Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 36 - 47)

VI MÔ TẠI QUỸ CEP

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ TCVM rất nhiều. Hiện nay, những người nghèo và rất nghèo khó có thể tiếp cận được các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, vì vậy việc phát triển dịch vụ TCVM tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nghèo tiếp cận. Vì vậy, để đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ CEP tác giả đánh giá theo các tiêu chí sau:

2.2.1.1. Đánh giá theo chiều rộng tiếp cận

Năm 2011 số lượng thành viên tham gia sử dụng dịch vụ của Quỹ CEP là 207.954 thành viên thì đến năm 2015 đã đạt đến 305.835 thành viên. Trong đó, số lượng thành viên đang vay tăng 27.680 thành viên và số thành viên tiết kiệm tăng 63.489 thành viên so với năm 2014.

Bảng 2.2: Số thành viên sử dụng dịch vụ tại CEP giai đoạn 2011 – 2015

Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số thành viên 207.954 233.100 258.954 276.774 305.835

Số lƣợng tăng/giảm 25.146 25.854 17.820 29.061

Tỷ lệ tăng/giảm 10,79% 9,98% 6,44% 9,50%

Thành viên tiết kiệm 198.779 219.090 241.211 247.909 262.268

TVĐV 193.238 218.031 242.725 260.810 288.490

Nguồn: Quỹ CEP (2016a)

Quỹ CEP là tổ chức xã hội phi lợi nhuận gắn trực tiếp với người lao động nghèo với các hoạt động cho vay khẩn cấp, cho vay sửa chữa nhà cửa, vay học nghề, vay tự tạo việc làm, tăng thu nhập, dịch vụ tiết kiệm… 25 năm qua, đã có hơn 2,9 triệu lượt công nhân, người lao động nghèo vay hơn 27.000 tỉ đồng từ CEP để làm ăn. Đồng thời, Quỹ CEP đã góp phần tích cực đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, hỗ trợ vay vốn cho khoảng 19.000 công nhân chủ yếu là người nhập cư tại TPHCM và người nghèo tại nhiều tỉnh, thành khác (Lê Tuyết, 2016).

- Về mạng lưới hoạt động và nhân viên của Quỹ CEP

Năm 2015, Quỹ CEP đã thành lập thêm một chi nhánh mới tại tỉnh Tiền Giang và đã mở rộng chương trình TCVM phục vụ thêm 29.000 hộ gia đình công nhân, lao động nghèo. Quỹ CEP tiếp tục đẩy mạnh trọng tâm giảm nghèo, bảo đảm những thành viên mới tham gia chương trình là những hộ nghèo nhất trong cộng đồng, cung cấp huấn luyện và những hỗ trợ bổ sung để họ có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và tiết kiệm.

Bên cạnh đó, Quỹ CEP đã tăng cường kinh phí cho các chương trình phát triển cộng đồng, chăm lo hỗ trợ lương thực, thực phẩm, tập vở, trao tặng học bổng cho con em thành viên nghèo, tặng thẻ bảo hiểm y tế và sửa nhà, xây nhà cho những hộ

gia đình công nhân lao động nghèo, khó khăn nhất. Quỹ CEP cũng đã triển khai một dự án mới với sự hỗ trợ từ tổ chức Bankable Frontier Associates và MetLife Foundation nhằm phát triển và nâng cao hiệu suất sản phẩm dịch vụ của CEP.

Sự tăng trưởng về phạm vi hoạt động của CEP được thực hiện song song với quản lý tài chính hiệu quả và bền vững. Đến cuối năm 2015, CEP có mạng lưới gồm 33 chi nhánh, 519 nhân viên, nguồn vốn đầu tư cho vay 2.398 tỷ đồng và tiếp tục tự cung về hoạt động, CEP vẫn kiên định với sứ mệnh giảm nghèo trong công nhân và người lao động.

