Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 27 - 28)

Được thực hiện trước khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu. Vì vậy các tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng đệm VQG Xuân Sơn được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được tiến hành tại 7 xã vùng đệm nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình và điều kiện kinh tế xã hội của từng xã.

Theo Donovan (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình. Trong vùng đệm VQG Xuân Sơn, các dân tộc có khả năng tiếp cận khá đồng nhất. Vì thế thành phần dân tộc và địa hình là các yếu được lựa chọn làm tiêu chí để chọn thơn nghiên cứu điểm trong đề tài này. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng và đặc biệt là hình thức tác động của cộng đồng tới TNR và LSNG. Dân tộc và tập tục văn hố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào hoạt động phát triển. Do các dân tộc nơi đây sống riêng rẽ trong các thôn bản khác nhau, người Dao sống ở nơi có địa hình cao hơn, gần rừng hơn người Mường nên yếu tố địa hình được xem xét để chọn điểm nghiên cứu cho đề tài này.

Đồng thời để làm rõ hơn vai trò của LSNG đối với đời sống cư dân nơi đây ngoài yếu tố thành phần dân tộc ra các xã được chọn phải là nơi điển hình có hoạt động khai thác LSNG, có ít diện tích trồng lúa nước, thu nhập của phần đông người dân chủ yếu dựa vào rừng, nhưng rừng đã bị cạn kiệt nghiêm trọng.

Vùng đệm VQG Xuân Sơn, mỗi một dân tộc thường tập trung sống trong một thôn, bản; các bản người Dao và người Mường sống ở gần rừng và trực tiếp tác động đến nguồn tài nguyên LSNG, người Kinh sống xa rừng hơn

và ít có tác động trực tiếp đến tài nguyên LSNG. Vì thế, các bản được chọn làm điểm nghiên cứu là các bản người Dao, người Mường.

Theo số liệu phân bố dân tộc của các xã vùng đệm (Biểu3.3), người Mường sống nhiều ở các xã Kim Thượng và Xuân Đài, người Dao phân bố chủ yếu ở các xã Kim Thượng và Đồng Sơn. Vì vậy, các bản được lựa chọn làm điểm nghiên cứu sẽ nằm ở 3 xã: Kim Thượng, Xuân Đài và Đồng Sơn. Với 4 bản được lựa chọn làm điểm nghiên cứu, 2 bản người Mường là bản Nhàng (xã Kim Thượng), bản Dụ (xã Xuân Đài) và 2 bản người Dao là bản Hạ Bằng (xã Kim Thượng), bản Thân (xã Đồng Sơn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)