9 Pseuderanthemum palatiferum Lay gàm (D), nhần nhéng (M)
4.2.3. Vai trò kinh tế của LSNG trong đời sống cộng đồng.
Những đánh giá khác nhau về giá trị kinh tế có thể được dùng để định tổng giá trị kinh tế của LSNG. Tuy nhiên, những nỗ lực đánh giá giá trị kinh tế của LSNG trong nền kinh tế tự tiêu của người dân vùng núi còn nhiều bàn cãi. Nên để đo lường giá trị kinh tế của LSNG và tính hấp dẫn của các cách sử dụng đất khác nhau đề tài đã dùng phương pháp khảo sát các cơ hội sinh kế khác nhau mà người dân có được theo cách của họ.
Việc người dân nông thôn, phải sống qua ngày đoạn tháng, lựa chọn giữa khai thác gỗ, phát nương làm rẫy, thu hái LSNG, kiếm tiền công lao động ngay trong cộng đồng của họ cho nên khái niệm lý thuyết kinh tế chỉ thực sự đi vào cuộc sống khi nhìn vào các hoạt động sản xuất cụ thể của cộng đồng. Các cuộc điều tra thường dùng để thu thập thông tin kinh tế địa phương không đem lại hiệu quả mong muốn, đôi khi người ta ngại trả lời về của cải cá nhân và các hoạt động sản xuất của họ và cũng bởi họ không quen với việc tính tốn tổng sản lượng của một lồi LSNG nào đó. Dẫn đến họ có thể lượng tính khác nhau về khả năng thu nhập và giá trị tài ngun LSNG của địa phương. Vì thế, mà việc phân tích kinh tế hộ được tiến hành bằng kỹ thuật đánh giá có sự tham gia, chứ khơng phải bằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Phân loại kinh tế hộ có sự tham gia theo mức sống chung của địa phương.
Theo cách này, kết quả phân loại cho thấy một sự so sánh tương đối về thu nhập và tài sản của các thành viên trong cộng đồng. Việc xếp thứ hạng, cho biết sự khác biệt về giàu nghèo giữa các hộ gia đình trong cộng đồng. Ngồi việc giúp phát hiện ra vị trí tương đối của các hộ gia đình trong cộng đồng, việc phân loại kinh tế hộ cịn cho phép khám phá các tiêu chí đánh giá giàu nghèo của người dân địa phương. Từ kết quả thu được bước đầu, tiến hành tập hợp quy điểm và tính tốn xếp loại kinh tế hộ (xem phần phụ lục), đã xây dựng được bảng phân loại kinh tế hộ có sự tham gia
Bảng 4.9. Phân loại kinh tế hộ có sự tham gia Nhóm kinh tế Số hộ Tỉ lệ % I - Nhóm hộ khá 10 8.3 II - Nhóm hộ trung bình 62 51.7 III - Nhóm hộ nghèo 40 33.3 IV - Nhóm hộ đói 8 6.7 Tổng 120 100
Số hộ khá ở địa phương chỉ chiếm 8.3%, số hộ nghèo đói cịn chiếm tỉ trọng
cao 40,3%. Đây là một thực tế rõ ràng, bởi diện tích trồng lúa nước ít, nương rẫy truyền thống bị thu hẹp và khơng được phát rẫy mới, nên đất rẫy luân canh trở thành đất rẫy cố định, đất bị xói mịn; lại khơng có thời kỳ bỏ hố phục hồi nên khơng trồng được các giống lúa cạn truyền thống. Vì thế, cho dù sản phẩm LSNG hiện đã bị nghèo nàn về số lượng, nhưng vẫn đóng vai trị quan trọng và cần thiết với những người dân cịn nghèo đói ở địa phương.
Tầm quan trọng và mức độ sử dụng các LSNG trong cộng đồng:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng lồi và các loại LSNG theo cơng dụng là rất lớn. Nhưng trên thực tế số loại và lượng LSNG được người dân khai thác chủ yếu dựa vào nhu cầu của hộ gia đình, cộng đồng và thị trường. Do đó, cần tìm hiểu và phát hiện ra các loại LSNG quan trọng, có nhu cầu sử dụng cao nhằm làm cơ sở lựa chọn được các loài để phát triển, quản lý và tổ chức kinh doanh.
N h ó m I N h ó m I I N h ó m I I I N h ó m I V
Việc xác định tầm quan trọng và mức độ sử dụng các loại LSNG được sử dụng theo cách tiếp cận có sự tham gia. Các cơng cụ trực quan và ma trận đơn giản đã được áp dụng cùng với cộng đồng.
Chỉ có 88 loại trong 103 loại được sắp xếp, kết quả được số lượng chung toàn bộ các LSNG như ở bảng 4.10 Bảng 4.10. Tổng hợp tầm quan trọng và mức sử dụng Tầm quan trọng Mức độ sử dụng Rất cần Cần ít cần Cộng Sử dụng nhiều 4 3 7 Sử dụng vừa 6 10 20 36 Sử dụng ít 5 13 27 45
Từ kết quả nghiên cứu, xác định được các loại LSNG quan trọng nhất cần quan tâm nghiên cứu. Có 07 loại được chọn, đó là các loại thuộc các ơ phân loại có mức độ sử dụng nhiều và tầm quan trọng là rất cần và cần.
07 loại được tập trung nghiên cứu là: măng, cọ, rau sắng, chè shan, lá dong,chít, dược liệu. Các loại LSNG này được sử dụng phổ biến trong cộng đồng, số dư ra chít, dược liệu. Các loại LSNG này được sử dụng phổ biến trong cộng đồng, số dư ra được bán trên thị trường.