Qua Bảng 2.3 cho thấy số năm 2015 Quỹ CEP đã tuyển dụng thêm 27 nhân viên, đa số nhân viên mới được tuyển dụng cho vị trí nhân viên tín dụng ở các chi nhánh. Quỹ CEP đã tích cực mở rộng hoạt động trong năm 2015, quản lý tốt các chương trình và vốn đầu tư cho vay. Năng suất làm việc của nhân ở mức 556 khách hàng trên mỗi nhân viên tín dụng. Mỗi nhân viên tín dụng quản lý dư nợ bình quân 4,62 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Số lƣợng nhân viên và chi nhánh của CEP giai đoạn 2011 – 2015

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

Số quận/huyện (tỉnh/thành) 48 (6) 54 (6) 58 (7) 71 (9) 73 (9) Số chi nhánh 26 28 30 32 33 Số nhân viên 371 399 466 492 519

Nguồn: Quỹ CEP (2016a)

- Hoạt động tín dụng

Quỹ CEP đã xây dựng những dịch vụ tín dụng trả góp linh hoạt về thời gian. Phân kỳ hoàn trả vốn và lãi theo tuần, 2 tuần, tháng phù hợp với mức thu nhập của người lao động nghèo. Bởi vì, thu thập của những người lao động nghèo thường được trả theo ngày, tuần, tháng. Đây là điểm khác biệt giữa CEP so với các TCTD khác, và điểm khác biệt nữa là các thành viên vay vốn tại CEP là phụ nữ (74% là phụ nữ). Nhờ có những chính sách về lãi suất ổn định, thời gian trả góp linh hoạt đã thu hút thêm những thành viên mới tham gia sử dụng dịch vụ.

Phương pháp cho vay của Quỹ CEP là theo nhóm, cụm (cụm gồm 5 đến 8 nhóm với trên 40 thành viên, nhóm từ 5 đến 8 thành viên (thường là 5)) để cung cấp dịch vụ cho người lao động nghèo. Nhân viên tín dụng cung cấp vốn đến các thành viên thông qua cụm, nhóm chứ không cấp trực tiếp đến các thành viên.

Trong Bảng 2.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ trong giai đoạn 2011-2015 tăng tương đối ổn định. Dư nợ cho vay năm 2015 so với năm 2011 là 1459 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng dư nợ qua các năm tương đối đều với tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 21%/năm.

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 939 1.156 1.426 1.824 2.398 Tỷ lệ tăng/giảm so với năm

trước (%) - 23,11% 23,36% 27,91% 31,47%

Nguồn: Quỹ CEP (2016a)

Tổng doanh số cho vay của Quỹ CEP đến 2015 là 4.993 tỷ đồng tăng 23,25% so với năm 2014 với mức tăng 1.161 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay năm 2015 tăng hơn 50% so với năm 2011.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay của Quỹ CEP giai đoạn 2011 – 2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh số cho vay (tỷ đồng) 2.020 2.473 3.114 3.832 4.993 Tỷ lệ tăng/ giảm so với năm

trước (%) - 18,32% 20,58% 18,74% 23,25%

Nguồn: Quỹ CEP (2016a)

Vậy, doanh số cho vay và dư nợ cho vay giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng tương đối ổn định. Chứng tỏ nguồn vốn cho vay của CEP duy trì ở mức tốt để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Dịch vụ tín dụng của Quỹ CEP cung cấp chủ yếu là phục vụ cho người lao động nghèo tự tạo việc làm để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Các mục đích sử

dụng vốn của người lao động nghèo chủ yếu là mua bán nhỏ, cải thiện nhà ở, chăn nuôi, nông ngư nghiệp và các mục đích khác như mua sắm công cụ lao động, đóng học phí, khám chữa bệnh, trả nợ vay nặng lãi... Qua đó, CEP đã góp phần đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao động nghèo có công ăn việc làm, có nhà ở ổn định...

Hiện nay, cơ bản về các dịch vụ tín dụng của Quỹ CEP có đặc điểm tương đối giống nhau chỉ khác nhau về kỳ hạn vay vốn. Trong khi đó, sự cạnh tranh trên thị trường TCVM ngày càng nhiều, các tổ chức tín dụng bắt đầu nhìn ra những tiềm năng mà thị trường TCVM đem lại. Đồng thời, thông qua số liệu tại Hình 2.3 cho thấy số lượng thành viên mới trên địa bàn TP.HCM đàn đạt đến điểm bảo hòa do các địa bàn này phát triển chậm và một số địa bàn còn gặp khó khăn trong việc triển khai dịch vụ vì chưa phối hợp và được hỗ trợ của CQĐP. Thêm vào đó là mức lãi suất cho vay của Quỹ CEP con tương đối cao so với với các TCTD như ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại khác khác (cho vay trả góp tuần với lãi suất 1,61%/4 tuần; cho vay trả góp hàng tháng với lãi suất 1,32%/tháng).

Nguồn: Quỹ CEP (2016a)

Về mặt lãi suất Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vẫn được trợ cấp từ phía chính phủ về lãi suất, hỗ trợ chi phí hoạt động, cấp vốn,… Từ đó, CEP phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng chính thức.

