều mang tâm sự, là ý thức của nhà thơ về cuội nguồn, gốc rễ của mình. Nhân vật trữ tình trong thơ Lò Cao Nhum có hai đặc điểm nổi bật, vừa đối lập, vừa hòa nhập: mạnh mẽ phóng khoáng và hoài niệm, suy tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ lò cao nhum (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)