Kiến nghị với Quỹ CEP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 57 - 66)

VI MÔ TẠI QUỸ CEP

3.3.3. Kiến nghị với Quỹ CEP

Cải thiện bộ máy nhân sự, nhiệm vụ thiết yếu của Quỹ CEP là phải tăng cường đào tạo cán bộ, đào tạo các thành viên của nhóm tín dụng. Quỹ CEP cần đưa ra các những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cán bộ để họ phát huy được tối đa năng như hỗ trợ về tài chính, nơi sinh hoạt cho các cán bộ hoạt động ở các vùng khó khăn, có chính sách lương thưởng theo năng lực.

Quỹ CEP nên chủ động, lấy khách hàng làm trung tâm bằng các phương pháp tiếp cận phù hợp, không chờ khách hàng tự tiếp cận đến dịch vụ của mình.

Quỹ CEP cần phát huy mạch dịch vụ phi tài chính của mình, đây là điểm khác biệt so với các TCTD khác. Qua đó, Quỹ CEP cũng cố được lòng đối với khách hàng, và thu hút khách tiền vay và tiền gửi nhằm phát triển bền vững cho hoạt động của CEP.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Quỹ CEP xây dựng những định hướng phát triển dịch vụ tài chính vi mô. Quỹ CEP dự kiến tăng thêm số lượng thành viên tham gia đối tượng là hộ gia đình công nhân, lao động nghèo và nghèo nhất; tăng trưởng về hoạt động tại các chi nhánh; tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống, quy trình, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu khi đã chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức.

Tác giả đưa ra một số giải pháp để phát triển dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP như tăng trưởng nguồn vốn; nâng cao chất lượng và cải tiến các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu cầu khi đã chuyển đổi thành TCTCVM chinh thức; tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát thành viên vay vốn; phát triển các dịch vụ tiềm năng; nâng cao nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên sẵn có và đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của Quỹ CEP.

Một số kiến nghị góp phần phát triển dịch vụ TCVM nói chung và Quỹ CEP nói riêng. Kiến nghị với Chính phủ, NHNN, các cấp chính quyền địa phương và Quỹ CEP.

KẾT LUẬN

Sau hơn 25 năm thành lập và phát triển, Quỹ CEP đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu trở thành tổ chức TCVM chuyên nghiệp, từng bước mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp dịch vụ. Quỹ CEP đã đưa ra những dịch vụ TCVM nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho những người lao nghèo và đóng góp một phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững cho TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận.

Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay mang lại nhiều cơ hội cho các tổ chức TCVM nói chung và Quỹ CEP nói riêng. Bên cạnh đó cũng còn nhiều thách thức cho các tổ chức TCVM chính thức và phi chính thức. Vì vậy, Quỹ CEP cần có những giải pháp để phát triển các dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động nghèo cũng như đáp ứng yêu cầu khi đã là tổ chức TCVM chính thức.

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP. Quỹ CEP vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động của mình như về tổ chức quản lý, năng lực nhân sự, pháp lý,… tác giả đã đưa ra các định hướng, giải pháp và một số kiến nghị để hoàn thiện bộ máy hoạt động, nâng cao năng lực nhân sự, thu hút vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước và phát triển dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP.

Hạn chế của luận văn là chưa cập nhật được số liệu của Quỹ CEP đến thời điểm hiện tại để đánh giá, và chỉ phân tích đánh giá dựa trên báo cáo hoạt động của Quỹ CEP chứ chưa đi sâu và nghiên cứu thực tế nhiều tại Quỹ CEP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Anh Tuấn, (2016). TP.HCM nâng chuẩn hộ nghèo. truy cập tại< http://www.vietnamplus.vn/tphcm-nang-chuan-ho-ngheo-can-ngheo-giai-doan- 20162020/365138.vnp> [ngày truy cập: 15/02/2017]

2. Hạ Thị Thiều Dao và Lê Thị Như Thảo, (2016). „Sự phát triển trong hoạt động tài chính vi mô – Trường hợp tỉnh Tiền Giang‟ Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 173, trang 43-52.

3. Nhóm công tác TCVM Việt Nam, (2016). Tài chính vi mô là gì, truy cập tại <http://www.microfinance.vn/tai-chinh-vi-mo-la-gi/?lang=vi> [ngày truy cập: 17/10/2016].

4. Nguyễn Đức Hải, (2012). Phát triển tài chính vi mô Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân Hàng.

5. Nguyễn Văn Chiến và Nguyễn Văn Du, (2013). „Phát triển ngân hàng vi mô ở Việt Nam – Một số bài học từ kinh nghiệm quốc tế‟ Tạp chí Khoa học - Trường Đại học An Giang, số 01, 2013, trang 57 – 64.