Bên cạnh đó, phương thức cho vay của Quỹ CEP chưa thực sự phù hợp với người dân. Mức cho vay đối với mỗi khách hàng còn thấp, thời gian hoàn trả vốn ngắn và phương thức hoàn trả vốn chưa linh hoạt đối với mỗi khách hàng. So với các phương thức cho vay hộ sản xuất đang áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội thì phương thức cho vay đối với hộ nghèo đơn giản hơn nhiều, tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế về số lượng vốn và phải đủ số thành viên để thành lập tổ nhóm mới được vay, mà việc thành lập tổ nhóm không phải lúc nào muốn là thành lập được. Khi người này cần vốn thì không đủ người để thành lập nhóm, khi đã đủ người thành lập nhóm rồi thì họ lại không cần vốn nữa. Chính vì vậy đã tạo nên sự khập khiễng trong khi cho vay, vốn không đáp ứng được kịp thời cho người nông dân nghèo đúng thời điểm. Quy định trả nợ xong lần trước mới cho vay lần sau là quá cứng nhắc, bởi vì lượng vốn được vay ban đầu quá nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu, người nghèo đang sử dụng vào chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi nên không trả được nợ. Nếu phải trả nợ để vay thêm nhiều hơn theo yêu cầu thì buộc họ phải đi vay ngoài với lãi suất cao.

Nhiều thành viên có nhu cầu vay vốn nhưng không tiếp cận được với vốn vay của Quỹ CEP. Qua Phụ lục 01 và Phụ lục 02 cho thấy quy trình cho vay còn phức tạp, nhiều bước phải thực hiện.

Đối tượng cho vay theo loại hình công nhân viên, Quỹ CEP chỉ tập trung triển khai dịch vụ ở các cơ quan nhà nước còn các công ty tư nhân việc triển khai còn hạn chế.

Công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng chưa đảm bảo độ an toàn. Với mỗi địa bàn, quỹ CEP phân cho từng nhân viên quản lý từ khâu thẩm định, đến giải ngân cho vay và thu hồi nợ. Với đặc tính của từng loại sản phẩm và địa bàn rộng lớn nhưng chỉ có một cán bộ tín dụng thu hồi nợ, số tiền mỗi lần thu khá lớn gây

nguy hiểm đến bản thân họ. Hơn nữa, nhân viên tín dụng phải quản lý số lượng khách hàng khá lớn, trung bình khoảng 556 khách hàng/CBTD. Địa bàn hoạt động khá rộng lớn, bán kính hoạt động có thể từ 10-40km. đối với một số chi nhánh thuộc ngoại thành, địa bàn khó di chuyển vì hầu hết người nghèo sống trong những khu vực sâu bên trong, không có đường giao thông lớn gây khó khăn cho đi lại đặc biệt là vào mùa mưa.

- Dịch vụ tiết kiệm

Dịch vụ tiết kiệm đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của Quỹ CEP. Số dư tiết kiệm chiếm một phần lớn trong nguồn vốn của Quỹ CEP. Qua số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy số dư tiết kiệm tại CEP qua các năm tăng trưởng tốt, năm 2015 tăng so với năm 2014 là 18,83%; năm 2014 tăng so với năm 2013 là 12,49%... Đến năm 2015 số thành viên tiết kiệm tăng lên so với thời kỳ năm 2011 là 63.489 thành viên. Qua đó cho thấy, Quỹ CEP đã không ngừng nổ lực và phát triển chất lượng nguồn vốn, và duy trì nguồn vốn tăng trưởng ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các thanh viên. Sự tăng trưởng nguồn vốn tiết kiệm của Quỹ CEP là được sự hỗ trợ từ nguồn huy động của các thành viên.

Bảng 2.6: Số dƣ tiết kiệm giai đoạn 2011 – 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Thành viên tiết kiệm 198.779 219.090 241.211 247.909 262.268

Số dƣ tiết kiệm (triệu VND) 376.355 520.848 612.482 699.868 862.248 Dƣ nợ tăng/giảm so với năm trƣớc 144.493 91.634 87.386 162.380 Tỷ lệ dƣ nợ tăng/giảm so với năm trƣớc (%) 27,74% 14,96% 12,49% 18,83%

