9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Việt Nam giai đoạn 2010-2016
Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của VCB có thể đánh giá thông qua rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của VCB thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
2.1.2.1. Doanh số huy động tiền gửi
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1. Doanh số huy động tiền gửi của VCB giai đoạn 2010-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010-2016
Năm 2016, VCB đạt doanh số hoạt động huy động tiền gửi là 504.029 t đồng, tăng 1.022 t đồng so với năm 2015. Năm 2015, VCB huy động vốn tăng trưởng bền vững; điều hành lãi suất linh hoạt, nhạy bén; nâng cao hơn hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn: Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 503.007 t đồng, tăng 18,52% so với năm 2014, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành khoảng 14,4%. Huy động vốn tăng đều ở cả tổ chức kinh tế 14,4% và dân cư 22,1% so với năm 2014. Cơ cấu vốn tổ chức kinh tế và dân cư hiện ở mức khoảng 45% - 55%, phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của VCB. Tiếp tục chuyển dịch thu hút nguồn vốn giá rẻ với kết quả khả quan, cụ thể như huy động vốn không kỳ hạn tăng 26,28% so với 2014, chiếm t trọng 29,13%.
239.29 241.7 303.945 334.259 422.204 503.007 504.029 0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Bảng 2.1. Các chỉ số cơ bản về nguồn vốn của VCB giai đoạn 2010-2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010-2016
Từ số liệu của bảng ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm t trọng từ 6,72% đến 10,03% trong cơ cấu nguồn vốn của VCB và luôn tăng trưởng qua các năm; Tốc độ tăng trưởng dương trong suốt giai đọan nghiên cứu, nhưng không ổn định. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao trong giai đoạn 2011 2010 đạt 38,56% và giai đoạn 2012 2011 đạt 45,09% sau đó giảm xuống còn 2% vào giai đoạn 2013 2012 và 2,28% trong giai đoạn 2014 2013. Nhìn chung, vốn chủ sở hữu gia tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của VCB trong giai đoạn này ổn định và hiệu quả. Điều này thể hiện qua lợi nhuận để lại qua các năm đều đạt từ 4 – 6 nghìn t đồng.
Các khoản vốn khác có tốc độ tăng trưởng không ổn định với biên độ tăng giảm rất cao 151% trong giai đoạn 2011 2010 và -43% trong giai đoạn 2013 2012 tuy nhiên do khoản vốn này chiếm t trọng tương đối nhỏ (dưới 6%) trong cơ cấu nguồn vốn nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng.
2.1.2.2. Doanh số cho vay
Bảng 2.2. Doanh số cho vay của VCB giai đoạn 2010-2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu/ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Vốn CSH 20.669 28.638 41.553 42.386 43.350 45.328 47.526 Nợ Ngân hàng 277.932 315.916 345.314 410.925 521.743 532.876 545.289 Các khoản vay 6.381 32.549 7.477 3.390 10.759 12.890 13.673 Vốn khác 8.771 22.016 27.401 15.651 11.729 12.276 13.862 Tổng 331.735 399.119 421.745 472.352 587.581 603.37 620.35
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tiền mặt và tiền gửi tại
NHNN và các TCTD khác 93.126 121.015 87.072 122.640 167.657 168.282 170.342 Các khoản đầu tư 36.773 32.892 82.062 67.700 80.771 82.789 83.472
Chứng khoán kinh doanh 7.181 8.17 5.20 4.95 10.12 9.46 8.90 Chứng khoán đầu tư 32.811 29.456 78.521 64.463 67.103 68.426 72.290 Góp vốn đầu tư dài hạn 3.955 2.618 3.020 3.041 3.546 4.201 4.325
Cho vay và ứng trước KH 171.124 204.089 235.869 267.863 316.289 318.298 321.435 Tài sản có khác 6.471 8.724 9.470 10.790 12.270 12.546 12.874
Tổng TS 307.496 366.722 414.475 468.994 576.988 664.002 673.638
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010-2016
Qua bảng số liệu ta thấy tiền mặt và tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác chiếm t trọng tương đối cao (từ 21,01% đến 33%) trong cơ cấu tài sản của VCB. Vì đây là khoản mục dự trữ sơ cấp, mang lại lợi nhuận tương đối thấp cho ngân hàng nên các ngân hàng thường cố gắng giữ t trọng khoản mục này thấp nhất có thể. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu, t trọng này của VCB khá cao chứng tỏ đầu ra của VCB chưa tốt, nên buộc ngân hàng phải dự trữ vốn huy động dưới dạng tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác. Điều này thể hiện ở t lệ cho vay khách hàng vốn tiền gửi của khách hàng trong những năm này chỉ đạt từ 61,09% đến 72,02% trong khi Thông tư 36 2014 TT-NHNN của NHNN Việt Nam cho phép t lệ này tối đa với Ngân hàng Thương mại Nhà nước là 90%.
