Ampelocalamus patellaris Giang Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 51 - 55)

*Nhận xét:

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, việc khai thác nguồn tài nguyên LSNG của người dân địa phương ở đây cịn chưa hợp lý. Mặc dù có kiến thức về khai thác, chế biến, sử dụng nhiều loài với nhiều công dụng khác nhau nhưng họ vẫn coi tài nguyên rừng như một thứ của cải trời cho nên họ khai thác rừng đến cạn kiệt mà không chú ý phục hồi nguồn tài nguyên này.

LSNG và các sản phẩm được làm từ chúng là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được nhưng khả năng duy trì chúng lại phụ thuộc nhiều vào cách quản lý. Sự khai thác q mức có thể làm cho một số lồi có nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy ngồi các giải pháp tun truyền, giáo dục cần có giải pháp nâng cao đời sống của người dân, thay thế những thiếu hụt trong nhu cầu của người dân, vốn đã phụ thuộc vào rừng bấy lâu nay.

4.2. Vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồngtại vùng đệm VQG Xuân Sơn. tại vùng đệm VQG Xuân Sơn.

Cùng với đà phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật, vai trò quan trọng cũng như giá trị nhiều mặt của LSNG đối với đời sống con người, đặc biệt là đối với người dân miền núi ngày càng được phát huy.

Vai trò của LSNG được thể hiện đa dạng từ việc cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, cây làm thuốc và các hàng hoá khác thu hái từ rừng tự nhiên (Giá trị kinh tế trực tiếp) cũng như cơ sở nghỉ ngơi giải trí và các dịch vụ khác cho đến những lợi ích có được từ các dịch vụ mơi trường khác, gồm điều hố khí hậu, làm sạch nước, duy trì độ phì của đất và hấp thu các sản phẩm thải bỏ (Giá trị kinh tế

gián tiếp). Và không chỉ dừng lại ở đó, chúng cịn có giá trị thẩm mỹ cao thể hiện

thơng qua vẻ đẹp thiên nhiên, nó làm thoả mãn lịng ham thích trìu tượng muốn hiểu biết các vùng thiên nhiên của con người (Giá trị thẩm mỹ). Nó giúp ta có

được niềm tin và giá trị của nó chỉ đơn giản là nó tồn tại(Giá trị đạo đức).

ý nghĩa bao trùm của LSNG theo 4 giá trị trên là vô cùng to lớn, nhưng trên thực tế vai trị của LSNG vẫn chỉ được nhìn nhận dưới góc độ giá trị kinh tế

của chúng đem lại là chính cịn các giá trị khác của LSNG được coi là giá trị hiển nhiên của nó.

4.2.1. Giá trị sử dụng của LSNG

Kết quả điều tra cho thấy, các LSNG gắn liền với đời sống của người dân vùng đệm của Vườn, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có những thói quen đặc trưng riêng. Với truyền thống sử dụng LSNG luôn được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác nên có thể nói nơi đây chứa đựng một kho tàng kiến thức bản địa về sử dụng LSNG rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra cho thấy:

Mỗi gia đình trong khu vực, đặc biệt là người Dao đều biết sử dụng từ vài đến vài chục loài cho LSNG sẵn có trong khu vực để phục vụ sinh hoạt hàng ngày từ cái ăn, thức uống cho đến vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Họ biết rất rõ cần phải thu hái chúng vào thời điểm nào trong năm (Bảng4.7).

Bảng 4.7:. Lịch thời vụ một số LSNG Tháng LSNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Măng Vầu Măng nứa Chít Chè Shan Rau sắng Cọ Nứa Lá dong Sa nhân Quả rừng Củ rừng Rau rừng Dược liệu

Như vậy, có những lồi được người dân địa phương thu hái quanh năm (cọ, nứa, rau rừng, dược liệu), cịn lại đa số các lồi đều phải thu hái chúng vào mùa vụ nhất định. Riêng có củ rừng, người dân chỉ khai thác vào các tháng giáp hạt. Có một điều thật đặc biệt là 100% người dân nơi đã lấy rau rừng về làm rau ăn hàng ngày (Trong số 120 hộ tiến hành điều tra khơng có hộ nào trồng rau để ăn, khi được hỏi tại sao họ trả lời “Trên rừng thiếu gì“).

Về dược liệu, trong mỗi hộ gia đình người Dao đều có người có thể tự vào rừng hái các loại dược liệu để chữa các bệnh thơng thường. Và mỗi xã lại có một số người biết sử dụng cây cỏ làm thuốc ở mức cao hơn, để chữa các bệnh khó hơn. Hiện có khoảng 22 người biết sử dụng thuộc 3 xã điều tra là: Xuân Đài (13), Kim Thượng (3), Đồng Sơn (6). Những người này biết sử dụng từ vài chục đến hàng trăm loài cây cỏ để làm thuốc. Phạm vi hành nghề là trong xã, huyện Thanh Sơn, Lập Thạch, và cá biệt là ở toàn khu vực miền Bắc. Các bệnh chứng được chữa trong trường hợp này là: Viêm não, gẫy xương, viêm gan siêu vi trùng, sỏi thận, thấp khớp, thuốc bổ, tăng cường sức khoẻ, hậu sản, ho, viêm đại tràng, đau dạ dày...vv với các cách sử dụng khác nhau như: sắc uống, xông, đắp, ăn.... Đáng chú ý nhất là trong số 82 lồi cây thuốc có ở vùng đệm

Hình 03: Rau sắng- một loại rau ăn quen thuộc của người dân và được bán trên thị trường địa phương

VQG, có 9 lồi được cộng đồng người Dao và người Mường sử dụng làm thuốc chưa được nhắc tới trong các tài liệu phổ biến về cây thuốc ở Việt Nam (bao gồm: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; Từ điển cây thuốc Việt Nam; Dược điển Việt Nam)(Bảng4.8)

Bảng 4.8. Danh mục các loài cây thuốc ở vùng đệm VQG Xuân Sơn được người Dao và Mường sử dụng làm thuốc...

STT Tên khoa học Tên địa phương

(M: Mường; D: Dao)

Tên thường dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)