Về dịch vụ tiết kiệm của Quỹ CEP không giống như dịch vụ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại khác, ở đây chỉ cung cấp cho các thành viên vay vốn tại Quỹ CEP (Đối với các thành viên đã hoàn trả hết khoản vay thì Quỹ CEP vẫn cho phép thành viên đó được gửi lại tiết kiệm). Dịch vụ tiết kiệm tại Quỹ CEP còn đơn giản, tiết kiệm tại CEP chỉ mang tính chất là dịch vụ đi kèm với tín dụng vay vốn giúp cho người lao động nghèo có được khoản tiết kiệm sau khi vay vốn. Hiện tại số dư tiết kiệm tại CEP chủ yếu là tiết kiệm bắt buộc còn số dư tiết kiệm định hướng chiếm tỉ lệ thấp (như năm 2014 tiết kiệm bắt buộc là 499 tỷ đồng, tiết kiệm định hướng là 212 tỷ đồng, năm 2015 tiết kiệm bắt buộc là 614 tỷ đồng, tiết kiệm định hướng là 266 tỷ đồng). Lãi suất tiết kiệm tại CEP còn quá thấp chưa thu hút được khách hàng gửi (Lãi suất đối với TKBB là 1,2%/năm, lãi suất đối với TKĐH là 3,0%/năm). Nguyên nhân là do một phần về pháp lý của Quỹ CEP trong giai đoạn này, chưa được ngân hàng Nhà nước Việt nam cấp phép chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức nên các dịch vụ huy động vốn và mức lãi suất của CEP không như các TCTD khác. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho Quỹ CEP bị hạn chế về nguồn huy động vốn. Tiết kiệm định hướng tại Quỹ CEP còn quá thô sơ. Thành viên tham gia gửi TKĐH chỉ mang tính chất phong trào. Vì vậy, số tiền gửi TKĐH đăng ký mỗi đợt vay rất thấp (Quỹ CEP, 2016d).

Thủ tục rút tiết kiệm còn nhiều hạn chế. Đối với TKĐH thành viên chỉ được rút vào cuối mỗi đợt vay, nếu muốn rút vào thời điểm khác thì phải đăng ký trước. Thành viên không giám rút tiết kiệm vì sợ không được vay tiếp hoặc sợ bị giảm vốn vay.

- Các dịch vụ khác

Quỹ CEP đã tăng cường các dịch vụ phát triển cộng đồng để nâng cao tác động của chương trình tài chính vi mô CEP đối với việc cải thiện an sinh và giảm nghèo cho người lao động: như huấn luyện cho thành viên về quản lý tài chính, trọng tâm vào lập ngân sách và tiết kiệm; Cấp học bổng cho con em hộ thành viên nghèo gặp khó khăn, có nguy cơ bỏ học trước 15 tuổi; Chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho những thành viên không đủ khả năng đáp ứng những

nhu cầu cơ bản nhất cho bản thân và gia đình; Xây nhà ở cho thành viên nghèo nhất không có chỗ ở phù hợp; Hỗ trợ khẩn cấp về tài chính cho thành viên gặp khó khăn như hỗ trợ thành viên, gia đình chi phí y tế, bệnh hiểm nghèo, ma chay; Hỗ trợ cung cấp lương thực thực phẩm: gạo, dầu ăn, nhu yếu phẩm khác cho gia đình thành viên. Trong năm 2015, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, CEP đã sửa chữa và xây dựng 80 căn nhà trao tặng cho những thành viên nghèo nhất. Mái nhà CEP được trao cho thành viên có hoàn cảnh hết sức khó khăn không có nơi ở ổn định, được xây dựng trên mảnh đất được chính quyền địa phương cho phép. Mái nhà CEP được trao cho thành viên tại 8 tỉnh thành nơi CEP đang hoạt động. Quỹ CEP cũng trao 1.641 suất học bổng cho học sinh nghèo con thành viên có hoàn cảnh khó khăn. Học bổng gồm học phí, đồng phục, cặp, tập vở và dụng cụ học tập. Tiêu chuẩn chọn lựa học sinh nhận học bổng là con thành viên nghèo nhất. Lễ trao Học bổng được tổ chức tại TP.HCM, Bến Tre, Biên Hòa, Mỹ Tho, Nhơn Trạch, Sa Đéc, Tân An, Tây Ninh, Thuận An và Vĩnh Long. Bên cạnh đó, để hỗ trợ nhiều hơn cho các em học sinh con thành viên sinh sống tại các cộng đồng nghèo, CEP cũng đã trao tặng 1.092.000 quyển tập cho trẻ em con thành viên CEP thông qua hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)