Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 47)

VI MÔ TẠI QUỸ CEP

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ

2.2.2.1. Các yếu tố thuộc về Quỹ CEP Thứ nhất là, về nguồn vốn của Quỹ CEP

Nguồn vốn hoạt động hạn chế. Nguồn vốn của Quỹ CEP còn phụ thuộc vào dự án tài trợ, và mỗi dự án chỉ cung cấp một dịch vụ tín dụng cụ thể, chỉ triển khai trong phạm vi cho phép hoạt động của các dự án tài trợ.

Với đặc thù của Quỹ CEP là bắt nguồn từ các chương trình/dự án hỗ trợ của Liên đoàn Lao động TP.HCM nên nguồn vốn này không đủ lớn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn hoạt động của mình. Bên cạnh đó, nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài cũng dần hạn chế do Việt Nam dần chuyển sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Trong năm 2015, Quỹ CEP may mắn tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi mới từ Ngân hàng BIDV, Vietcombank, VietinBank và BNP Paribas. Quỹ CEP cũng may mắn tiếp tục được nhận sự hỗ trợ quý báu về nguồn vay ưu đãi từ hệ thống Công đoàn, Ủy ban Nhân dân TP.HCM thông qua Công ty Đầu tư tài chính nhà nước, Ford Foundation, Rabobank Foundation, Cordaid, Oxfam Novib và Chương trình viện trợ của chính phủ Úc.

Quỹ CEP còn hạn chế về nguồn vốn hoạt động vì phải phụ thuộc vào các dự án nước ngoài và chính phủ. Mức cho vay đối với khách hàng còn thấp, do đó có một số ít khách hàng chưa thực sự hài lòng về các sản phẩm và dịch vụ mà CEP cung cấp nhưng đây không phải là vấn đề lớn. Hơn nữa, nhu cầu cần vay vốn của các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp ở rất nhiều địa bàn trên cả nước đang rất cần đến sự hỗ trợ của quỹ CEP, tuy nhiên CEP còn hạn chế về nguồn vốn nên không để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của họ.

Thứ hai là, sự đa dạng danh mục dịch vụ và phương thức cung ứng dịch vụ TCVM của Quỹ CEP đến người sử dụng

Hiện nay, các dịch vụ của Quỹ CEP còn thô sơ và dịch vụ chỉ phục vụ cho hai đối tượng chính đó là công nhân viên chức và nhân dân lao động nghèo tại những nơi có chi nhánh của Quỹ CEP hoạt động. Quỹ CEP chủ yếu thực hiện cho vay và

huy động tiền gửi tiết kiệm bắt buộc. Dịch vụ bảo hiểm vi mô thì chưa có. Việc phát triển các dịch vụ phi tài chính còn ở quy mô nhỏ, phụ thuộc vào các nguồn vốn/dự án tài trợ. Do vậy, các nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng TCVM thường không được đáp ứng đầy đủ. Một số khách hàng đã rời bỏ TCTCVM để được đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn hơn (trên 30 triệu đồng/khoản vay), chuyển tiền và thanh toán là dịch vụ mà Quỹ CEP chưa được cung cấp, trong khi phần lớn người dân thuộc khu vực nông thôn thường đi làm thuê ở các khu vực khác họ có nhu cầu lớn đối với dịch vụ chuyển tiền từ nơi làm thuê về gia đình để cung cấp kịp thời tài chính cho con cái ăn học, hoặc ốm đau bệnh tật...

Quá trình cung ứng dịch vụ còn phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Không có sự hỗ trợ và hợp tác của chính quyền địa phương và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thì dịch vụ của CEP khó có thể tiếp cận được với khách hàng.

Thứ ba là, chất lượng nguồn nhân lực

Đây là điểm yếu nhất đối với các TCTCVM nói chung và Quỹ CEP nói riêng. Đội ngũ quản lý và cán bộ tại các chi nhánh chất lượng không đồng đều, số lượng còn hạn chế. Nhân sự của TCVM thường có kỹ năng xã hội và lòng nhiệt huyết với công việc, tận tình với khách hàng. Tuy vậy, các kiến thức chuyên biệt về TCVM, quản lý khách hàng, quản trị rủi ro còn hạn chế.

