Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 34 - 36)

1 Nhiệt độ trung bình năm 0C 22.5 2Nhiệt độ khơng khí cao nhất0C40

3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

Địa chất:Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực Vườn quốc gia và vùng đệm có các q trình phát triển địa chất phức tạp. Các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sơng Mua.

Tồn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi.Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.

Phía Đơng của vùng là một khu vực đồi có độ cao từ 200 - 300m, cấu tạo bằng các hệ tầng đá phiến. Phần phía Nam, Tây Bắc của vùng có kiểu địa hình dạng núi thấp và trung bình.

Ngồi ra, trên một số diện tích nhỏ cịn phát hiện có cả phù sa cổ (phân bố xung quanh UBND xã Kiệt Sơn). Từ xã Lai Đồng đến xã Đồng Sơn cịn có cả dấu tích đá Bazal.

Thổ nhưỡng:

Thổ nhưỡng được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hố khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này.

Trên thực địa, chúng tơi đã phát hiện một số nhóm đất chính có nhiều giá trị trong khu vực như sau:

+Đất Feralit có mùn trên vùng núi trung bình (FH):

Được hình thành trong điều kiện mát ẩm, có độ dốc lớn, khơng có nước đọng, khơng có kết von. Tầng đất trung bình, màu vàng đỏ, phát triển trên đá phiến thạch sét. Phân bố xung quanh sườn của núi Cẩn, chủ yếu ở xã Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn. Tầng đất trung bình, màu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, đất có tỉ lệ đá lẫn cao, nhưng tầng mùn cịn khá dày (8 - 10%), màu đen nâu. Tầng thảm mục dày, đất khá tốt, nhất là nơi có địa hình thoải trên đỉnh núi. Nơi đây chưa bị tác động nhiều của con người. Rừng vẫn cịn giữ được tính ngun sinh cao. Đất chưa bị thối hố biến chất, tầng đất tơi xốp, rất thích hợp cho cây rừng cũng như hệ động vật sống trong đất sinh trưởng và phát triển.

+ Đát Feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và núi thấp (F):

Là loại đất có q trình Feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Chiếm một diện tích khá lớn trong vùng đệm, diện tích: 14.876ha.

Phân bố toàn vùng đệm và nằm giữa vùng núi và đồng bằng bồi tích. Địa hình khơng cao, độ dốc thoải, phát triển chủ yếu trên đá sét, đất có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp và tầng đất dầy.

+ Đất dốc tụ và phù sa trong các thung lũng và bồn địa (DL):

Phân bố trong các thung lũng, bãi bằng ven hai bờ sông suối thuộc các xã Đồng Sơn, Lai Đồng. Tân Sơn, Kiệt Sơn, Minh Đài và Kim Thượng. Đất đai màu mỡ, hàng năm loại đất này còn được bồi tụ thêm một lớp phù sa mới. Năng suất lúa khá cao: 180 - 200kg/sào, các thung lũng ven suối năng suất thấp hơn chỉ đạt 80 - 100kg/sào vì đất chua và thiếu ánh sáng do các núi cao che bóng..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)