Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 56 - 60)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất: Chất lượng tài sản của VCB trong giai đoạn nghiên cứu là chưa tốt thể hiện ở t lệ nợ xấu của VCB dù thấp hơn mức cho phép của NHNN là 3%. Nợ xấu phát sinh mới tăng qua các năm. Nếu không giảm nợ xấu bằng cách sử dụng quỹ dự phòng tổn thất tín dụng và bán nợ cho công ty VAMC thì t lệ nợ xấu thực của VCB bình quân trong giai đoạn 2010-2016 là 6.24% cao hơn rất nhiều so với mức cho phép của NHNN.

Nợ xấu của VCB tính đến 31 12 2014 tập trung vào 3 phân ngành kinh tế là Thủy sản (đặc biệt là chế biến cá tra, cá ba sa), ngành nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và ngành xây lắp.

Số chi quỹ dự phòng của VCB trong 3 năm gần đây liên tục tăng. Riêng trong năm 2014 nếu không giảm nợ xấu bằng sử dụng dự phòng tổn thất tín dụng và bán nợ cho VAMC thì số chi quỹ dự phòng của VCB là 6.232 t đồng vượt quá khả năng tài chính của VCB.

Nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng yếu kém: Do một số hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VCB. Cụ thể:

Tại VCB Trung Ương :

+ Công tác rà soát các món vay nằm trong mức phán quyết của các chi nhánh VCB chưa được thực hiện thường xuyên, toàn diện và có hiệu quả.

+ Chưa xây dựng được nhiều sản phẩm chuẩn nên việc cho vay còn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của cán bộ cho vay.

Tại các chi nhánh VCB:

+ Chi nhánh mở rộng cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền quyết định của chi nhánh (lách quy định thẩm quyền phán quyết); Cho vay khách hàng liên quan là những doanh nghiệp được thành lập mới nhằm đảo nợ, thậm chí có dấu hiệu rủi ro đạo đức.

+ Không tuân thủ điều kiện đã phê duyệt của VCB Trung Ương, đề xuất gỡ bỏ điều kiện tín dụng do áp lực cạnh tranh.

+ Khâu thẩm định tín dụng chưa tốt, bỏ qua các vấn đề trọng yếu, hạ chuẩn tín dụng để chạy theo mục tiêu tăng trưởng, cho vay không quan tâm đến tài sản bảo đảm.

+ Có nhiều trường hợp biết tình hình hoạt động của khách hàng khó khăn nhưng không đề cập rõ trong báo cáo thẩm định để trình VCB Trung Ương giải quyết, cố tình báo cáo số liệu tài chính dựa trên Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán (tốt hơn) thay vì Báo cáo tài chính có kiểm toán (xấu hơn).

+ Chưa chú trọng và tăng cường tần suất, chất lượng kiểm tra trong và sau khi cho vay.

+ Chất lượng cán bộ tín dụng còn kém về chuyên môn và bản lĩnh.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập của VCB giai đoạn 2010-2014 là không ổn định và chưa đạt so với chuẩn yêu cầu của khung phân tích CAMELS dành cho các ngân hàng Mỹ.

Thứ hai: T suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và t suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của VCB trong giai đoạn 2010-2016 đều giảm qua các năm. Nguyên nhân là do t lệ thu nhập lãi cận biên của VCB giai đoạn này liên tục giảm. Điều này xuất phát từ cấu trúc danh mục tín dụng của VCB có t lệ cho vay bán buôn cao nên biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra thấp. Tại thời điểm 31 12 2014, số dư cho vay bán buôn bình quân năm của VCB là 204.282 t đồng chiến gần 70% danh mục tín dụng của VCB năm 2014. Để phát triển cho vay bán buôn, trong năm VCB đã áp dụng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đa phần là bổ sung vốn lưu động với mức lãi suất cho vay thấp nhất là 5.87% cao nhất là 6.34% trong khi đó lãi suất huy động tiền gửi 3 tháng của VCB trong năm 2014 thời điểm thấp nhất là 4.9%.

Thứ ba: T lệ thu nhập ngoài lãi cận biên không ổn định và có xu hướng giảm vào thời điểm năm 2014 chỉ ở mức 2,09%, theo tiêu chuẩn phân tích CAMELS dùng cho các ngân hàng ở Mỹ >4,5%.