Nguồn nhân lực còn hạn chế do sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại khác. Năm 2015, CEP có tổng số nhân viên là 519 người, mỗi nhân viên quản lý 556 thành viên vay vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dịch vụ chưa cao cho (Quỹ CEP 2016a).

Thứ tư là, quảng bá hình ảnh của Quỹ CEP

Tuy hơn 25 năm thành lập và hoạt động nhưng các dịch vụ tài chính, cũng như hình ảnh của CEP chưa được quảng bá rộng rải trên các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài, loa phát thanh ở các vùng nông thôn; truyền hình;...) để người lao động nghèo biết đến.

2.2.2.2. Các yếu tố thuộc về môi trường

- Môi trường pháp lý cho Quỹ CEP hoạt động

Nghị định 28/2005/NĐ-CP; Nghị định 165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Thông tư 02/2008/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/2005/NĐ-CP, Nghị định 165/2007/NĐ-CP ra đời, cho phép mở rộng cung dịch vụ tài chính cho vùng nông thôn, vùng sâu xa. Nghị định cho phép thành lập Quỹ tín dụng tại cấp tỉnh, huyện, thành lập ngân hàng phụ nữ, ngân hàng tài chính vi mô,…Chính vì thế, Quỹ CEP là tổ chức tài chính vi mô được phép huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đó để cung cấp cho khách hàng của mình. Hiện nay, Quỹ CEP được Nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu, và các lợi ích hợp pháp, bảo đảm quyền bình đẳng và các quyền khác theo qui định của pháp luật các tổ chức tài chính vi mô. Quỹ CEP hoạt động dưới sự điều tiết của Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh, được các tổ chức nước ngoài và Nhà nước tài trợ vốn hoạt động, nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, chia sẻ gánh nặng giải quyết vấn đề nghèo đói của xã hội.

Nghị định sẽ giúp cho Quỹ CEP có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ bên ngoài nhằm tăng vốn để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng. Nghị định cũng sẽ mở ra cơ hội cho các tổ chức mới tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, Nghị định không đề cập tới vai trò của chính phủ trong ngành tài chính vi mô. Việc các đơn xin cấp giấy phép, kể cả đơn xin mở chi nhánh mới, phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, có nghĩa chính phủ sẽ tiếp tục nắm giữ vai trò ảnh hưởng tới việc quyết định xem tổ chức nào có thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mô và các tổ chức này có thể hoạt động ở những nơi nào.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 Quỹ CEP là tổ chức TCVM bán chính thức không hoạt động theo Luật TCTD nên không được thực hiện đầy đủ các hoạt động như các TCTCVM chính thức, đặc biệt là hoạt động huy động tiền gửi tự nguyện của các tổ chức và cá nhân.

Bên cạnh đó, Nghị định 28/2005/NĐ-CP, nghị định 165/2007/NĐ-CP và Thông tư 02/2008/TT-NHNN cũng quy định hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng vi mô. Theo đó, các tổ chức tín dụng vi mô chỉ được huy động vốn từ tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện từ khách hàng của mình và vay vốn từ các tổ chức khác trong và ngoài nước. Vì thế, quỹ CEP thiếu vốn trong hoạt động mở rộng mạng lưới của mình và đây cũng chính là thách thức cho quỹ CEP trong định hướng phát triển.

- Môi trường kinh tế

Do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2008 – 2011, đã ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính vi mô cũng như Quỹ CEP. Khủng hoảng kinh tế và lạm phát làm cho giá cả lương thực, thực phẩm và những mặt hàng cơ bản tăng cao làm cho đời sống công nhân, lao động nghèo càng thêm khó khăn trong việc trang trải nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Lạm phát cao cũng làm giảm khả năng mở rộng phạm vi phục vụ người lao động của Quỹ CEP, do giá trị của nguồn vốn và giá trị của nguồn kinh phí phát triển cộng đồng chăm lo thành viên nghèo giảm đáng kể.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ CEP.

