Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 51 - 52)

9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.4. Khả năng sinh lời

Bảng 2.5: ROA, ROE, NIM, NNIM của VCB giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng; % Năm/ chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 LNST 3.980 4.217 4.421 4.378 4.586 5.332 5.289 ROA 1.09 1.25 1.13 0.99 0.88 0.85 0.82 ROE 16.75 17.08 12.61 10.33 10.76 12.03 11.37 NIM 3.85 5.9 4.2 3.95 3.7 3.82 3.91 NNIM 0.02 0.01 0.05 0.9 -0.87 -0.82 -0.74

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2010- 2016 và tính toán của tác giả

Từ vị thế là ngành hấp dẫn với lợi nhuận sau thuế lên đến hàng nghìn t đồng mỗi năm, NHTM nói chung và VCB nói riêng đang phải trải qua quãng thời gian khó khăn nhất khi mà nguồn vốn huy động hạn chế, tăng trưởng tín dụng liên tục giảm, nợ xấu ngày càng tăng…làm cho các chỉ tiêu về sinh lời đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Mặc dù chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra có xu hướng giãn ra theo hướng có lợi cho các NHTM song t lệ sinh lời hàng năm của hệ thống bắt đầu giảm mạnh, từ mức đỉnh cao vào năm 2010 đã giảm hơn 50% và xuống dưới mức an toàn theo khuyến cáo của hệ thống CAMELS lần lượt đối với ROA và ROE là từ 1% trở lên và từ 15% trở lên.

Mặc dù các chỉ tiêu cơ bản phản ánh quy mô của ngân hàng đều gia tăng qua các năm như là tổng vốn chủ sở hữu, tổng tiền gửi của khách hàng, tổng dư nợ cho vay và tổng tài sản nhưng khả năng sinh lời của ngân hàng lại không ổn định và suy giảm. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất thường và suy giảm này trong ROA và ROE có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Một cách đơn giản và phổ biến là dựa vào mô hình phân tích Doupont để đánh giá nguyên nhân của thực trạng này.

Theo Rose (2001), ROE của ngân hàng là chỉ tiêu được cấu thành bởi 3 bộ phận trong một phép nhân, gồm: (i) T lệ sinh lời hoạt động phản ánh mối quan hệ

giữa Lợi nhuận sau thuế và Tổng doanh thu từ hoạt động, (ii) Hiệu quả sử dụng tài sản phản ánh mối quan hệ giữa Tổng doanh thu từ hoạt động và Tổng tài sản, và (iii) t trọng vốn chủ sở hữu phản ánh mối quan hệ giữa Tổng tài sản và Tổng vốn chủ sở hữu. ROA của ngân hàng là chỉ tiêu được cấu thành bởi 2 bộ phận trong một phép cộng gồm: (i) NIM hay Thu nhập lãi cận biên phản ánh mối quan hệ giữa Chênh lệch thu chi từ lãi và Tổng tài sản, (ii) NNIM hay thu nhập ngoài lãi cận biên phản ánh mối quan hệ giữa chênh lệch thu chi ngoài lãi (gồm cả chi phí dự phòng và các khoản thuế hợp lý) và Tổng tài sản. Bảng số liệu trên cho thấy sự suy giảm t lệ sinh lời bắt đầu từ giữa năm 2012 là do T lệ sinh lời hoạt động và NNIM hay cụ thể hơn là suy giảm lợi nhuận sau thuế do gia tăng đáng kể của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động của VCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)