Một trong những cơ sở đầu tiên cho việc đánh giá tính bền vững của du lịch là sự ra đời của thƣớc đo sự bền vững - Barometer of Sustainability. Thƣớc đo này đƣợc phát triển bởi Prescott-Allen (1997), thang đánh giá của công cụ này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của Ko (2003), Tsaur và các cộng sự (2005) và các nghiên cứu đánh giá sự bền vững ở nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ có các phƣơng
pháp khác nhau để đánh giá, trong đó có phƣơng pháp giản đơn nhƣ sự áp dụng thang đo 5 điểm của Rio and Nunes (2012) đến các lý thuyết và kỹ thuật khá phức tạp nhƣ lý thuyết mờ của tác giả Lin và Lu (2012), lý thuyết hệ thống xám (Wang 15 and Pei, 2014), dấu chân sinh thái… Cho dù có ứng dụng phƣơng pháp nghiên cứu nào thì nhìn chung các nghiên cứu đều phải đƣợc thực hiện dựa trên một (hoặc nhiều) thang đo tính bền vững, đƣợc xác định rõ ràng các tiêu chí và các biến đo lƣờng (biến thang đo). Điều này lại làm nảy sinh một vấn đề rằng nên chọn loại thang đo nào cho nghiên cứu. Thông thƣờng, các biến đo lƣờng đƣợc chia làm hai dạng chính: Biến đo lƣờng khách quan (Objective indicator) và biến đo lƣờng chủ quan (Subjective indicator). Thang đo khách quan sử dụng dữ liệu định lƣợng và đa số đƣợc mô tả bằng các hàm tính toán. Trong khi đó thang đo chủ quan lại dựa trên thái độ và cảm nhận cá nhân, thiên về định tính, thang đo khách quan thƣờng đƣợc áp dụng nhiều hơn vì tính chính xác và chặt chẽ của nó. Trong trƣờng hợp đánh giá du lịch bền vững, không chỉ cần sự đánh giá khách quan mà còn phải xem xét trên nhiều phƣơng diện khác nhau từ góc độ của nhà quản lý, chuyên gia khoa học hay ngƣời dân địa phƣơng,… Chứng minh cho luận điểm này, số lƣợng các nghiên cứu sử dụng thang đo lƣờng chủ quan và khách quan là khá tƣơng đƣơng, thậm chí với trƣờng hợp đánh giá sự bền vững điểm du lịch, thang đo chủ quan còn đƣợc sử dụng rộng rãi hơn.
Cho dù các nghiên cứu có sử dụng các thang đo khác nhau nhƣng đều phải gắn với phƣơng pháp đánh giá. Phƣơng pháp phổ biến hơn cả đó là ứng dụng thang đo lƣờng chủ quan thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu kết hợp sử dụng phƣơng pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy Process- AHP) hay phân tích mạng (Analytic Network Process-ANP), thực chất phƣơng pháp phân tích mạng là phƣơng pháp tổng quan của AHP, một công cụ hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chuẩn đƣợc giới thiệu bởi Saaty (1980) để phân chia một vấn đề phức tạp thành một mạng lƣới có hệ thống. Bên cạnh đó các
nghiên cứu sử dụng thang đo chủ quan cũng thƣờng đƣợc kết hợp một phƣơng pháp tranh luận là Delphi, sự thảo luận có bài bản này diễn ra giữa các chuyên gia nhằm lựa chọn các tiêu chí cho việc đánh giá sự bền vững. Trong khi đó, các nghiên cứu sử dụng thang đo khách quan lại sử dụng dữ liệu là các chỉ số khách quan và sử dụng một số công cụ khác khá phức tạp nhƣ AMOEBA (Ko, 2001), phƣơng pháp phân tích thành phần chính, dấu chân sinh thái, mô hình tuyến tính tích lũy (Azizi et al., 2011)…
