Tổ chức cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 70 - 71)

T ên địa phương ên thông thường Loài ên khoa học F F%

4.4.3. Tổ chức cộng đồng

Tổ chức cộng đồng là một qúa trình hoạt động xã hội nhân văn của các nhóm người trong cộng đồng để tạo ra các cấu trúc về những quy tắc chung được nhiều người thừa nhận thông qua việc thực hiện của các đơn vị tổ chức [32]. Đây là loại hình hoạt động có hiệu quả đối với cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở nhiều địa phương.

Tại vùng đệm, tuy tồn tại nhiều tổ chức cộng đồng nhưng chỉ có các tổ trồng cây là những tổ chức chịu trách nhiệm chính về vấn trên diện tích đất và rừng họ nhận khốn. Hiệu quả trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng chưa cao, do chưa có sự thống nhất về cơ chế hưởng lợi giữa các thành viên trong tổ. Ngoài các tổ trồng cây, Ban quản lý thôn bản và Tổ an ninh thơn bản có trách nhiệm giúp đỡ giải quyết các vụ việc xâm chiếm và tranh chấp đất và rừng giữa các tổ trồng cây với người dân nếu có yêu cầu của tổ trồng cây.

4.4.4.Thể chế cộng đồng

Là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương được hình thành qua kinh nghiệm ứng xử với mơi trường và ứng xử xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người và môi trường thiên nhiên. Những thể chế cộng đồng này được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng. Thực tế ở nhiều địa phương, các thể chế cộng đồng là những luật tục có tác dụng lớn lao đối với việc quản lý vảo vệ rừng cộng đồng.

Tại vùng đệm VQG Xuân Sơn, ngoài những văn bản pháp quy của nhà nước, chưa có các thể chế cộng đồng. Dường như khơng có một sợi dây nào gắn bó cộng đồng với nhau theo hình thức riêng của từng cộng đồng. Sở dĩ như vậy là do trong vùng khơng có diện tích đất hay rừng nào thuộc quyền quản lý của cộng đồng. Vì vậy, khơng có quy định về quản lý sử dụng, hình thức xử phạt hay khen thưởng nào đối với mọi hoạt động trong đó có những phạm vi về TNR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 70 - 71)