Các khoản đầu tư chiếm t trọng từ 8,97% đến 19,8%. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng hoạt động sử dụng vốn cho thấy biên độ tăng trưởng các khoản đầu tư dao động rất lớn tăng trưởng -10,55% trong giai đoạn 2011 2010 nhưng sang giai đoạn 2012 2011 tăng trưởng đạt 149,49% và tăng trưởng -17,5% trong giai đoạn 2013 2012. Chiếm t trọng cao nhất trong các khoản đầu tư là khoản mục chứng khoán đầu tư chiếm t trọng từ 83,08% đến 95,22%. Đây được coi là khoản dự trữ thứ cấp nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, tuy nhiên như phân tích ở trên do đầu ra tín dụng của VCB gặp khó khăn nên ngân hàng này đầu tư vào khoản mục chứng khoán để hạn chế tổn thất và tăng khả năng thanh khoản cũng như là nguồn vốn dự trữ có thể cho vay các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng.
Cho vay và ứng trước khách hàng là khoản mục tài sản quan trọng nhất, nó là nguồn mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Biểu đồ tăng trưởng cho thấy tốc độ tăng trưởng của khoản mục cho vay khách hàng giàm dần trong giai đoạn 2011-2013 từ mức tăng trưởng 19,26% giảm xuống mức 13,56% và có dấu hiệu tăng trở lại trong giai đoạn 2014 2013. T trọng khoản mục này chiếm t trọng từ 54,82% đến 57,11% trong gía trị tổng tài sản; trong khi t trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng luôn chiếm từ 77,27% đến 88,56% giá trị tổng tài sản. Như đã phân tích, đầu ra tín dụng của VCB trong giai đoạn này gặp khó khăn, cũng có thể do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản trong giai đoạn này, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản buộc VCB chủ động chuyển sang chính sách tín dụng thận trọng làm ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng của hệ thống.
Các tài sản có khác chiếm t trọng nhỏ khoảng 2% giá trị tổng tài sản chủ yếu là các khoản mục tài sản cố định, xây dựng cơ bản dỡ dang.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VCB giai đoạn 2010- 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010-2016
3.654 3.89 4.021 4.324 4.591 6.068 6.289 0 1 2 3 4 5 6 7 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Trong giai đoạn 2010- 2016, VCB có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng không ngừng tăng lên, nguyên nhân chính do:
Một là, do thay đổi quy định phân loại nợ từ 1 6 2014 theo Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Thông tư 09 quy định từ 1 6 2014 các ngân hàng phải gọi tên đúng nợ xấu, các khoản nợ trước đây không bị coi là rủi ro như tiền gửi quá hạn tại ngân hàng khác, các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp mà không thể đáo hạn cũng bị coi là "xấu"... Và dù phải tới 1 1 2015, các ngân hàng mới phải thực hiện phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn nhưng hầu hết các ngân hàng đều trích lập sớm để tránh dồn cục khi tới thời điểm quy định bắt buộc. Thời điểm có hiệu lực của Thông tư 09 rơi vào tháng cuối của kỳ báo cáo, nhưng các ngân hàng vẫn phải tập trung để phân loại chính xác theo yêu cầu. Khi áp dụng theo Thông tư 02, cách tính nợ quá hạn sẽ bao gồm cả nợ nhóm 2. Ngoài ra, t lệ trích lập dự phòng theo quy định mới cũng có điều chỉnh tăng lên ở một số nhóm. Do vậy, ngân hàng phải tăng lượng tiền trích lập dự phòng để đảm bảo trích đủ, trích đúng. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận định trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02.
