Thực trạng tài nguyên LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 45 - 47)

1 Nhiệt độ trung bình năm 0C 22.5 2Nhiệt độ khơng khí cao nhất0C40

4.1.2. Thực trạng tài nguyên LSNG

Qua điều tra tài nguyên LSNG dưới các trạng thái rừng (IIIA2, IIIA1, IIA, IIB) tại vùng đệm VQG Xuân Sơn, kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương đề tài đã xây dựng được một danh mục LSNG dưới các trạng thái rừng (Bảng 01 - Phần phụ lục)

Tổng số loài đã xác định được trong bảng danh mục là 103 lồi. Các lồi này có dạng sống khác nhau từ cây gỗ nhỡ, gỗ nhỏ, cây bụi, thảm tươi, dây leo cho đến thực vật phụ sinh, ký sinh. Nhóm thực vật thân gỗ cho LSNG gồm 34 loài, chúng cung cấp các loại sản phẩm khác nhau cần thiết cho con người như cho quả (trám, sấu, bứa, giổi xanh...), cho nhựa (nhội), cho tinh dầu (màng tang), cho lá (chân chim, lá dong, rau sắng, chè shan, cọ), cung cấp măng (nứa, vầu, giang). Nhóm cây bụi thảm tươi và thực vật ngoại tầng cho LSNG khá đa dạng, có tới 65 lồi đã được phát hiện. Những loài có giá trị kinh tế cao là: sa nhân, ba kích, bảy lá một hoa, thiên niên kiện, ... tuy nhiên số lượng của chúng cịn khơng đáng kể.

Bảng 4.2: Phân bố số loài theo dạng sống

STT Dạng sống Số loài

1 Thân gỗ 34

2 Tre nứa, cau dừa 4

3 Thân bụi, thân thảo, dây leo 63

4 Thực vật phụ sinh 2

Tổng 103

Trong số những loài cho LSNG ở khu vực, đáng chú ý có các lồi: rau sắng, chè shan, cọ, trám, sấu, giổi xanh... là những loài thực vật thân gỗ đa tác dụng. Các lồi này khơng những đóng vai trị chủ đạo trong q trình hình thành hồn cảnh rừng (tiểu khí hậu và đất rừng), trong cải tạo hoàn cảnh bên ngoài, chi phối sự phát triển của các thành phần khác và quyết định chiều hướng phát triển chung của rừng, mà cịn có thể cung cấp nhiều sản phẩm ngồi gỗ có giá trị kinh tế cao. Nhóm thứ hai là dược thảo - nếu được phát triển một cách hợp lý, theo định hướng của quản lý rừng bền vững sẽ tạo ra một phương thức mới trong kinh doanh rừng. Đó là kinh

doanh tồn diện, lợi dụng tổng hợp tất cả những giá trị và chức năng có lợi của rừng để đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau, chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu duy nhất là kinh doanh lâm sản gỗ. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế xã hội địa phương hay nói một cách cụ thể hơn là cho q trình khoanh ni, phục hồi, phát triển rừng gắn với nâng cao đời sống cộng đồng tại vùng đệm VQG Xuân Sơn.

Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng

Tính đa dang sinh học cao của rừng nhiệt đới ẩm đã làm cho việc phân loại thực vật cho LSNG theo hệ thống sinh gặp nhiều khó khăn. Trái lại việc phân loại chúng theo giá trị sử dụng khơng những đơn giản hơn, mà cịn làm rõ hơn vai trò của LSNG đối với kinh tế hộ gia đình, địa phương và quốc gia. Luận văn tiếp cận theo hướng phân loại này.

Bảng 4.3: Phân loại LSNG theo mục đích sử dụng

STT Mục đích sử dụng Số lượng lồi Tỷ lệ %

1 Đa tác dụng 16 15,53

2 Cung cấp lương thực, thực phẩm 12 12,5

3 Nguyên liệu, thủ công mỹ nghệ, VLXD 3 2,91

4 Cung cấp dược liệu, nước uống 72 69,91

Phân loại LSNG theo mục đích sử dụng

69,91% 2,91% 2,91% 11,65% 15,53% Đa tác dụng Lương thực, thực phẩm Nguyên liệu, thủ công mỹ nghệ, VLXD Cung cấp dược liệu, nước uống

Như vậy, nhóm LSNG cho dược liệu chiếm đến 69.91% tổng số loài cho LSNG của khu vực vùng đệm VQG. Kế đến là nhóm cây đa tác dụng (15,53%) và cho lương thực, thực phẩm (11.65%) điều này cho thấy tiềm năng phát triển các loài cho LSNG của vùng là rất lớn. Đồng thời nó cũng chứng tỏ cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây đã có lịch sử gắn bó, sử dụng các sản phẩm rừng làm thức ăn, thức uống... và đời sống của họ thực sự gắn bó mật thiết với rừng. Đây là cơ sở quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)