9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Đánh giá mức độ an toàn vốn
Năm 2005 Quyết định 457 của Chính phủ được ban hành nhằm sửa đổi những bất hợp lý trong quan niệm về vốn tự có, trong Điều 3 của Quyết định thì “Vốn tự có bằng vốn cấp 1 cộng vốn cấp 2 trừ khoản giảm trừ”, việc làm này đã đưa khái niệm về Vốn tự có về đúng nội dung của nó, tách biệt được Vốn tự có với Vốn chủ sở hữu.
Năm 2006, Chính phủ ban hành thêm Nghị định 141 (Nghị định xoá bỏ hoàn toàn khái niệm NHTM CP đô thị và NHTM CP nông thôn) quy định về vốn pháp định của NHTM với mức tối thiểu 3000 t vào năm 2010 và tăng dần theo thời gian. Những quy định này là những bước tiến để việc quản lý trong hoạt động ngân hàng được gần hơn với những chuẩn mực quốc tế, trong đó việc thực thi tăng vốn điều lệ và bảo đảm đủ vốn tối thiểu CAR được thực hiện khá nghiêm túc.
Bảng 2.4. Mức độ an toàn vốn của VCB giai đoạn 2010-2016 Đơn vị tính:%; Tỷ đồng Chỉ tiêu Chuẩn 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 T lệ an toàn vốn (CAR) 9% 9% 11.14% 14.63% 13.13% 11.61% 11.67% 11.89% Vốn chủ sở hữu 20.669 28.638 41.553 42.386 43.350 44.538 47.901 Tổng nợ phải trả 277.932 315.916 345.314 410.925 521.743 532.789 556.823 Hệ số đòn bẩy tài chính (L) 12,5 13.45 11.03 8.31 9.69 12.04 11.96 11.62 Lợi nhuận không chia 4.651 5.521 6.144 6.290 6.627 6.729 6.900 Vốn cấp 1 19.332 27.336 32.112 32.933 37.429 39.520 41.892 Hệ số tạo vốn nội bộ (ICG) >12% 24.06% 20.20% 19.13% 19.10% 17.71% 18,01% 19,24% Vốn pháp định 1.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 Vốn điều lệ 13.223 19.698 23.174 23.174 26.650 28.529 28.987 T lệ an toàn vốn hợp nhất >9%
LN sau thuế 3.768 4.442 4.427 3.873 4.209 4.879 4.980 LN sau thuế Vốn CSH 18.23% 15.51% 10.65% 9.14% 9.71% 10.9% 10.39%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010-2016
Như vậy, chiếu theo qui định tối thiểu 9% của Việt nam, mức độ an toàn vốn của các TCTD đã được đáp ứng khá tốt. Xét về hình thức VCB có thể đạt được các chuẩn mực của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8% do (i) Vốn điều lệ và vốn tự có của VCB tăng, (ii) Tài sản Có rủi ro của VCB giảm do chủ yếu đầu tư vào Trái phiếu chính phủ thay vì cho vay (iii) VCB bán nợ xấu cho VAMC.
Mặc dù VCB đã đáp ứng tốt những yêu cầu vốn tối thiểu, nhưng đã xuất hiện một số vấn đề cần lưu ý:
(i) VCB có quy mô lớn nhất hệ thống lại có mức an toàn vốn nhỏ nhất (CAR của VCB thường thấp hơn 3% so với toàn hệ thống, 2% so với các NHTM cổ phần, thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng nước ngoài, trong khi chiếm đến hơn 40% thị phần huy động và cho vay toàn thị trường), điều này có thể là tiềm ẩn không nhỏ đe dọa an toàn của cả hệ thống;
(ii) Xu hướng giấu nợ để giúp CAR tăng lên. Về nguyên lý, nếu trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng thì ngay lập tức CAR phải giảm xuống nhưng thực tế cho thấy CAR của ngân hàng tăng đều qua các năm. Như vậy có dấu hiệu các ngân hàng giấu nợ, hoặc đảo nợ bằng cách đưa vào hạng mục “tài sản khác” làm cho Tài sản Có rủi ro giảm xuống;
Do những bất ổn vẫn tiếp tục lan rộng trong hệ thống tài chính Việt Nam như vấn đề sở hữu chéo, khả năng thanh khoản, ách tắc trong tín dụng cho sản xuất…cần phải có sự phù hợp của những quy định mới. Ngày 20 11 2014, NHNN ban hành Thông tư 36 quy định các giới hạn, t lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở pháp lý dựa trên Basel I, Basel II, thực tiễn việc áp dụng Thông tư 13, tình hình thị trường tài chính trong thời gian 2010 - 2014 cùng với chiến lược phát triển hệ thống TCTD.