Hai là, VAMC chưa thực sự phát huy tác dụng. Thời điểm mới thành lập (tháng 7 2013) đến cuối năm 2013, VAMC tích cực mua lại nợ xấu của các TCTD khiến cho ngân hàng phấn khởi và tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, việc mua nợ xấu của VAMC gần như chững lại. Đến nay, con số nợ xấu mà các ngân hàng bán cho VAMC dao động khoảng 50.000 t đồng, con số này quá nhỏ so với mức dư nợ xấu tại ngân hàng. Lý do có thể VAMC đến giờ vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện bộ máy nên chưa thực sự hoạt động tốt. Thêm nữa, vấn đề mua vào nợ xấu là một vấn đề nhưng giải bán được nợ xấu đang là sự nan giải với tổ chức này. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng bây giờ không tin tưởng nhiều vào việc bán nợ xấu cho VAMC như trước, mà chọn cách tự xử lý và đó cũng là lý do khiến trích lập dự phòng rủi ro tăng cao.
Ba là, giai đoạn 2011-2016 là giai đoạn mà ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng để hoạt động lành mạnh, an toàn chứ không phải là sự đánh bóng với con số lợi nhuận không phản ánh đúng tình trạng hiện có. Vì vậy, việc đẩy mạnh trích lập dự phòng trong giai đoạn vừa qua là cần thiết và còn giúp cho ngân hàng tránh được cú sốc sụt giảm lợi nhuận cuối năm.
Bốn là, trong một nền kinh tế vẫn còn trì trệ, chưa có dấu hiệu rõ ràng về sự khởi sắc và phục hồi như hiện nay thì khách hàng vay vốn ngân hàng sẽ còn khó khăn và khả năng trả nợ của họ cũng suy giảm. Với những món nợ đã quá hạn trước đó, giờ khách hàng này không có khả năng trả nợ thì sẽ tiếp tục lên nhóm cao hơn. Điều này buộc các ngân hàng sẽ phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trong thời gian tới.
Năm là, đánh giá sự hoạt động bền vững là vấn đề cốt lõi của ngân hàng trong thời gian tới, nhiều ngân hàng chủ động trích lập dự phòng rủi ro cao hơn so với quy định. Vì đó chính là của để dành giúp ngân hàng ứng phó kịp thời nếu có xảy ra biến cố.
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.3. Doanh số hoạt động dịch vụ của VCB giai đoạn 2010-2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Bảo lãnh vay vốn 25.1 25.850 19.400 163.941 150.024 155.900 157.899 Cam kết trong nghiệp vụ L/C 34.540 32.696 29.674 33.696 32.621 33.671 35.718 Bảo lãnh khác 15.630 15.384 17.353 15.467 21.020 22.543 23.761 Cam kết tài trợ cho
KH chưa giải ngân 1.100 4.825 3.642 3.541 3.243 3.125 2.983 Tổng các khoản ngoại bảng 51.271 52.932 47.412 49.328 53.797 54.287 55.628 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 193.384 218.873 219.677 291.117 254.554 265.728 273.982 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ khác 1.918 2.198 2.250 2.745 3.166 3.276 3.872
Qua số liệu từ bảng ta thấy tổng các khoản cam kết ngoại bảng tương đương t trọng từ 9,32% đến 16,67% giá trị tổng tài sản nhưng thu nhập mang lại từ hoạt động này chỉ chiếm t trọng từ 8,04% đến 10,6% thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng đều qua các năm về giá trị tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định giai đoạn 2011 2010 đạt mức tăng trưởng 14,57% đến giai đoạn 2012 2011 giảm xuống còn 2,39% và tăng lên mức 21,98% giai đoạn 2013 2012 sau đó giảm xuống mức 15,34%.