VI MÔ TẠI QUỸ CEP
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ CEP
Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã bắt đầu gắn kết các hoạt động công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó ưu tiên tạo việc làm cho CBNV và người lao động nghèo. Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm là thiếu nguồn tín dụng sẵn có để người lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ, tạo thu nhập.
Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, học tập những mô hình tạo việc làm và cải thiện an sinh cho người nghèo hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó, mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh – được xem là mô hình phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam ở thời điểm này. Thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm nhỏ cho các hộ gia đình nghèo ở cả nông thôn và thành thị, góp phần giảm nghèo hiệu quả.
Tháng 7/1991, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thực hiện thí điểm một số chương trình tín dụng, tiết kiệm tại các quận/huyện đô thị và nông thôn của TP.HCM (bao gồm quận 1, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và Cần giờ) theo mô hình của Ngân hàng Grameen.
Ngày 02/11/1991, Ủy ban Nhân dân TP.HCM ra quyết định cho phép Liên đoàn Lao động TP.HCM chính thức thành lập “Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích của Quỹ CEP là xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu làm ăn vươn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói.
Năm 2011 đánh dấu một chặng đường tròn 20 năm hoạt động. Quỹ CEP đã cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho 208.000 thành viên thông qua
mạng lưới 26 chi nhánh, góp phần tích cực giảm nghèo cho hàng trăm ngàn hộ gia đình nghèo. Đến năm 2015, Quỹ CEP tiếp tục phát triển bền vững và đã mở rộng phạm vi phục vụ. Quỹ CEP đã tập trung mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của TP.HCM và vùng ngoại thành TP.HCM, các tỉnh lân cận. Quỹ CEP cũng đã thành lập hai chi nhánh mới tại tỉnh Bến Tre và Bình Dương để tăng hiệu quả tiếp cận cộng đồng nghèo, mở rộng mạng lưới phục vụ của CEP lên 33 chi nhánh với 17 chi nhánh tại các quận, huyện của TP.HCM và 16 chi nhánh tại các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long (Quỹ CEP, 2016a).