Phân tích thu nhập của các nhóm kinh tế hộ từ LSNG
Kết quả phỏng vấn 120 hộ gia đình đã phản ánh rõ tình hình phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng. Bảng 4.11 được hình thành trên cơ sở phỏng vấn hộ để xác định tình hình thu hoạch, sử dụng 7 loại LSNG chính
Bảng 4.11. Sự phụ thuộc của cộng đồng đối với LSNG
STT Loại LSNG Số hộ lấy Số hộ có bán 1 Măng 118 118 2 Chít 115 115 3 Chè Shan 43 43 4 Rau sắng 21 17 5 Cọ 120 37 6 Lá dong 105 58 7 Cây thuốc 85 18
Kết quả trên cho thấy: rất nhiều loại LSNG được người dân khai thác từ rừng tự nhiên như măng, chít, chè shan, cây thuốc, rau sắng, cọ, lá dong. Nhưng sản phẩm trở thành hàng hoá chủ yếu ở vùng đệm VQG Xuân Sơn là măng và chít.
Măng lấy ở rừng tự nhiên được người dân trực tiếp đem ra chợ bán, hoặc sơ chế thành măng khô rồi bán. Kết quả điều tra đã ghi nhận được, có đến 98,3% số hộ lên rừng tự nhiên lấy măng. Đây là sản phẩm có thị trường lớn, khơng chỉ cho nhu cầu sử dụng ở địa phương mà cịn được bán bn ở Thanh Sơn cũng như ở các tỉnh khác.
Sản phẩm cây thuốc cũng được một số hộ trong vùng đệm khai thác làm hàng hoá, các hộ này lấy cây thuốc trên rừng tự nhiên và chế biến thành thuốc nam, đây là nghề truyền thống của người Mường và Dao. Tuy nhiên, qua điều tra chỉ có 15% số hộ có thu nhập cao từ nghề này, các hộ cịn lại có thu nhập từ nghề thuốc khơng đáng kể hoặc chỉ sử dụng trong gia đình như chữa bệnh và làm nước uống.
Rau sắng và chè shan cũng là 2 sản phẩm từ rừng tự nhiên có thị trường lớn, nhưng lượng thu hái được là khơng nhiều. VQG Xn Sơn có thể thu mua rau sắng với số lượng lớn, nhưng theo người dân, rau sắng là loài cây gỗ mọc rải rác, khơng tập trung trong rừng, vì thế việc khai thác rau sắng gặp nhiều khó khăn.
Thu nhập từ LSNG theo nhóm kinh tế hộ gia đình
Trên cơ sở phát hiện ra 07 loại LSNG chính, tiến hành đánh giá thu nhập của 04 nhóm kinh tế hộ từ các loại LSNG chính đó. Các loại LSNG mà các hộ thu hoạch được xác định khối lượng và quy ra tiền theo thời giá hiện tại ở địa phương. Việc quy ra tiền bao gồm cả loại hộ sử dụng và bán ra thị trường. Từ đó có được thơng tin rõ ràng về vai trị của LSNG trong đời sống cộng đồng.
Biểu 4.12. Thu nhập LSNG theo nhóm kinh tế hộ
Nhóm kinh tế
hộ
Thu nhập theo loại LSNG (đ/hộ/năm) Tổng thu nhập từ LSNG (đ/năm) Măng Chít Chè Shan Rau sắng Cọ Cây thuốc Lá dong I 645.000 100.000 200.000 87.500 141000 108.000 19.500 1.301.000 II 680.000 140.000 106.000 89.600 173.000 110.000 12.000 1.310.600 III 850.000 138.000 105.000 185.000 124.000 150.000 13.500 1.565.500 IV 870.000 180.000 123.000 200.000 138.000 98.000 12.800 1.621.800 Trung bình 761250 139500 133500 140525 144000 116500 14450 1.450.000
Biểu đồ 4.3. Thu nhập hộ gia đình theo loại LSNG chính
Kết quả trên cho thấy trong các loại LSNG chính măng có vai trị quan trọng bậc nhất trong đời sống hộ gia đình, nó được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu (Vào mùa măng, măng là món ăn khơng thể thiếu trong bữa cơm của người dân nơi đây)và được bán ra khá nhiều trên thị trường. Nó cho thu nhập bình qn là 761.000đ/hộ/năm. Thứ đến là chè shan, chít, rau sắng, cọ và cuối cùng là lá dong. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 Măng Chớt Chố Shan Rau Sắng Cọ Cõy thuốc Lỏ dong N húm LSN G Thu nhậ p ( đ /n ă m )
Biểu đồ 4.4. Thu nhập từ các loại LSNG chính theo nhóm hộ
Tổng thu nhập từ các loại LSNG chính biến động khá lớn theo nhóm hộ: Từ 1.301000đ (nhóm I) đến 1.621.800đ (nhóm hộ IV), bình quân là 1.404.000đ. Con số này có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số sống tại nơi đây, khi mà họ chưa có được nhiều thu nhập bằng tiền từ các loại nơng sản hàng hố và dịch vụ. Nó giúp họ giải quyết nhu cầu cứu đói hàng ngày, đặc biệt là vào mùa giáp hạt. Qua đây có thể thấy rõ hơn vai trò thiết thực của LSNG trong đời sống của người dân, nó bảo đảm cho họ có nguồn lương thực thực phẩm, vật liệu, dược liệu tối thiểu và một phần thu nhập băng tiền thông qua bán sản phẩm từ rừng.