Nâng cao chất lượng tài sản có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 67 - 70)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.5. Nâng cao chất lượng tài sản có

Đối với VCB Trung Ương:

+ Cần có sự đầu tư đúng mức cho bộ phận chuyên nghiên cứu chính sách giá và phát triển các sản phẩm tín dụng chuẩn đi kèm các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay cụ thể nhằm hạn chế việc thẩm định và quyết định cho vay phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của cán bộ tín dụng. (Hiện tại VCB chưa có phòng chuyên môn cho phát triển sản phẩm bán buôn, mà rủi ro từ các khách hàng này thường gây thiệt hại lớn cho chi nhánh).

+ Nâng cao chất lượng báo cáo ngành, hàng năm trên cơ sở báo cáo ngành để xây dựng định hướng tín dụng mở rộng, duy trì hoặc thu hẹp cho vay với các phân ngành kinh tế cụ thể và định kỳ 6 tháng rà soát điều chỉnh 1 lần. Cụ thể, trong năm 2015 sẽ định hướng thận trọng và thu hẹp dần (bằng cách tăng lãi suất cho vay, tăng điều kiện tín dụng, tăng cường kiểm tra sử dụng vốn…) đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành có t lệ nợ xấu cao trong năm 2014 như: Xây lắp, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, thủy sản.

+ Nâng cao trách nhiệm của chi nhánh trong các báo cáo thẩm định tín dụng trình VCB trung ương phê duyệt bằng cách trả lại hồ sơ không đạt chất lượng cho

chi nhánh, đồng thời định kỳ thống kê số hồ sơ không đạt chất lượng của chi nhánh bị trả lại để đánh giá xếp hạng chi nhánh vào cuối năm.

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cần tăng cường công tác rà soát hoạt động tín dụng từ xa và trực tiếp tại các chi nhánh.

+ Rà soát nợ có vấn đề định kỳ hàng quí, đặc biệt chú ý các khoản nợ thuộc nhóm 2 có khả năng chuyển sang nhóm nợ cao hơn để có định hướng xử lý kịp thời đối với từng khách hàng của từng chi nhánh.

+ Đầu tư nghiên cứu và hệ thống công nghệ để đưa vào áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn (vì mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống nếu đối tượng khách hàng này gặp rủi ro), nhằm mục tiêu: Chuẩn hóa từng khâu của qui trình tín dụng (từ đề xuất – phê duyệt cho đến giải ngân – thu nợ và xử lý nợ)

Tăng tính tập trung, chuyên môn hóa của các khâu trong qui trình tín dụng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng, tăng tính “minh bạch” của qui trình cho vay. Từ đó, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, đảm bảo quản lý thông tin tập trung phục vụ công tác quản trị và điều hành.

Sơ đồ 3.1: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Nguồn: VCB XỬ LÝ, THU HỒI NỢ RATING LOS

Thẩm định, phê duyệt Kiểm soát sau phê duyệt

Là hệ thống hỗ trợ quy trình cấp tín dụng khép kín từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt và kiểm soát sau phê duyệt tín dụng.

Quản lý giải ngân,

hạch toán Xử lý, thu hồinợ

CORE BANKING

(INCAS)

CRLOS

Khởi tạo thông tin thẩm định, luân chuyển hồ sơ các cấp – thực hiện rà soát – phê duyệt tín dụng CLIMS Kiểm soát thông tin sau phê duyệt tín dụng

Sơ đồ 3.2. Luồng phê duyệt trên mô hình tín dụng tập trung

Nguồn: VCB

Trên cơ sở mô hình tổng thể phê duyệt tín dụng tập trung, VCB đầu tư nghiên cứu thiết kế mô hình tín dụng phù hợp với hiện trạng hoạt động, yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường.

Yêu cầu của mô hình là quản lý tập trung khách hàng doanh nghiệp lớn tại VCB trung ương (thời điểm cuối năm 2014 là gần 1000 khách hàng, chiếm 66% tổng dư nợ); Phòng khách hàng của VCB trung ương sẽ tham gia sâu trong quá trình cấp tín dụng và quản lý khách hàng; Tập trung thẩm định, phê duyệt tín dụng tại hội sở chính.

Bảng 3.3. Lộ trình chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

1. Giai đoạn 1: Phân tích hiện trạng tín dụng của VCB và so sánh với yêu cầu tiêu chuẩn thị trường để thiết kế mô hình thích hợp với VCB dựa trên mẫu chuẩn

và lộ trình triển khai

2. Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện mô hình tín dụng theo lộ

trình được xây dựng ở giai đoạn 1

Nguồn: VCB

CB kiểm soát CB khởi tạo

Lãnh đạo phê duyệt

Lãnh đạo phê duyệt (Trụ sở chính) Đ trình Chuyển CLIMS Giải ngân CB kiểm soát (Trụ sở chính) Đ trình Đ trình C R L O S Chuyển CORE C hu yể n tr ả h s ơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)