Một trong những nghiên cứu đại diện về các chỉ số quản lý du lịch bền vững đã đƣợc phát triển bởi tổ chức Du lịch thế giới năm 1993, Abidin (1999) phát triển bộ tiêu chí và chỉ số để đánh giá phát triển du lịch sinh thái bền vững của Vƣờn quốc gia Tama Negara ở Malaysia. Stein, Clark và Richard (2003) đã sử dụng phƣơng pháp Delphi để xác định các yếu tố định giá cho các khu vực bản địa của Đài Loan, Young Blender (2008) sử dụng kỹ thuật Delphi để phát triển hệ thống tiêu chí và chỉ số nhằm ƣớc lƣợng du lịch sinh thái dựa vào rừng ở khu vực Tây Virginia. Orsi và các cộng sự (2010) sử dụng phƣơng pháp Delphi để chuẩn bị một hệ thống chung các tiêu chí và chỉ số để xác định ƣu tiên phục hồi trong các khu rừng. Ko (2005) sử dụng nghiên cứu của ông với các bên liên quan để chấp thuận một số chỉ số chuẩn để đo lƣờng du lịch bền vững có thể dẫn tới phát triển bền vững. Chris và Sirakaya (2005) ứng dụng kỹ thuật Delphi để hình thành các chỉ số cho du lịch cộng đồng. Fresque and Plummer (2006) sử dụng phƣơng pháp Delphi để xác định các chỉ số xã hội và sinh thái để đánh giá thay đổi liên quan đến khách du lịch sử dụng các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn ở Canada. Hai và các cộng sự (2009) sử dụng kỹ thuật Delphi để kiến tạo nên các chỉ số bền vững cho phát triển bền vững của tỉnh Quảng Trị - Việt nam. Một nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Lê Chí Công (2015) đã ứng dụng phƣơng pháp Delphi để xây dựng chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững tại thành phố Nha Trang.
Việc nghiên cứu không sử dụng thang đo rõ ràng sẽ dẫn tới kết quả nghiên cứu chung chung, các đánh giá đƣa ra không thuyết phục và không đủ để kế thừa phát triển các nghiên cứu sau này. Do đó, việc xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số phát triển du lịch sinh thái bền vững bằng phƣơng pháp Delphi là việc làm hết sức có ý nghĩa và mang tính định lƣợng cao có thể mở ra hƣớng nghiên cứu rộng cho các nghiên cứu tiếp theo ở Việt Nam về lĩnh vực phát triển du lịch bền vững.
Chƣơng 2
ỤC T ÊU, Ộ DU , P ƢƠ P ÁP Ê CỨU 2.1. ục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống tiêu chí và chỉ số môi trƣờng hƣớng tới phát triển du lịch bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng môi trƣờng của các hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu Khu di tích - thắng cảnh Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Xây dựng các tiêu chí và chỉ số đánh giá môi trƣờng du lịch (dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững) của khu vực nghiên cứu bằng phƣơng pháp Delphi.
2.2. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Khía cạnh môi trƣờng của các hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu Khu di tích - thắng cảnh Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá các hoạt động du lịch, các tác động của du lịch tới môi trƣờng và bƣớc đầu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch của các khía cạnh môi trƣờng;
+ Phạm vi về không gian: Trong phạm vi ranh giới khu di tích Chùa Hƣơng - Hƣơng Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội;
+ Phạm vị về thời gian: từ tháng 04/2019 đến tháng 10/2019.
2.3. ội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về thực trạng các hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng môi trƣờng du lịch tại khu di tích Chùa Hƣơng - Hƣơng Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội.