6. Nguyễn Kim Anh & Lê Thanh Tâm, (2013). Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô việt nam: thực trạng và một số khuyến nghị. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mỹ Diễm, (2009). Tín dụng hỗ trợ cho người nghèo tại TP.HCM thông qua quỹ trợ vốn CEP – Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.

8. Lê Tuyết, (2016). Quỹ CEP: Cần bám sát công nhân và người lao động nghèo. truy cập tại <http://www.baomoi.com/bi-thu-tp-hcm-dinh-la-thang-lam-viec- voi-ldld-tp-ve-quy-cep-can-bam-sat-cn-va-nld-ngheo/c/21153295.epi> [ngày truy cập: 15/02/2017]

9. Quỹ CEP (2016b), Giới thiệu, truy cập tại < http://www.cep.org.vn/gioi- thieu/1_2/co-cau-to-chuc.html > [ngày truy cập: 17/12/2016].

10. Quỹ CEP (2016a), Báo cáo hoạt động năm 2015, truy cập tại < http://www.cep.org.vn/uploadfile/baocao/Bao%20cao%20nam%202015%20(Vi et).pdf> [ngày truy cập: 17/05/2016].

11. Quỹ CEP (2016c), Thành viên, truy cập tại <http://www.cep.org.vn/khach- hang.html> [ngày truy cập: 17/05/2016].

12. Quỹ CEP (2016d), Báo cáo tài chính 2014, truy cập tại <http://www.cep.org.vn/uploadfile/baocao/Bao%20cao%20kiem%20toan%20n am%202014%20-V.pdf> [ngày truy cập: 17/05/2016].

13. Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng, (2013). Tài chính vi mô tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam: Những Vấn Đề Kinh Tế -Tài Chính & Tăng Trưởng. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 9 (19), 16-21.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

14. Basel Committiee on Banking Supervision, (2010). Microfinance activities and the Core Principles for Effective Banking Supervision. Switzerland: Bank for International Settlements.

15. Bel, S., Peterson, L., & Rusconi, R., (2011, july). Savings and insurance: A potential niche for Asian microinsurers‟ investment. Microinsurance Focus, 94- 95.

16. BRI Bank (2016), Annual Report 2015, Available from <http://bri.co.id/report?id=1>, [15 December 2016].

17. CARD Bank (2016), Annual Report 2015, Available from <https://cardbankph.com/?page_id=373>, [15 December 2016].

18. Grameen bank (2016), Annual report 2015, truy cập tại <http://www.grameen.com/wp-content/uploads/bsk-pdf-manager/GB-

2015_33.pdf > [ngày truy cập: 09/12/2016].

19. International Fund for Agricultural Development, (2000). IFAD rural finance

20. Islam, T. I., (2007). Microcredit and poverty alleviation. New York, NY: Routledge.

21. Karmakar, K.G., Mehta, G.S., Ghosh, S.K., & Selvaraj, P. (2009). Review of the development of microfinance services for coastal small scale fisheries and aquaculture for South Asia countries (including India, Bangladesh & Sri Lanka) with special attention to women. Retrieved from http://www.nabcons.com/ReviewNabcons.pdf.

22. Karmakar, K. G., (2008). Microfinace in India. Mathura Road, New Delhi 110044, India: Sage Publications India.

23. Ledgerwood, J. L., (1999). Microfinance handbook: an intitutional and

PHỤ LỤC Phụ lục: 01

QUY TRÌNH VAY VỐN QUỸ CEP

(Loại hình: Nhân dân lao động)

Bước 1: Chi nhánh CEP tiếp xúc với Đảng ủy Quận/Phường/Xã xin chủ trương và ký hợp đồng phối hợp với UBND Phường về việc triển khai hoạt động trợ vốn cho nhân dân lao động nghèo trên địa bàn Quận/Phường/Xã.

Bước 2:Nhân viên tín dụng của Chi nhánh CEP sẽ triển khai cho các đoàn thể, ban điều hành khu phố thông tin: về sản phẩm, đối tượng vay, điều kiện vay, mức vay, phương thức hoàn trả,…

Bước 3: Các đoàn thể hoặc ban điều hành khu phố tập hợp những hộ dân đáp ứng điều kiện và có nhu cầu vay vốn về trụ sở của BĐH khu phố. Nhân viên tín dụng Chi nhánh CEP sẽ trực tiếp đến triển khai thông tin: về sản phẩm, đối tượng vay, điều kiện vay, mức vay, phương thức hoàn trả,… cho từng hộ dân.

Bước 4: Sau khi nghe tập huấn, những thành viên tự thấy thỏa điều kiện vay và tự nguyện tham gia CEP, nhân viên tín dụng Chi nhánh CEP sẽ hướng dẫn thành lập nhóm, cụm (1 nhóm từ 3-9 người: bầu 1 nhóm trưởng - từ 5 nhóm trở lên hình thành 1 cụm: bầu 1 cụm trưởng) phát hồ sơ và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.

