Các giải pháp liên quan đến chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 74 - 75)

- Thị trường LSNG còn bấp bênh, người dân thường bị ép giá.

4.6.1.1. Các giải pháp liên quan đến chính sách

- Hiện nay, đất ở vùng đệm do VQG quản lý, để sử dụng có hiệu quả VQG đã giao cho các hộ nhận khoán, trồng hỗn giao các loài giổi, chè shan,...nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập mà vẫn khơi phục được rừng, giảm ảnh hưởng tới mức tối thiểu những tác động xấu của người dân tới rừng. Tuy nhiên cần làm rõ ranh giới, diện tích nhận khốn giữa các hộ, thơn để tránh tranh chấp. Tăng cường công tác phát trồng rừng để tránh tình trạng người dân chỉ quan tâm đến các loài cho LSNG (giổi, chè shan, trám, sấu) mà bỏ qua chăm sóc cây khác. Đồng thời xây dựng cam kết ký hợp đồng với từng hộ theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ theo Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ ở điều 8 có nên rõ:“Chủ đầu tư các dự án vùng đệm phải có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan đơn vị kinh tế - xã hội ở trên địa bàn, đặc biệt là với Ban quản lý khu rừng đặc dụng để xây dựng phương án sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp định canh định cư trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng địa phương, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định nâng cao đời sống người dân”

Quản lý rừng phải tuân thủ tất cả luật pháp của nhà nước và những quy định khác của chính quyền và cộng đồng địa phương phù hợp với luật pháp hiện hành. Thông tư số 56/1999/TB/BNN đã hướng dẫn xây dựng quy ước

bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư làng bản nêu rõ “Luật pháp thừa nhận các quy ước của làng bản, thôn ấp là những quy tắc xử sự trong nội bộ do cộng đồng thống nhất xây dựng và thực hiện. Các quy định về bảo vệ phát triển rừng trong quy ước của cộng đồng thôn bản phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và tuân thủ các quy định của pháp luật, mặt khác phải kế thừa phát huy các thuần phong tốt đẹp của địa phương”.Vận

dụng quyết định 178/2001 - QĐ- TTg để xây dựng quy chế về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao th nhận khốn rừng và đất lâm nghiệp được thể hiện ở các điều từ điều 4 đến điều 12 của Nghị định này.

Những hộ gia đình được giao đất với diện tích lớn cần phải điều tiết lại. Khi quy hoạch sử dụng đất đai cần dành một diện tích nhất định cho từng thơn bản và cho tồn xã. Diện tích đất này giao cho cộng đồng quản lý để giao quyền sử dụng cho những hộ mới tách (Các hộ mới tách đều nằm trong diện các hộ nghèo của vùng do thiếu đất sản xuất), hay dùng để thử nghiệm những

mơ hình phát triển LSNG do VQG hỗ trợ.

Đây là những cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng, góp phần ổn định tài nguyên rừng trong đó có LSNG và ổn định kinh tế xã hội, môi trường khu vực vùng đệm của VQG. Tạo đà cho sự phát triển bền vững tài nguyên rừng cũng như tài nguyên LSNG tại khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)