Các dịch vụ của Quỹ CEP chủ yếu phục vụ cho hai đối tượng chính đó là công nhân viên và nhân dân lao động. Quỹ CEP có hai dịch vụ chính đó là tiết kiệm và tín dụng. Tín dụng cho vay cho vay theo nhóm, cụm và vốn vay được phát đến tận tay các thành viên. Dịch vụ tiết kiệm gồm TKBB và TKĐH. Các dịch vụ tài chính của Quỹ CEP nhằm tự tạo việc làm và tăng thu nhập và tạo thói quen tiết kiệm. Bên cạnh đó, Quỹ CEP cũng có các dịch vụ phi tài chính như huấn luyện cho thành viên về quản lý tài chính, lập ngân sách và tiết kiệm, cấp học bổng cho con em hộ thành viên nghèo gặp khó khăn, xây nhà ở cho thành viên nghèo nhất không có chỗ ở phù hợp, hỗ trợ thành viên và gia đình chi phí y tế, bệnh hiểm nghèo, ma chay...

Qua đó, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ CEP. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TCVM tại Quỹ CEP như nguồn vốn, sự đa dạng danh mục dịch vụ và phương thức cung ứng dịch vụ TCVM, chất lượng nguồn nhân lực, hình ảnh của Quỹ CEP. Tác giả đánh giá sự phát triển của dịch vụ tài chính vi mô của Quỹ CEP theo các tiêu chí như: đánh giá theo chiều sâu, theo chiều rộng, đánh giá khả năng sinh lời và tính bền vững tài chính.

Từ khi thành lập đến nay, Quỹ CEP đã không ngừng hoàn thiện và phát triển để trở thành một tổ chức TCVM lớn ở Việt Nam và có trọng tâm giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động nghèo. Mặc dù, Quỹ CEP cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nhưng vẫn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người lao động nghèo trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận một cách bền vững. Khó khăn của Quỹ CEP là trong giai đoạn 2011-2015 chưa được cấp phép hoạt động chính thực của NHNN Việt Nam, do đó đã làm cho các dịch vụ tài chính tại Quỹ CEP chỉ phát triển trong mức giới hạn. Vì vậy Quỹ CEP cần có những giải pháp để cho dịch vụ tài chính mình được phát triển và cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác khi đã trở thành TCTCVM chính thức.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI QUỸ CEP

3.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP

Một là, Quỹ CEP dự kiến tăng thêm số lượng thành viên tham gia đối tượng là

hộ gia đình công nhân, lao động nghèo và nghèo nhất được tiếp cận sản phẩm dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ tín dụng cải thiện nhà ở và các dịch vụ phát triển cộng đồng của Quỹ CEP. Thành lập thêm chi nhánh mới nếu nguồn vốn đáp ứng trong thời gian tới.

Hai là, tăng trưởng về hoạt động tại các chi nhánh thông qua huy động tiết kiệm từ các thành viên, nguồn vốn vay trong nước, quốc tế và nguồn tích lũy từ hoạt động của Quỹ CEP. Quỹ CEP dùng các nguồn này để phục vụ cho công nhân, lao động nghèo ở các tỉnh và các khu vực lân cận TPHCM bị ảnh hưởng của việc gia tăng dân số và đô thị hóa.

Ba là, mục tiêu trong tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt hơn và

chuyên nghiệp hơn đối với các thành viên. Để đạt được mục tiêu quan trọng này, Quỹ CEP sẽ phát triển thêm một số sản phẩm mới và mở rộng hoạt động phát triển cộng đồng như huấn luyện kiến thức tài chính, trao học bổng, sửa chữa và xây nhà cho các thành viên lao động nghèo nhất, cấp thẻ bảo hiểm y tế, chương trình tư vấn phát triển nghề.

Bốn là, tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống, quy trình, chính sách nhằm phục

vụ ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng yêu cầu khi chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức.

Năm là, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng. Mở các lớp đào tạo nghiệp

vụ cho nhân viên đồng thời tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu phù vụ người lao động nghèo.