Thứ tư: T lệ khả năng chi trả có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2016 vẫn tồn tại một số rủi ro. VCB đã cho vay vượt ngưỡng cho phép an toàn và ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản của hệ thống. Khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả của VCB cũng đang suy giảm, t lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của VCB cũng vượt ngưỡng cho phép.

Thứ năm: Với t lệ lợi nhuận chưa ổn định và có xu hướng đi xuống đối với VCB như hiện nay, nguyên nhân có thể do chi phí nghiệp vụ tăng cao đi đôi với những hạn chế về trình độ tổ chức. Nếu VCB không áp dụng chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thì khó có thể cải thiện mức độ an toàn của mình cũng như đảm bảo sự vững mạnh trong các hoạt động ngân hàng. Trong khi các chỉ tiêu về ổn định tài chính của hoạt động ngân hàng đều chưa được đảm bảo thì khả năng mất an toàn cho hoạt động của VCB là điều có thể xảy ra.

Thứ năm: Hạ tầng tài chính, công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động ngân hàng còn hạn chế. Ở các nền kinh tế phát triển, với hạ tầng tài chính – ngân hàng hiệu quả, cạnh tranh về lãi suất gắn liền với rủi ro. Các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc thận trọng giữa việc đầu tư vào các khoản tiền gửi, các công cụ tài chính có khả năng sinh lời cao, nhưng rủi ro tiềm ẩn sẽ lớn. Ngược lại, các hoạt động đầu tư có khả năng đem lại lợi ích thấp hơn sẽ được bù đắp với mức rủi ro hạn chế hơn. Ở Việt nam, do hạ tầng tài chính hạn chế, các chế tài xử phạt chưa nghiêm trong các trường hợp vi phạm k luật thị trường, nên quan hệ giữa rủi ro và lãi suất chưa chặt chẽ. Các NHTM nói chung và VCB nói riêng đặt giá huy động cao không có nghĩa là nhà đầu tư phải chấp nhận mức rủi ro cao. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính và thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập. Đây là hệ quả của hạ tầng thông tin, chế độ kế toán, hạch toán, chế độ phân loại tài sản có, tài sản nợ… chưa phản ánh trung thực tình trạng tài chính của các ngân hàng, chưa đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ của hệ thống thông tin. Mặt khác, việc quản lý rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng

chưa hiệu quả không chỉ bắt nguồn từ những bất ổn vĩ mô mà còn do các nguyên nhân nội tại của chính các NHTM. Việc quản lý thanh khoản đã được NHNN qui định trong các văn bản hiện hành nhưng do tính tuân thủ hạn chế, một số chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nên không ít ngân hàng đã phải trả giá đắt cho việc quản lý thanh khoản. Việc dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh tại các NHTM cũng chưa được quan tâm đúng mức, cũng một phần ảnh hưởng từ sự thay đổi khó lường của cơ chế chính sách khiến ngân hàng bị động trước những biến động đột ngột của thị trường, ảnh hưởng đến khả năng quản lý và sử dụng vốn khả dụng của ngân hàng.

Thứ sáu: Một số tồn tại khác như thể chế, cơ cấu tổ chức. Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng cũng gặp không ít hạn chế như:(i) Về thể chế: điểm yếu rõ nhất của hệ thống ngân hàng Việt nam là thiếu hệ thống pháp lý bảo vệ lợi ích của các ngân hàng với tư cách là bên cho vay trong trường hợp khách hàng trì hoãn, cố ý không trả nợ hay khách hàng phá sản; (ii) Về cơ cấu tổ chức: cho dù đã 4 5 NHTM nhà nước được cổ phần hóa, nhưng yếu tố nhà nước của ¾ ngân hàng vẫn giữ t trọng trên 85% (trừ Vietinbank, Nhà nước nắm giữ khoảng 63%), vì thế các quyết định về đầu tư, nhân sự cao cấp, lương, kế hoạch kinh doanh…Đều cần có sự phê chuẩn của NHNN (Chính phủ). Điều này ảnh hưởng đến tính linh hoạt, độ thích nghi trong kinh doanh của các NHTM có yếu tố nhà nước. Trong bối cảnh năng lực tài chính của các NHTM chưa được cải thiện, thì điểm yếu tài chính lớn nhất của hệ thống ngân hàng hiện nay chính là nợ xấu, tiếp theo là quản trị nội bộ, quản trị rủi ro và minh bạch thông tin trong hoạt động của ngân hàng.

Chương 3

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH

CAMELS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)