Phương pháp phântích thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 38)

- Công cụ phân tích: Phần mềm hỗ trợ: IBM SPSS Statistics 23 và Excel. - Đại lƣợng cần tính toán phân tích: Thống kê mô tả, tính toán các giá

trị đặc trƣng mẫu nhƣ số trung bình, số trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, và độ trải giữa (Interquartile Range - IQR) thông qua tứ phân vị.

+ Số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất đƣợc tính bằng SPSS với lệnh Analyze/Descriptive Statistics/ Descriptive...

Kết quả sau tính toán đƣợc thể hiện nhƣ sau:

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Trong đó:

Cột đầu tiên là tên các chỉ số; N là số lƣợng chỉ số;

Minimum là giá trị nhỏ nhất; Maximum là giá trị lớn nhất;

Mean là điểm trung bình của các chỉ số; Std.Deviation là giá trị độ lệch chuẩn.

+ Số trung vị là lƣợng biến của đơn vị tổng thể đứng ở vị trí giữa trong dãy số lƣợng biến đã đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Số trung vị phân chia dãy số lƣợng biến làm hai phần (phần trên và phần dƣới số trung bình) mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau. Trong đề tài trung vị đƣợc tính bằng công cụ excel với hàm Median.

+ Tứ phân vị (Quartiles):

Tứ phân vị là đại lƣợng mô tả sự phân bố và sự phân tán của tập dữ liệu. Tứ phân vị có 3 giá trị, đó là tứ phân vị thứ nhất (Q1), thứ nhì (Q2), và thứ ba (Q3). Ba giá trị này chia một tập hợp dữ liệu (đã sắp xếp dữ liệu theo trật từ từ bé đến lớn) thành 4 phần có số lƣợng quan sát đều nhau.

Để tính toán tứ phân vị đề tài đã sử dụng công cụ excel với hàm tính toán QUARTILE.EXC.

+ ộ trải giữa (Interquartile Range - IQR):

Để tính toán độ trải giữa đề tài đã sử dụng công cụ excel. Từ kết quả tính toán tứ phân vị ở trên chỉ cần dùng hàm trừ đơn giản để tính đƣợc độ trải giữa.

IQR = Q3 - Q1

+ Kiểm định giả thuyết bằng tiêu chuẩn Friedman: Là một kiểm định phi tham số đƣợc sử dụng thay thế kiểm định ANOVA lặp một chiều. Kiểm định Friedman đƣợc sử dụng khi muốn kiểm tra sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các nhóm khi biến phụ thuộc đƣợc đo lƣờng là dạng thứ tự (Linkert hoặc dạng liên tục) mà không cần kiểm tra giả định về phân phối chuẩn.

Giả thuyết H0: Sự cho điểm của các chuyên gia về cơ bản là không có sự khác biệt

Đối thuyết H1: Sự cho điểm của các chuyên gia về cơ bản là có sự khác biệt

Công thức tính toán nhƣ sau:

FM = *ƩR2 – [3*N*(k+1)] Trong đó:

FM: Là giá trị tiêu chuẩn Friedman tính toán đƣợc; N: Số lƣợng các tiêu chí;

K: Số lƣợng chuyên gia;

Nếu giá trị FM tính toán đƣợc mà lớn hơn giá trị tra bảng thì giá trị H 0 sẽ bị bác bỏ đồng nghĩa các chuyên gia cho điểm các tiêu chí là khác nhau.

Để tính toán giá trị Friedman test nhóm đề tài sử dụng SPSS với lệnh: Analyze/Nonparametric Test/Legacy Dialogs/K Related Samples.

Kết quả sau khi tính toán thể hiện nhƣ sau: N Chi-Square df Asymp. Sig. Trong đó: N: Số tiêu chí đánh giá;

Chi-Square: Giá trị tính toán (FM);

Df: Bậc tự do đƣợc tính bằng số chuyên gia trừ 1;

Asymp. Sig: mức ý nghĩa. Nếu < 0,05 chấp nhận giả thuyết H 0.

Sau khi thiết kế thang đo cuối cùng, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của nó. Độ tin cậy thƣờng dùng nhất, nói lên tính nhất quán nội tại, nói lên mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo.

+ Kiểm định Cronbach’s Alpha: Là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lƣờng cho một khái niệm cần đo hay không.

