Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính vi mô cho Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 28 - 36)

Qua các mô hình TCVM thành công của các nước trên thế giới như Bangladesh, Indonesia và Philppines chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho TCVM Việt Nam.

Các ngân hàng thương mại có thể chuyển hướng tới phục vụ giống như ngân hàng vi mô của Grameen tại Bangladesh, ngân hàng Rakyat Indonesia, CARD Philippines với những khoản cho vay nhỏ, giúp chia nhỏ rủi ro qua nhiều khách hàng, và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới thấy được tỷ lệ hoàn trả vốn vay tương đối cao, tới trên 90%. Tuy nhiên, để một ngân hàng vi mô hoạt động thành công, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có các dịch vụ vi mô như: các khoản cho vay nhỏ; cho vay kết hợp với gửi tiết kiệm; cho vay, gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm đồng thời chia sẻ kiến thức về tài chính, cách thức làm ăn đối với người nghèo... Ngoài ra cần phát triển một mạng lợi rộng khắp tạo sự tiện lợi cho giao dịch và đi lại thuận tiện cho người nghèo, đặc biệt là vùng nông thôn, ở đó tập trung nhiều người nghèo.

Tài chính vi mô tuy có nhiều dịch vụ về tài chính lẫn phi tài nhưng trong đó dịch vụ tín dụng vẫn chiếm phần lớn. Vì vậy, dịch vụ TCVM chưa đáp ứng đủ nhu cầu của những người nghèo nhất. Cần xây dựng những dịch vụ kèm theo như tư vấn, bảo hiểm, tích lũy đầu tư và các chương trình xã hội khác như tập huấn, đào tạo về các kỹ năng trong cuộc sống như sức khỏe, tìm kiếm việc làm, hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp ở vùng nông thôn... là rất cần thiết cho những hộ nghèo. Người lao động nghèo cần tiếp cận những dịch vụ đa dạng với thủ tục pháp lý đơn giản.

Đối với tín dụng cần có những gói cho vay phù hợp với từng đối tượng, hộ gia đình, tổ vay vốn...và có một chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với tiết kiệm và bảo hiểm để người nghèo có được một khoản tích lũy khi hoàn trả vốn vay.

Đối với tiết kiệm đây là một việc làm rất quan trọng đối với người lao động nghèo. Vì vậy dịch vụ này cần phải có những chính sách đặc biệt để khuyến khích họ tham gia.

Dịch vụ TCVM có rất nhiều hoạt động, chứ không chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng mà còn các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội… nhưng rất nhiều người còn nhầm lẫn TCVM với tín dụng vi mô. Mặt khác, việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội không phải là một hoạt động từ thiện. Hoạt động TCVM cần áp dụng các nguyên tắc kinh doanh lành mạnh, hoạt động theo hướng bù đắp đủ chi phí và có lãi.

Qua các mô hình thành công trên thế giới cho thấy TCVM mang lại khả năng sinh lời cao không thua các ngành kinh doanh khác. Điều này cho thấy TCVM có khả năng phát triển bền vững. Khả năng sinh lời của TCTCVM góp phần gia tăng nguồn vốn, tăng số lượng khách hàng tiếp cận các dịch vụ TCVM, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, tự tạo việc làm và tăng thu nhập.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm..., cho những cá nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm giúp họ phát triển sản xuất, tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Dịch vụ tài chính vi mô ra đời giúp cho những người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp tiếp cận và sử dụng được dịch vụ tài chính và đây cũng là công cụ giúp an sinh xã hội góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo.

Dịch vụ tài chính vi mô thường có hai dịch vụ cơ bản tín dụng và tiết kiệm. Ngoài ra, một số tổ chức TCVM khác cũng cung cấp thêm các dịch vụ phi tài chính như bảo hiểm, thanh toán... và các chương trình phát triển cộng đồng.

Phát triển dịch vụ TCVM là việc hoàn thiện, cải tiến các dịch vụ hiện có và hình thành các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại của tổ chức TCVM hoặc cho những nhóm khách hàng mới, qua đó giúp cho tổ chức TCVM ngày càng phát triển và cạnh tranh.

Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ tài chính vi mô bao gồm độ sâu tiếp cận, tỷ suất sinh lời, tính bền vững tài chính và độ rộng tiếp cận. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ tài chính vi mô bao gồm các yếu tố thuộc về tổ chức tài chính vi mô và yếu tô môi trường hoạt động của TCVM.

Đưa ra các mô hình TCVM thành công trên thế giới như Ngân hàng Grameen tại Bangladesh, ngân hàng Rakyat Indonesia, ngân hàng CARD Philippines. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho TCVM Việt Nam.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI QUỸ CEP

2.1. Tổng quan về Quỹ CEP

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ CEP

Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã bắt đầu gắn kết các hoạt động công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó ưu tiên tạo việc làm cho CBNV và người lao động nghèo. Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm là thiếu nguồn tín dụng sẵn có để người lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ, tạo thu nhập.

Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, học tập những mô hình tạo việc làm và cải thiện an sinh cho người nghèo hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó, mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh – được xem là mô hình phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam ở thời điểm này. Thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm nhỏ cho các hộ gia đình nghèo ở cả nông thôn và thành thị, góp phần giảm nghèo hiệu quả.

Tháng 7/1991, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thực hiện thí điểm một số chương trình tín dụng, tiết kiệm tại các quận/huyện đô thị và nông thôn của TP.HCM (bao gồm quận 1, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và Cần giờ) theo mô hình của Ngân hàng Grameen.

Ngày 02/11/1991, Ủy ban Nhân dân TP.HCM ra quyết định cho phép Liên đoàn Lao động TP.HCM chính thức thành lập “Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích của Quỹ CEP là xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu làm ăn vươn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói.

Năm 2011 đánh dấu một chặng đường tròn 20 năm hoạt động. Quỹ CEP đã cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho 208.000 thành viên thông qua

mạng lưới 26 chi nhánh, góp phần tích cực giảm nghèo cho hàng trăm ngàn hộ gia đình nghèo. Đến năm 2015, Quỹ CEP tiếp tục phát triển bền vững và đã mở rộng phạm vi phục vụ. Quỹ CEP đã tập trung mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của TP.HCM và vùng ngoại thành TP.HCM, các tỉnh lân cận. Quỹ CEP cũng đã thành lập hai chi nhánh mới tại tỉnh Bến Tre và Bình Dương để tăng hiệu quả tiếp cận cộng đồng nghèo, mở rộng mạng lưới phục vụ của CEP lên 33 chi nhánh với 17 chi nhánh tại các quận, huyện của TP.HCM và 16 chi nhánh tại các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long (Quỹ CEP, 2016a).

2.1.2. Bộ máy tổ chức và mạng lưới của Quỹ CEP

2.1.2.1. Bộ máy tổ chức

Bộ máy tổ chức của CEP bao gồm Hội đồng Quản trị có 5 thành viên đại diện từ các tổ chức cơ quan đoàn thể, xã hội, kinh doanh. Giám đốc điều hành CEP và Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM là thành viên HĐQT. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị CEP là thành viên đương nhiệm cao nhất của Ban Thường vụ LĐLĐ TP.HCM. Các thành viên HĐQT do LĐLĐ thành phố đề cử với mục tiêu duy trì sự hiện diện của các cơ quan đoàn thể hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Cấp dưới HĐQT là Ban Giám đốc, gồm Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của CEP, điều hành 6 phòng nghiệp vụ tại văn phòng chính. Các phòng nghiệp vụ giám sát và hỗ trợ mạng lưới chi nhánh. Được minh họa theo hình 2.1.

Nguồn: Quỹ CEP (2016b)

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Quỹ CEP

2.1.2.2. Mạng lưới hoạt động

Đến năm 2015, Quỹ CEP đã mở rộng mạng lưới phục vụ lên đến 33 chi nhánh với 17 chi nhánh tại các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh và 16 chi nhánh tại các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Các chi nhánh là những đơn vị trực thuộc CEP. Quỹ trợ vốn CEP áp dụng mô hình hoạt động theo cụm nhóm để gia tăng hiệu quả trong hoạt động và tính gắn kết trong cộng đồng dân cư.

Một cụm gồm 5 đến 8 nhóm với trên 40 thành viên, mỗi cụm được công nhận như là một đơn vị của chi nhánh. Cụm trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý hoạt động tín dụng, tiết kiệm của nhóm và đảm bảo hiệu quả hoạt động của cụm.

Số thành viên nhóm có thể khác nhau, đối với loại hình nhân dân lao động từ 5 đến 8 thành viên (thường là 5), đối với loại hình công nhân viên từ 10 đến 30 thành viên.

Mỗi thành viên của CEP được chọn trên cơ sở có thu nhập hàng tháng, phân loại tài sản theo giá trị và phân loại chỉ số về nhà cửa với ưu tiên cho những khách

hàng có các chỉ số phân loại thấp. Khách hàng đối tượng gồm người nghèo và nghèo nhất, đặc biệt ưu tiên với những chủ hộ là nữ và lao động nhập cư. Các thành viên của CEP phải chưa tiếp cận những dịch vụ tín dụng chính thức khác, đồng ý với những qui định của CEP với mong muốn được tham gia huấn luyện nhóm và các cuộc họp định kỳ và là cư dân của khu vực dự án. Nhân viên CEP phổ biến chương trình hoạt động đến khách hàng tiềm năng thông qua các buổi nói chuyện, các phiên họp và được sự cộng tác của chính quyền địa phương (Quỹ CEP, 2016b).