Về nội dung các bộ phận cấu thành cũng như các mục tiêu đối với CAR trong Thông tư 36 không khác so với thông tư 13 ở công thức tính toán. Điểm khác biệt cơ bản nhất là bổ sung thêm đối tượng thực hiện là chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của Điều 128 Luật các TCTD năm 2010 và khoản mục trái phiếu chuyển đổi trong vốn cấp 2 phải có mức lãi suất cố định để bảo đảm có tính chất ổn định lâu dài và có đủ những đặc điểm để xác định như vốn chủ sở hữu thì mới bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền. Tuy nhiên, so với chuẩn mực Basel II, t lệ CAR trong Thông tư 36 vẫn chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động trong tổng tài sản Có rủi ro. Để tiến đến hoàn toàn tuân thủ Basel II, các TCTD Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài.
- Hệ số đòn bẩy tài chính (L):
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.3. Hệ số đòn bẩy tài chính của VCB giai đoạn 2010-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB và tính toán của tác giả
Số liệu từ biều đồ cho thấy năm 2010 khả năng tự chủ về vốn của VCB thấp hơn mức trung bình ngành thể hiện ở hệ số đòn bẩy tài chính là 14,45% cao hơn mức trung bình ngành 12,5%, điều này tương đối phù hợp khi năm 2012 ngân hàng này đạt t lệ an toàn vốn cao nhất trong giai đoạn. Các năm còn lại khả năng tự chủ tài chính của VCB tốt dần và năm 2012 đạt mức tốt nhất trong giai đoạn, hệ số tự chủ tài chính đạt 8,31% sau đó tăng dần lên đến năm 2014 thì trở về mức trung bình ngành.
- Hệ số tạo vốn nội bộ (ICG)
Hệ số tạo vốn nội bộ qua các năm đều đạt trên mức tối thiểu 12%. Năm 2010 hệ số này đạt giá trị cao nhất 24,06% sau đó giảm dần đến năm 2014 đạt mức 17,71%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận để lại không tăng nhanh bằng tốc độ tăng trưởng vốn cấp 1.
14.45 11.03 8.31 9.69 12.04 11.96 11.62 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.4. Hệ số đòn bẩy tài chính của VCB giai đoạn 2010-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB và tính toán của tác giả
Nhìn chung trong suốt giai đoạn nghiên cứu 2010-2016, VCB duy trì t lệ an toàn vốn luôn cao hơn mức yêu cầu tối thiểu 8%; Khả năng tự chủ về tài chính năm 2010 thấp hơn mức trung bình nhưng đã được cải thiện ở những năm sau; Hệ số tạo vốn giảm dần trong giai đoạn 2010-2015 nhưng vẫn ở mức cao hơn so với mức tối thiểu 12%. Qua đó cho thấy trong giai đoạn 2010-2015 VCB luôn đảm bảo đủ vốn và hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả, ổn định.