Giá trị Cronbach's alpha tính toán đƣợc bằng phần mềm SPSS với lệnh

Analyze/ Scale/Reliability Analysis.

Kết quả sau khi tính toán thể hiện nhƣ sau: Reliability Statistics:

Cronbach's Alpha N of Items

Trong đó:

N of Items: Tổng số các chuyên gia đƣợc kiểm nghiệm. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha:

Từ 0,8 đến gần bằng 1: Thang đo lƣờng rất tốt;

Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: Thang đo lƣờng sử dụng tốt; Từ 0,6 trở lên: Thang đo lƣờng đủ điều kiện.

+ Hệ số liên quan giữa các nhóm (Intra-class Correlation Coefficient - ICC) để đánh giá độ tin cậy của các chỉ số. Về mặt thống kê ICC là một chỉ số thống kê mô tả có thể sử dụng để đo lƣờng định lƣợng các đơn vị đƣợc tổ chức thành nhóm. Ngoài ra chỉ số ICC đƣợc sử để đánh giá mức độ nhất quán và tin cậy của nhân tố nghiên cứu. Trong trƣờng hợp này áp dụng để đánh giá mức độ tin cậy, không đánh giá mức độ nhất quán.

Để tính toán các trị số ICC sử dụng ứng dụng phần mềm SPSS với lệnh Analysis/Scale/Reliability Analysis.

Để kiểm tra mô hình dùng kiểm tra 2 chiều theo xu hƣớng hỗn hợp (Two -Way Mixed) vì cách cho điểm này không thể dùng ngẫu nhiên mà phải dựa vào điều kiện cụ thể của từng chỉ số. Đối với mục loại kiểm định (type) dùng kiểm tra mức độ tuyệt đối (Absolute Agreement) chứ không kiểm tra tính nhất quán vì có thể các nhóm chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ cho điểm nhất quán rất cao nhƣng trị số trung bình không đạt đƣợc độ tin cậy tuyệt đối cao.

Kết quả sau khi tính toán thể hiện nhƣ sau:

Intraclass Correlationb

95% Confidence

Interval F Test with True Value 0 Lower

Bound

Upper

Bound Value df1 df2 Sig Single

Measures Average Measures

Trong đó:

Average Measures: Giá trị đo lƣờng trung bình - chứng minh giá trị trung bình của các chuyên gia cho điểm có tin cậy đƣợc hay không.

Single Measure: Giá trị đo lƣờng đơn là chỉ số tính toán nếu chỉ sử dụng một ngƣời cho điểm. Chỉ số này nhìn chung độ tin cậy sẽ luôn thấp hơn so với việc sử dụng chỉ số bình quân của nhiều chuyên gia đánh giá.

Cột thứ 3 và cột thứ 4 là giá trị cận trên và giá trị cận dƣới của chỉ số đo lƣờng tƣơng đƣơng với độ tin cậy 95%.

Giá trị của ICC cũng tƣơng tự nhƣ đối với hệ số tƣơng quan, giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vị từ 0 - 1.

Cicchetti (1994) đã đƣa ra thang đo cho chỉ số ICC nhƣ sau: Nhỏ hơn 0,40 - kém;

Từ 0,40 đến 0,59 - Vừa; Từ 0,60 đến 0,74 - Tốt; Từ 0,75 đến 1,00 - Rất tốt.

Một nguyên tắc cơ bản (rule of thumb) các nhà nghiên cứu cố gắng so sánh từ 30 trƣờng hợp (câu hỏi) và ít nhất 3 ngƣời đánh giá khi muốn áp dụng những nghiên cứu về độ tin cậy.

Chƣơng 3

ẶC Ể ỀU K Ệ TỰ Ê , K TẾ XÃ Ộ K U VỰC Ê CỨU

3.1. iều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu di tích Chùa Hƣơng nằm ở phía Tây Nam Tp. Hà Nội, gồm hệ thống đình, đền, chùa, hang, động tọa lạc rải rác quanh dãy núi Hƣơng Sơn ở 5 thôn: Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá, Tiên Mai và Phú Yên trên địa bàn 4 xã Hƣơng Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và Anh Phú thuộc huyện Mỹ Đức - Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 60 km, cách TP Phủ Lý - Hà Nam 30 km. Trung tâm Chùa Hƣơng nằm ở xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.