Hình 2.2: Sơ đồ mạng lƣới Quỹ CEP

2.1.3. Khách hàng của Quỹ CEP

Khách hàng của Quỹ CEP là những hộ gia đình công nhân, lao động nghèo và nghèo nhất. Tại TP.HCM, nhóm khách hàng đối tượng này bao gồm người lao động nhập cư chưa có hộ khẩu thường trú và công nhân, lao động tại những cộng đồng có điều kiện sinh sống không ổn định và những khu vực kém phát triển ở vùng ven đô

Mạng lƣới cụm Tín dụng – Tiết kiệm

Mạng lƣới nhóm Mạng lƣới thành viên Cụm Cụm Cụm Cụm ... Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm ... Mạng lƣới 34 chi nhánh Cụm

Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên ...

thị. Ở các tỉnh ngoài TP.HCM, CEP tập trung phục vụ người lao động nghèo tại những cộng đồng có điều kiện sống không ổn định, vùng ven và khu vực nông thôn. Thành viên CEP được ưu tiên lựa chọn theo phân loại nghèo, với tối thiểu 80% khách hàng mới thuộc nhóm nghèo và nghèo nhất. Tuy nhiên, những khách hàng đang vay CEP khi chuyển sang nhóm tương đối nghèo vẫn được tiếp tục cung cấp tín dụng cho đến khi họ chọn rời khỏi chương trình CEP. Để đảm bảo tối thiểu 80% số khách hàng mới được phân loại nghèo và nghèo nhất, chi nhánh CEP thực hiện phân loại gắn với công tác khảo sát ban đầu và ghi nhận kết quả phân loại nghèo của tất cả khách. Ngoài việc phân loại nghèo của CEP nhằm xác định đối tượng phục vụ, 75% thành viên mới của CEP là nữ. Việc này nhằm mang lại quyền cho phụ nữ nghèo, giúp họ có trách nhiệm tài chính cao hơn và cơ hội tạo nhiều thu nhập hơn. Ngoài ra, cũng sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ sử dụng thu nhập gia tăng thông qua các hoạt động tạo việc làm từ nguồn vốn tín dụng CEP vào các mục đích có ích cho hộ gia đình. hàng mới (Quỹ CEP, 2016c).

2.1.4. Sơ lược về hoạt động tài chính của Quỹ CEP

Quỹ CEP là một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng CEP đã nỗ lực và trang trải các khoản chi phí của tổ chức. Năm 2015, Quỹ CEP đã đạt được các chỉ tiêu tương đối tốt. Một số số liệu về tình hình tài chính trong năm 2015 (Bảng 2.1) như sau: Tỷ lệ tài sản sinh lợi (vốn đầu tư cho vay trên tổng tài sản) chiếm 97%; Chi phí vốn thấp (vốn chủ sở hữu của CEP chiếm 27% trên tổng tài sản và chi phí tài chính chiếm 2,4% trên tổng tài sản); Tỷ lệ nợ quá hạn thấp (PAR>30 ngày là 0,4%); Năng suất nhân viên cao (556 thành viên/nhân viên); Thu nhập từ vốn đầu tư trang trải đầy đủ chi phí hoạt động. Khả năng tự cung về tài chính và tự cung về hoạt động tăng dần theo các năm (Tự cung về tài chính 2015 là 129,4%, tự cung về hoạt động năm 2015 là 142,7%.

Dư nợ cho vay của CEP vẫn được duy trì ở mức cao với 2.398.294 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng vốn đầu tư tăng nhẹ so với năm 2014. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp duy trì trong nhiều năm cho thấy Quỹ CEP có sự nổ lực tốt trong việc quản lý các khoản cho vay, hiệu quả sử dụng vốn, phù hợp với nhu cầu và khả năng hoàn trả vốn của khách hàng. Tỉ lệ xóa nợ vẫn duy trì ở mức thấp 0.03%.

Bảng 2.1: Chỉ số tài chính Quỹ CEP giai đoạn 2011-2015

Chỉ số tài chính CEP 2011 2012 2013 2014 2015

Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản (%) 30,2 30 31 29,9 27,4

Dư nợ cho vay / tổng tài sản (%) 96,5 93,5 94,2 98,3 96,8

Chi phí tài chính / tài sản (%) 2,2 2,2 2,2 1,8 2,4

Rủi ro vốn đầu tư > 30 ngày (%) 0,39 0,33 0,38 0,39 0,41

TVĐV / Nhân viên 521 546 521 530 556

Dư nợ cho vay (tỷ VNĐ) 939 1.156 1.425 1.824 2.398

Tỉ lệ xóa nợ (%) 0,33 0,28 0,3 0,03 0,03

Tự cung về hoạt động (%) 159,7 166,3 155,9 141 142,7

Tự cung về tài chính (%) 88,9 114,4 119,9 116,8 129,4

Nguồn: Quỹ CEP (2016a)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)