Bước 5: Cụm trưởng tập hợp hồ sơ vay vốn của từng hộ dân và danh sách tổng hợp thông qua BĐH khu phố rồi gởi về UBND Phường/Xã.

Bước 6: UBND Phường/Xã hỗ trợ rà soát những hồ sơ xin vay CEP có trùng lắp với các tổ chức tín dụng khác hay chưa. Sau đó xác nhận đối với những trường hợp thỏa điều kiện chưa vay ở các tổ chức tín dụng khác.

Bước 7: Tiến hành khảo sát: Nhân viên của Chi nhánh CEP sẽ trực tiếp đi khảo sát từng hộ dân có nhu cầu vay vốn.

Bước 8: Tiến hành phát vay: trong buổi phát vay có đầy đủ các thành viên, từng thành viên mang theo CMND ký nhận số tiền của mình, không giải quyết trường hợp nhận thay, ký thay.

Bước 9: Quản lý và thu hồi công nợ: hàng tuần thành viên sẽ nộp tiền (theo lịch cố định) cho nhóm trưởng, nhóm trưởng mang toàn bộ số tiền thu được của thành viên nộp cho cụm trưởng, nhân viên tín dụng của CEP sẽ thu tiền trực tiếp từ cụm trưởng theo kế hoạch. Tất cả các công việc giao nhận tiền giữa thành viên với nhóm trưởng, giữa nhóm trưởng với cụm trưởng, giữa cụm trưởng với nhân viên của CEP đều có sổ sách theo dõi và ký chéo lẫn nhau. Định kỳ hàng quý sẽ có đối chiếu tình hình công nợ thực tế với cụm trưởng và một số thành viên (chọn ngẫu nhiên) của cụm.

Bước 10: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn của thành viên. Đây là hoạt động trong chu kỳ vay của thành viên nhằm thăm hỏi cũng như kiểm tra việc sử dụng vốn vay của thành viên có đúng mục đích và hiệu quả hay không.

Bước 11: Tập huấn bổ sung và tái tập huấn cho đợt vay tiếp theo.

Bước 12: Rút kinh nghiệm đánh giá tác động giảm nghèo, chuẩn bị giao vốn đợt tiếp theo.

Phụ lục: 02

QUY TRÌNH VAY VỐN QUỸ CEP

(Loại hình: Công nhân viên)

Bước 1: Chi nhánh CEP làm việc cùng BCH Công đoàn tại đơn vị nhằm giới thiệu sản phẩm cho vay của Quỹ Trợ Vốn CEP.

Bước 2: BCH Công đoàn báo cáo lại và xin ý kiến chỉ đạo với lãnh đạo đơn vị và được lãnh đạo đồng ý cho Công đoàn phối hợp cùng với Chi nhánh CEP thực hiện chương trình (có hợp đồng trách nhiệm giữa Chi nhánh CEP với BCH Công đoàn, đối với các đơn vị ngoài khối hành chính sự nghiệp thì ký hợp đồng với lãnh đạo đơn vị).

Bước 3: BCH Công đoàn hoặc thông qua BCH Công đoàn, nhân viên tín dụng của Chi nhánh CEP sẽ triển khai thông tin về sản phẩm, đối tượng vay, điều kiện vay, mức vay, phương thức hoàn trả,… hướng dẫn lập giấy đề nghị vay vốn cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn tại đơn vị.

Bước 4: Những người thỏa điều kiện vay và có nhu cầu sẽ đăng ký và gởi hồ sơ vay vốn với BCH Công đoàn. BCH Công đoàn xác nhận vào từng giấy đề nghị vay vốn của từng thành viên, lên danh sách tổng hợp, có đề nghị mức vay và gửi lại cho Chi nhánh CEP.

Bước 5: Căn cứ danh sách tổng hợp từ BCH Công đoàn, nhân viên Chi nhánh CEP xét duyệt lại mức vay và thông báo với BCH Công đoàn, đồng thời hẹn lịch phát vay (ngày phát vay thường trùng với ngày nhận lương hàng tháng).

Bước 6: Tiến hành phát vay: trong buổi phát vay có đầy đủ các thành viên, từng thành viên ký nhận số tiền của mình, không có trường hợp nhận thay, ký thay.

Bước 7: Quản lý và thu hồi công nợ: hàng tháng thành viên sẽ nộp tiền (theo lịch cố định) cho BCH Công đoàn, BCH Công đoàn mang toàn bộ số tiền thu được của thành viên nộp cho Chi nhánh CEP Bình tại trụ sở của LĐLĐ. Tất cả các công việc giao nhận tiền giữa thành viên với BCH Công đoàn, giữa BCH Công đoàn với Chi nhánh CEP đều có sổ sách theo dõi và ký chéo lẫn nhau. Định kỳ hàng 6 tháng sẽ có đối chiếu tình hình công nợ thực tế với đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)