Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 53 - 55)

VI MÔ TẠI QUỸ CEP

3.2.2. Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu

khi đã thành tổ chức tài chính vi mô chính thức

Một là, có những giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng phục vụ dịch vụ tín

dụng và tiết kiệm: Bộ phận quản lý cần rà soát đánh giá lại hiệu quả và chất lượng làm việc của toàn bộ nhân viên của mình quản lý, đồng thời có hòm thư góp đánh giá chất lượng dịch vụ và số điện thoại đường dây nóng phản ánh thái độ phục của nhân viên...

Hai là, cần xây dựng các định hướng và khắc phục những hạn chế của dịch vụ

tiết kiệm định hướng để phù hợp khi CEP là một tổ chức TCVM chính thức: Phân loại tiết kiệm cho nhiều đối tượng khác nhau như cho thành viên đang vay vốn và thành viên không vay vốn có nhu cầu gửi tiết kiệm. Có chính sách lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các TCTD khác và các chính sách ưu đãi cho các thành viên đang gửi tiết kiệm tại CEP (như vay vốn hoặc tham gia các dịch vụ khác tại CEP...).

Trưởng chi nhánh và tín dụng tổng hợp cần quán triệt tất cả nhân viên tín dụng triển khai đầy đủ các chính sách về tiết kiệm theo quy định của Quỹ CEP, đặt lợi ích vì người nghèo là trên hết. Hiểu đúng mục đích và ý nghĩa của tiết kiệm đối với các

thành viên, tiết kiệm là một dịch vụ cung ứng cho các thành viên chứ không phải là tài sản bảo đảm để được vay vốn cao.

Cán bộ tín dụng phải căn cứ vào nhu cầu và khả năng hoàn trả vốn của các thành viên để duyệt cho vay, không được khuyến khích các thành viên gửi tiết kiệm nhiều để được vay vốn cao. Cán bộ tín dụng cần tư vấn cho các thành viên rút tiết kiệm theo đúng kỳ hạn được rút và vay với số tiền phù hợp với khả năng hoàn trả.

Quỹ CEP cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát các thành viên sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tránh trường hợp thành viên vay vốn về nhưng không tạo ra được việc làm và thu nhập tăng thêm mà sử dụng vào mục đích tiêu dùng hàng ngày dẫn đến khoản vay đó không cải thiện được thu nhập mà còn tăng thêm nợ.

Quỹ CEP cần cung cấp vốn cho hộ nghèo phải kịp thời, để hạn chế đến mức thấp nhất nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh nhất, thủ tục nhanh gọn. Cung ứng vốn đúng lúc, đúng thời điểm cho hộ nông dân nghèo là một việc không đơn giản. Cán bộ của CEP phải biết đựơc mùa vụ nào, khi nào những khách hàng của mình cần vốn, khi nào họ sẽ thu hoạch... để cấp vốn và thu hồi vốn đúng thời điểm

Ngoài ra, Quỹ CEP cần phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và Công đoàn cơ sở. Đề nghị với Chính quyền địa phương và Công đoàn cơ sở nên giới thiệu các thành viên vay một nguồn. Nhân viên của CEP cần khảo sát kỹ các thành viên trước khi vay, trao đổi làm việc trực tiếp với cụm trưởng để biết được nhu cầu vay vốn và đã vay ở nguồn nào khác chưa. Từ đó, trao đổi tư vấn đưa ra hướng giải quyết cho các thành viên đang vay tại nguồn khác. Giúp cho các thành viên giảm bớt gánh nặng trả nợ khi vay tại nhiều nguồn đồng thời giúp Quỹ CEP hạn chế rủi khi cho vay.

Ba là, cần đánh giá và khảo sát lại các thành viên không sử dụng dịch vụ của

CEP. Phân tích đánh giá nguyên nhân vì sao các thành viên rời khỏi CEP nếu không phải nguyên nhân do đủ điều kiện kinh tế để thoát nghèo nên không có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại CEP. Từ đó, Quỹ CEP có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ cho người lao động nghèo được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)