- Lựa chọn và xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số môi trƣờng của các hoạt động du lịch.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trƣờng hƣớng tới phát triển du lịch bền vững.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu, thu thập số liệu
- Nghiên cứu tại bàn: Thực hiện thu thập các tài liệu có liên quan dƣới dạng xuất bản hoặc không xuất và xử lý nó theo mục đích nghiên cứu. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm đƣợc phƣơng pháp phù hợp, sử dụng đúng kỹ thuật phân tích để đề tài nghiên cứu có kết quả chính xác nhất. Các tài liệu này chủ yếu là các thông tin thứ cấp từ các báo cáo nghiên cứu, tài liệu đƣợc xuất bản của tổng cục thống kê, bộ ngành liên quan, tổ chức phi chính phủ… về phát triển du lịch bền vững. Các thông tin thu thập sẽ đƣợc phân tích và kế thừa, điều chỉnh để phù hợp với đề tài và điều kiện thực tiễn tại khu vực nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, những nội dung cụ thể cần đƣợc thảo luận và trình bày trong báo cáo cũng nhƣ chính xác những thông tin cần thu thập khi đi thực địa tại địa bàn nghiên cứu tránh thu thập thông tin lệch hƣớng nghiên cứu, thu thập thừa thông tin không cần thiết dẫn đến tốn thời gian và không hiệu quả trong quá trình nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài từ bƣớc đầu tìm hiểu xác định địa điểm nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu cho đến quá trình thực hiện là khảo sát thực tế tại địa bàn. Các tài liệu đƣợc thu thập trong quá trình khảo sát thực tế và sử dụng để trình bày trong đề tài là các báo cáo về phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ 5 năm, các thống kê số liệu về đất đai, hoạt động du lịch… (nguồn từ UBND xã Hƣơng Sơn, BQL khu di tích, phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện Mỹ Đức và một số phòng ban liên quan nhƣ xây dựng,
giao thông, quy hoạch…). Các số liệu thu thập thời gian ƣu tiên là 5 năm trở lại đây (2014 - 2019), số liệu sau khi thu thập đƣợc tổng hợp, xử lý và chọn lọc sử dụng cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu định tính:
Tham vấn chuyên gia: Đây là phƣơng pháp đóng vai trò quan trọng suốt quá trình thực hiện đề tài. Phƣơng pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến đề tài nghiên cứu (văn hóa - xã hội, môi trƣờng, kinh tế…) để tìm ra giải pháp tối ƣu cho việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, xem xét xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số hƣớng tới phát triển du lịch bền vững.
2.4.2. Phương pháp Delphi
Phƣơng pháp Delphi là một phƣơng pháp riêng biệt nhằm gợi mở và sàng lọc những ý kiến của một nhóm chuyên gia. Phƣơng pháp này sẽ tạo ra những quan điểm hấp dẫn, ý kiến và các đồng thuận từ một nhóm các chuyên gia. Kỹ thuật Delphi là phƣơng pháp dự báo dài hạn của tập hợp dự báo của phần lớn các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Để phát triển các chỉ số mục tiêu, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật Delphi là một trong những phƣơng pháp định tính nổi tiếng và kỹ thuật định hƣớng cho dự đoán các sự kiện tƣơng lai thông qua sự đồng thuận.
Mục đích sử dụng phƣơng pháp Delphi là nhằm thu đƣợc lời gợi ý từ các thành viên chuyên gia và bất cứ khi nào có khả năng đạt đƣợc sự đồng thuận. Việc lựa chọn cẩn thận các chuyên gia trả lời bảng câu hỏi trong hai hoặc nhiều vòng là yếu tố hết sức quan trọng. Kết thúc mỗi vòng nhà khoa học sẽ cung cấp một bảng tổng hợp khuyết danh của các thành viên tham gia gợi ý từ các vòng trƣớc. Việc làm này cho thấy trong quá trình xử lý một số các tiêu chí hoặc chỉ số sẽ bị loại bỏ và có thể có các nhóm các tiêu chí sẽ đƣợc đƣa vào. Cuối cùng quá trình sẽ dừng lại sau khi trạng thái kết quả ổn định đƣợc đạt tới bằng cách khẳng định thông qua số trung bình và trung vị.
Nhƣ chúng ta đã biết khó có thể tổng hợp và tích hợp các kiến thức từ các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt khi họ có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau (Hwang và các cộng sự, 2006). Để khắc phục những vấn đề trên Delphi là một phƣơng pháp phù hợp để thu thập kiến thức từ chuyên gia ở các lĩnh vực và thời điểm khác nhau (Knowledge Acquisition For Multiple Experts with Time scales - KAMET). Phƣơng pháp này cho phép thu thập các đánh giá của các chuyên gia theo chủ đề một cách hệ thống. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu định tính tin cậy và có khả năng giải quyết vấn đề nhằm góp phần ra quyết định và để đạt đƣợc sự nhất trí theo nhóm ở phạm vi khác nhau. Murry và Hammors (1995) đã chỉ ra bốn đặc điểm quan trọng của phƣơng pháp Delphi đó là:
- Dấu tên các thành viên nhóm chuyên gia;
- Quá trình tƣơng tác diễn ra qua các vòng cho phép các chuyên gia có thểthay đổi quan điểm của mình;
- Điều khiển phản hồi: Thông báo cho các thành viên tham gia về quan điểm của các thành viên khác và cung cấp một cơ hội cho nhóm chuyên gia làm rõ hoặc thay đổi quan điểm;
- Kết quả phản hồi nhóm sẽ đƣợc xử lý thống kê: Kết quả sẽ cho phép phântích định lƣợng và diễn giải các số liệu.