2.2.2. Chất lượng tài sản - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
VCB giai đoạn 2010- 2016 chất lượng tín dụng được chú trọng; cac hệ số an toàn được đảm bảo chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Dư nợ nhóm 2 tại thời điểm 31/12/2015 là 9.377 t đồng, giảm 8.114 t đồng so với năm 2014 (giảm 46,4%). T lệ nợ nhóm 2 là 2,4%, giảm 3,0 % so với năm 2014. Dư nợ xấu tại thời điểm 31/12/2015 là 7.137 t đồng. T lệ nợ xấu ở mức 1,84%, giảm 0,47% so với năm 2014, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (2,5%). Năm 2015 thu nợ xấu đạt 2.432 t đồng, giảm 2,5% so với 2014 (2.494 t đồng), trong đó thu nợ xấu nhóm 5 chiếm 40% tổng số thu nợ xấu. Năm 2015, VCB tiếp tục chú trọng công tác kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. T lệ nợ nhóm 2
24.06 20.2 19.13 19.1 17.71 18.01 19.24 0 5 10 15 20 25 30 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
nhờ đó đã giảm mạnh, chỉ còn 2,4%. T lệ nợ xấu ở mức 1,84%, giảm so với t lệ 2,31% năm 2014, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (2,5%). Nếu tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, t lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,79%. Thu hồi nợ ngoại bảng tiếp tục ghi nhận kết quả quan trọng, phản ánh nỗ lực của toàn hệ thống và hiệu quả của tổng thể các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt trong công tác thu hồi nợ. Số thu ngoại bảng đạt 2.511 t đồng, trong đó thu nợ được xử lý bằng dự phòng rủi ro 1.834 t đồng, thu nợ đã bán cho VAMC 677 t đồng.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của VCB giai đoạn 2010-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010- 2016
- Tỷ lệ tài sản sinh lời/Tổng tài sản
T lệ sinh lời Tổng tài sản của VCB trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Đặc biệt là giai đoạn 2014 -2016. Điều này thể hiện tài sản của ngân hàng đã và đang ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. T lệ sinh lời Tổng tài sản của VCB năm 2013 đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 2010 -2016, lý do là trong năm 2012 VCB thực tái cơ cấu toàn bộ để thực hiện theo quy đinh của NHNN đề án 254 “Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các TCTC giai đoạn 1”. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2.32 2.03 2.4 2.73 2.31 1.84 1.79
Đơn vị tính: %
Biều đồ 2.6. Tỷ trọng tài sản sinh lời của VCB giai đoạn 2010 -2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010- 2016 và tính toán của tác giả
2.2.3. Năng lực quản lý
- Tỷ lệ chi phí hoạt động/Tổng thu nhập
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ chi phí hoạt động của VCB giai đoạn 2010-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010- 2016 và tính toán của tác giả
T lệ chi phí hoạt động Tổng thu nhập của VCB giai đoạn 2010- 2016 có xu hướng giảm dần, năm 2016 có t lệ thấp nhất là 84,46% và cao nhất là năm 2011 với t
93.51% 93.26% 92.56% 91.11% 94.13% 95.27% 96.26% 88.00% 89.00% 90.00% 91.00% 92.00% 93.00% 94.00% 95.00% 96.00% 97.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 85.38% 90.20% 88.77% 88.11% 87.39% 85.32% 84.46% 81.00% 82.00% 83.00% 84.00% 85.00% 86.00% 87.00% 88.00% 89.00% 90.00% 91.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
lệ 90,2%. T lệ này có xu hướng giảm dần chứng tỏ hoạt động của VCB có hiệu quả, chi phí hoạt động ngày càng thấp, sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, các hoạt động chủ yếu và cơ bản của ngân hàng vẫn phải duy trì và thậm chí tăng lên nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng được ổn định và phát triển.
-. Tỷ lệ lợi nhuận thuần từ HĐKD/ Nhân viên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ lợi nhuận thuần từ HĐKD/ Nhân viên của VCB giai đoạn 2010- 2016
Nguồn:Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010- 2016 và tính toán của tác giả
Để tồn tại và phát triển ngân hàng thì nhân sự chính là cốt lõi. Do đó, lợi nhuận thuần từ HĐKD nhân viên của VCB cho thấy được lợi nhuận chung của ngân hàng cũng sự ổn định và phát triển của VCB trong tương lai. Tuy nhiên, VCB cũng như các NHTM khác ở Việt Nam trong thời gian qua chịu tác động của nền kinh tế trong nước nói chung và thế giới nói riêng đã làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút. Do đó, t lệ lợi nhuận thuần từ HĐKD nhân viên của VCB cũng giảm theo, từ 480 triệu đồng nhân viên năm 2010 xuống còn 432 triệu đồng nhân viên vào năm 2016.
480 450 422 414 416 428 432 380 400 420 440 460 480 500 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016