Khu du lịch chùa Hƣơng có tọa độ địa lý từ 20°29’ đến 20°24’ vĩ độ Bắc và 105°41’ kinh độ Đông.

Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Phía Đông và Nam thuộc địa phận Hà Nội.

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Quần thể Chùa Hƣơng có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa Trong là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên

đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vƣơng Trịnh Sâm (1739 - 1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Khu di tích chùa Hƣơng thuộc phần cuối của dẫy núi đá vôi kéo dài từ Lan Nhi Thăng, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, vùng đá vôi Hoà

Bình - Ninh Bình đến tận bờ biển Nga Sơn - Thanh Hóa, với độ cao từ 1.444 m (đỉnh Bu Lan Nha Thăng) giảm xuống 100 - 300 m về phía biển đi xuống. Khu vực này tiếp giáp với châu thổ sông Hồng, đây chính là ranh giới giữa rừng núi, đồng bằng về phía Tây Nam, đồng bằng sông Hồng. Do vậy, dãy núi Hƣơng Sơn cũng chỉ là núi thấp, đỉnh cao nhất là 381 m.

Hệ thống núi ở đây không chỉ đẹp ở chiều cao mà còn đẹp ở chiều dầy, chiều rộng ở các quần tụ bố cục nhịp nhàng giữa núi với núi và núi với nƣớc. Những dãy núi ở đây đều có hình dáng độc đáo và có ý nghĩa ở chốn cửa phật nhƣ núi mâm xôi với hình ảnh mâm xôi con gà hay núi voi phục mang vẻ đẹp tự nhiên của tạo hoá. Do phần lớn núi đá bị nƣớc xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành nên nhiều hang động tự nhiên rất đẹp, có giá trị du lịch nhƣ: Động Hƣơng Tích, Hinh Bồng, Long Vân, Tuyết Sơn...

Đánh giá chung về địa hình, địa mạo khu vực Chùa Hƣơng cho thấy đây là nơi có địa hình núi thấp xâm thực nhƣng nằm ngay cạnh đồng bằng, có phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình” có lợi thế rất lớn về mức độ hâp dẫn du khách.

3.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu thời tiết luôn là yếu tố ảnh hƣởng lớn tới khách du lịch. Chính khí hậu tạo ra từng loại thời tiết và định ra mùa du lịch. Khu di tích chùa Hƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C/năm. Thời kỳ nóng nhất nhiệt trung bình là 270C. Thời kỳ lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 180C.Thời tiết mùa xuân với nhiệt độ dễ chịu 16 - 200C. Mặt trời chuyển dịch lên cao, nắng xuân ấm dịu. Mƣa chủ yếu là mƣa bay, mƣa bụi, mƣa phùn lên một màn trắng hƣ ảo, mong manh trƣớc cổng chùa và trên cả núi rừng Hƣơng Sơn. Đó là yếu tố thuận lợi cho khách vì khách sẽ cảm thấy bầu không khí khác lạ, yên tĩnh, tôn nghiêm, linh thiêng và phần nào bớt mệt khi leo núi. Từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm cũng là mùa lễ hội chùa Hƣơng, đây là khoảng thời gian có lƣợt du khách nhiều nhất.

- Hƣớng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau), còn lại các tháng khác chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam. Chế độ gió nói chung không gây tác động xấu đến sức khoẻ con ngƣời, tạo độ thông thoáng vừa phải tƣơng đối thuận lợi cho các hoạt động tham quan du lịch, nghỉ dƣỡng.

- Chế độ bức xạ nắng, mây, mƣa tƣơng đối thích nghi với sức khỏe con ngƣời thuận lợi cho hoạt động tham quan nghỉ dƣỡng.