2.4.2.1. Hình thành nên nhóm chuyên gia
Việc lựa chọn chuyên gia tham để hình thành nên một nhóm các chuyên gia là bƣớc quan trọng nhất trong kỹ thuật Delphi. Phƣơng pháp Delphi không cho phép lựa chọn nhóm chuyên gia bằng phƣơng pháp ngẫu nhiên, mà nhóm chuyên gia phải đƣợc xây dựng dựa trên sự cân nhắc kỹ lƣỡng các yếu tố nhƣ kinh nghiệm và lĩnh vực nghiên cứu phù hợp.
Số lƣợng các chuyên gia hình thành nên nhóm nghiên cứu cũng rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định độ tin cậy của kết quả. Nếu quá ít chuyên gia sẽ dẫn tới kể quả đánh giá bị thu hẹp hoặc quá nhiều dẫn đến khó có sự đồng
thuận. Linstone (1978) cho rằng số lƣợng chuyên gia tối thiểu là 7 ngƣời để áp dụng phƣơng pháp Delphi. Tuy nhiên tác giả Dalkey và Helmer (1969) cho rằng nhóm chuyên gia của phƣơng pháp Delphi sẽ có đƣợc độ chính xác cao nhất nếu đạt con số là ít nhất 10 ngƣơi. Con số 10 - 15 ngƣời là gợi ý của Skulmoski và các cộng sự (2007) để đƣa ra những kết quả phù hợp khi ứng dụng phƣơng pháp Delphi. Tsaur và các cộng sự (2006) đã lấy thành công khi lựa chọn 12 chuyên gia đƣợc gợi ý bởi hiệp hội Du lịch Đài Loan để đánh giá tính bền vững của du lich sinh thái trên quan điểm tích hợp tài nguyên, cộng đồng và du lịch. Tại Việt Nam nghiên cứu do tác giả Lê Chí Công (2015) thực hiện cũng đã sử dụng nhóm chuyên gia gồm 7 ngƣời để xây dựng chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững vùng biển Nha Trang. Mới đây nhất là đề tài cấp cơ sở của nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Thị Thanh An là trƣởng nhóm (2019), đã sử dụng nhóm 13 chuyên gia để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số trong giám sát du lịch sinh thái bền vững khu vực Đăk Nông. Nhƣ vậy số lƣợng chuyên gia có thể giao động từ 8 đến 15 ngƣời là hợp lý.
Các khía cạnh yêu cầu sẽ đƣợc cân nhắc xem xét khi lựa chọn chuyên gia đó là: Kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu; kỹ năng và sự sẵn lòng tham gia; có đủ thời gian tham gia. Lựa chọn nhóm chuyên gia theo mục tiêu là đều có bằng cấp và nghiên cứu nhiều năm kinh nghiệm ở các lĩnh vực kinh tế, quản lý cộng đồng, sinh thái, quản lý tài nguyên, du lịch sinh thái… Nhóm chuyên gia đƣợc hình thành sau quá trình khảo sát thực tế hoạt động du lịch tại địa phƣơng và tiếp xúc với cấp chính quyền, các đơn vị quản lý, công ty tổ chức du lịch, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và ngƣời dân tại khu vực. Nhóm chuyên gia bao gồm 15 chuyên gia, trong đó có 7 chuyên gia đang công tác trong cơ quan chính quyền tại địa phƣơng và cấp huyện tại các phòng nhƣ: môi trƣờng, địa chính, giao thông, tài nguyên…, 4 chuyên gia hoạt động nghiên cứu tự do và 4 chuyên gia làm việc trong các công ty tổ chức du lịch. Các chuyên gia đều đang tham gia công tác làm việc tại các
phòng, ban, tổ chức có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch và am hiểu về môi trƣờng tại khu vực, tối thiểu có 5 năm kinh nghiệm.
2.4.2.2. Tiến trình nghiên cứu Delphi
Sau khi nghiên cứu các tài liệu và xây dựng cơ bản lên bộ tiêu chí và