9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất: Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 13 NQ-CP ngày 10 5 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách hiệu quả.
Thứ hai: Kiểm tra tiến độ thực hiện Đề án cơ cấu lại các NHTM giai đoạn 2011- 2015. Ban hành theo quyết định 254 QĐ-TTg ngày 1 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giám sát quá trình thực hiện để có chỉ đạo kịp thời nếu cần thiết.
Thứ ba: tiếp tục cổ phần hóa cá DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTM là rất cao đặc biệt là năm 2012 gấp 2,5 so với mức chuẩn cho phép (điển hình Vinashin, Vinalines). Vì vậy nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa và cải cách một cách căn bản thì việc cải thiện năng lực tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các NHTM nói riêng là rất khó thực hiện.
Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính theo hướng đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm sự an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Qua đó thông qua Luật sẽ trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát cạnh tranh. Đồng thời xem xét rà soát đối chiếu các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam để điều chỉnh cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Thứ năm: Phải xác định một cách căn bản vai trò của NHNN. NHNN phải trở thành ngân hàng trung ương thật sự, hiện nay NHNN vừa là người chủ (NHTMNN) vừa là người cầm còi giám sát các NHTMNN.
Thứ sáu: Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam, cũng như xóa bỏ các giới hạn về số lượng, loại hình, phạm vi hoạt động, t lệ góp vốn của nước ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết đa phương, song phương nhằm giúp lộ trình hội nhập tài chính thích hợp và đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả tăng năng lực tài chính và lành mạnh hóa các NHTM Việt Nam và tránh không bị rơi vào khủng hoảng tài chính - ngân hàng.
Thứ bảy: Chính phủ nên xem xét việc mua lại các tài sản thế chấp là các công trình, các Bất động sản ở các NHTM hiện nay để phục vụ cho hoạt động an sinh phúc lợi hoặc các hoạt động khác phù hợp với công trình, vì các doanh nghiệp vay vốn có tài sản đảm bảo đang gặp rất nhiều khó khăn do đó không còn khả năng
thanh toán nợ, các ngân hàng đã tiến hành bán nợ nhưng vẫn không bán được nhằm giải quyết khó khăn lớn hiện nay của các NHTM Việt Nam và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống NHTM Việt Nam.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất: Đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Phát triển hệ thống giám sát theo khung an toàn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý về các quy định về an toàn vốn theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II. Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ hai: NHNN phải chủ động hơn nữa việc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ các tổ chức vay vốn, bao gồm: (i) Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu; (ii) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế; (iii) Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này; (iv) Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.
Thứ ba: NHNN tập trung triển khai thực hiện Đề án, ngày 18 4 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 254 QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng nhà nước đang thực hiện giai đoạn 2016-2020 nhằm chấn chỉnh cũng cố, tái cấu trúc lại, thực hiện cơ cấu lại các Ngân hàng Thương Mại tiến hành khẩn
trương, quyết liệt, nhưng thận trọng để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố.
Thứ tư: NHNN phải chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường: Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định t giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để bảo đảm tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả.
Thứ năm: Nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của hệ thống NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của Thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.
Thứ sáu: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ, công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
Thứ bảy: NHNN phải tích cực hơn nữa việc phối hợp với tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động phối hợp, làm việc trực tiếp với từng Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng...) nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, hỗ
trợ cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là xử lý vấn đề hàng tồn kho để có cơ sở mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp.
Thứ tám: NHNN phải giám sát chặt chẽ các cổ động lớn của các ngân hàng, nhằm hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ đông đó đối với các NHTM, kiên quyết xử lý đối với người liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTM và các NHTM sở hữu vốn chéo lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Luận văn với đề tài: “ỨNG DỤNG CAMELS ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo khung CAMELS giai đoạn 2010 - 2016.
Luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khung phân tích CAMELS để ứng dụng thực tiễn trong phân tích hoạt động của NHTM
Thứ hai: Trên cơ sở khung phân tích CAMELS, tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thứ ba: Từ đánh giá thực trạng phân tích hoạt động hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo khung CAMELS, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo khung CAMELS.
Thứ tư: Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN nhằm hỗ trợ và đảm bảo hoạt động của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo khung CAMELS nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung.
Luận văn của tác giả là một công trình nghiên cứu độc lập và công phu trong suốt quá trình theo học và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Tuy nhiên do kiến thức khoa học và khả năng nghiên cứu còn hạn chế. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thực sự bao quát hết toàn bộ những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến CAMELS, cụ thể là trong nghiên cứu này, tác giả chưa đề cập đến tiêu chí “S”, vì để phân tích được nghiên cứu S cần có sự am hiểu chuyên sâu về khe hở lãi suất và các công cụ định lượng để tính toán và phân tích và điều này tác giả đã chưa thực hiện được trong nghiên cứu của luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Chính phủ, 2006, Quyết định số 112 2006 QĐ –TTg ngày 24 5 2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Chính phủ, 2012, Quyết định 254 QĐ-TTg ngày 1 3 2012, Quyết định về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam gia đoạn 2011 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
3. Đỗ Thị Hồng Nhung, 2013, “Đánh giá hoạt động kinh doanh theo mô hình CAMELS tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ của Trường Đại Học Kinh tế Luật TP. HCM, năm 2013.
4. NHNN Việt Nam, 2005, Quyết định 457 QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 19 04 2005 quy định về các t lệ an toàn trong hoạt động của TCTD.
5. NHNN Việt Nam, 2010, Thông tư 13 2010 TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 20 05 2010 quy định về các t lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
6. NHNN Việt Nam, 2014, Thông tư 36 2014 TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 20 11 2014 quy định các giới hạn, t lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, ngân hàng nước ngoài.
7. NHNN Việt Nam, 2012, Quyết định số 734 QĐ-NHNN ngày 1 4 2012, quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.
8. Nguyễn Thị Cành, 2014, “Đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả kỹ thuật và mức độ rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”.
9. Nguyễn Đức Tú, 2011, “Đôi điều cần biết về mô hình CAMEL” .
phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, 2010 - 2016, Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính từ 2010-2016
12. Nguyễn Thị Minh Thảo, 2011, Phân tích mức độ lành mạnh các ngân hàng thương mại Việt Nam qua chỉ số CAMELS và tác động của nó đến hiệu quả tài chính” Luận văn thạc sĩ của Trường Đại Học Kinh tế Luật TP. HCM, năm 2011 13. Peter S. Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
14. Phạm Thị Hoàng Vân, 2016, “Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank Việt Nam – Chi nhánh TP. HCM”. Luận văn thạc sĩ của Trường Đại Học Kinh tế Luật TP. HCM, năm 2016.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010, Luật các tổ chức tín dụng, NXB chính trị quốc gia, năm 2010
Tiếng Anh:
16. Financial Intstitutions Management – Anthony Saunders.
17. RMS Manual of Examination Policies Federal Deposit Insurance Corporation. 18. Managing Financial Institutions – Mona J.Gardener, Dixie L.Mills,Elizebeth S.Cooperman.