3.2. Giải pháp về phát triển dịch vụ tài chính vi mô tại Quỹ CEP

3.2.1. Đẩy mạnh nguồn vốn huy động

Việc bảo đảm năng lực tài chính của Quỹ CEP thể hiện thông qua hoạt động quản lý vốn hiệu quả, quản lý rủi ro cho vay để đảm bảo an toàn nguồn vốn hoạt động, quản lý chi phí, lợi nhuận.

Vấn đề nguồn vốn là rất quan trọng đối với Quỹ CEP, đây là nguồn để mở rộng phạm vi phục vụ người lao động nghèo. Quỹ CEP cần đẩy mạnh các nguồn vốn có thể tiếp cận là tiết kiệm, các khoản tài trợ của nước ngoài, vay ưu đãi trong và ngoài nước, lợi nhuận tích lũy từ hoạt động.

Đến cuối năm 2016, Quỹ CEP đã chính thức chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức. Vì vậy, Quỹ CEP cần có những chính sách mới để tiếp cận được nhiều nguồn vốn khác nhau trong nền kinh tế. Từ đó có điều kiện để xây dựng và phát triển dịch vụ TCVM đa dạng hơn. Trong đó, dịch vụ tiết kiệm chiếm tỉ lệ tương đối cao trong nguồn vốn. Vì vậy, CEP cần cải tiến nhiều hơn về tiết kiệm định hướng như đối tượng khách hàng, kỳ hạn gửi, kỳ hạn rút, lãi suất... nhằm thu hút và khuyến khích các thành viên tham gia. Bên cạnh đó, CEP cũng cần thu hút thêm các dự án tài trợ của nước ngoài về việc hỗ trợ vốn cải thiện đời sống cho người lao động nghèo.

3.2.2. Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có để đáp ứng yêu cầu khi đã thành tổ chức tài chính vi mô chính thức khi đã thành tổ chức tài chính vi mô chính thức

Một là, có những giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng phục vụ dịch vụ tín

dụng và tiết kiệm: Bộ phận quản lý cần rà soát đánh giá lại hiệu quả và chất lượng làm việc của toàn bộ nhân viên của mình quản lý, đồng thời có hòm thư góp đánh giá chất lượng dịch vụ và số điện thoại đường dây nóng phản ánh thái độ phục của nhân viên...

Hai là, cần xây dựng các định hướng và khắc phục những hạn chế của dịch vụ

tiết kiệm định hướng để phù hợp khi CEP là một tổ chức TCVM chính thức: Phân loại tiết kiệm cho nhiều đối tượng khác nhau như cho thành viên đang vay vốn và thành viên không vay vốn có nhu cầu gửi tiết kiệm. Có chính sách lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các TCTD khác và các chính sách ưu đãi cho các thành viên đang gửi tiết kiệm tại CEP (như vay vốn hoặc tham gia các dịch vụ khác tại CEP...).

Trưởng chi nhánh và tín dụng tổng hợp cần quán triệt tất cả nhân viên tín dụng triển khai đầy đủ các chính sách về tiết kiệm theo quy định của Quỹ CEP, đặt lợi ích vì người nghèo là trên hết. Hiểu đúng mục đích và ý nghĩa của tiết kiệm đối với các

thành viên, tiết kiệm là một dịch vụ cung ứng cho các thành viên chứ không phải là tài sản bảo đảm để được vay vốn cao.

Cán bộ tín dụng phải căn cứ vào nhu cầu và khả năng hoàn trả vốn của các thành viên để duyệt cho vay, không được khuyến khích các thành viên gửi tiết kiệm nhiều để được vay vốn cao. Cán bộ tín dụng cần tư vấn cho các thành viên rút tiết kiệm theo đúng kỳ hạn được rút và vay với số tiền phù hợp với khả năng hoàn trả.

Quỹ CEP cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát các thành viên sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tránh trường hợp thành viên vay vốn về nhưng không tạo ra được việc làm và thu nhập tăng thêm mà sử dụng vào mục đích tiêu dùng hàng ngày dẫn đến khoản vay đó không cải thiện được thu nhập mà còn tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tài chính vi mô của quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)