- Lƣợng mƣa trung bình 1.800 - 2.000 mm/năm với ngày mƣa 140 - 150 ngày/năm ở ngƣỡng thích hợp đến khá thích hợp. Thời gian mƣa phân bố trong năm không đều, mƣa tập trung vào tháng 4 đến tháng 10 ngày mƣa nhiều nhất có thể lên tới 33 mm, mùa khô từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tháng mƣa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 lƣợng mƣa chỉ từ 18 - 23 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 85% giao động từ 80 - 89%. Chênh lệch độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

Các học giả Ấn Độ đã đƣa ra các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời nhƣ sau:

Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung bình năm (độ C) Nhiệt độ trung bình tháng (độ C) Biên độ của t0 độ trung bình (độ C) ƣợng mƣa trung bình năm (mm) 1 Thích nghi 8 - 24 24 - 27 < 6 1250 - 1902 2 Khá thích nghi 24 - 27 27 - 29 6 - 8 1900 - 2550 3 Nóng 7 - 29 29 - 32 8 - 14 > 2550 4 Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 < 1250 5 Không thích nghi > 32 > 35 > 19 < 650

Qua bảng số liệu trên và tình hình khí hậu khu du lịch Chùa Hƣơng ta thấy khí hậu ở đây thuộc vào loại thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức khoẻ con ngƣời. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút khách du lịch.

3.1.4. Thủy văn

Để phục vụ cho khách du lịch thì nguồn nƣớc đóng vai trò quan trọng. Nguồn nƣớc ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống còn lại trong khu vực và phục vụ cho môi trƣờng sinh hoạt vệ sinh của dân cƣ và khách du lịch. Mạng lới thuỷ văn của huyện Mỹ Đức rất phong phú gồm lƣu lƣợng nƣớc của hai con sông lớn: Sông Đáy, sông Thanh Hà và hệ thống suối: Suối Yến, Suối Long Vân… đều do nguồn nƣớc ngầm Karst cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm.

Đặc biệt với dòng Suối Yến hiền hòa thơ mộng uốn lƣợn quanh co chạy dài 4 km mất khoảng một giờ đi đò đƣa du khách đến chùa Thiên Trù để vào động Hƣơng Tích. Không chỉ đóng vai trò là dòng chảy đón đƣa du khách mà suối Yến còn tạo cho du khách cảm giác lãng mạn, thả hồn trƣớc cảnh “Sơn thuỷ hữu tình”.

Theo điều tra nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì hệ thống thuỷ văn tại Chùa Hƣơng - Mỹ Đức rất phong phú, với tầng nƣớc ngầm dồi dào sẽ là một điểm mạnh để cung cấplƣợng nƣớc đảm bảo cho việc khai thác, phục vụ các nhu cầu du lịch, sinh hoạt của khách và dân cƣ. Nhìn chung về mặt tài nguyên nƣớc ở khu vực có thể thấy lƣợng nƣớc trong khu vực là khá đủ, và sạch phục vụ cho nhu cầu du lịch và sinh hoạt. Nhƣng do tính chất đặc biệt của cấu tạo địa chất nên cần có những biện pháp khai thác hợp lý để cho môi trƣờng nƣớc luôn trong sạch, góp phần vào phát triển du lịch bền vững ở khu vực.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Khu di tích Chùa Hƣơng thuộc vùng núi Hƣơng Sơn một vùng núi trong dãy “Hạ Long cạn” của hệ thống đồi núi sót nổi lên giữa trung tâm Bắc

Bộ. Là vùng chuyển tiếp giữa hệ thống đồi núi đá vôi từ Tây Bắc qua Hoà Bình, và bên kia là thềm đồng bằng châu thổ sông Hồng, nên mặc dù có diện tích không lớn (hơn 5.000 ha) nhƣng có sự phân hoá mạnh mẽ của địa hình thổ nhƣỡng. Điều này đã tạo cho khu du lịch nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là hệ thống hang động trong các núi đá vôi.

* Tài nguyên rừng và sinh vật

Khu di tích chùa Hƣơng có diện tích 5130 hecta là một quần thể núi rừng, núi đá nguyên sinh những thảm thực vật đa dạng phong phú. Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn có tổng diện tích 3.320,41 ha lƣu giữ nhiều nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Độ tàn che phủ của rừng hiện nay là 48%. Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn có 1 kiểu thảm thực vật, 3 kiểu phụ thảm thực vật, 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn, 1 kiểu trạng thái thủy sinh, ngập nƣớc.

Theo điều tra thống kê sơ bộ thì nơi đây có khoảng 350 loài thảo mộc, thuộc 92 họ. Ở đây có 6 ngành thực vật bặc cao đó là ngành lá thông, ngành tháp bút, ngành thông đất, ngành dƣơng xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)