Kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp và dịch vụ chúc a hà tĩnh​ (Trang 83 - 85)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7. Kế hoạch quản lý rừng Công ty giai đoạn 2011-2020

4.7.4. Kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên

Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên nhằm lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng. Đây là giải pháp có hiệu quả và kinh tế nhất trong xây dựng rừng vành đai biên giới, đặc biệt đối với những nơi địa hình cao dốc, khó khăn cho trồng rừng. Đầu tư cho khoanh nuôi phục hồi rừng thấp, nhưng rừng được phục hồi có kết cấu bền vững, đa dạng về tổ thành, có khả năng phịng hộ rất cao.

4.7.4.1. Đối tượng khoanh nuôi, xúc tiến tự nhiên

Gồm những diện tích đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) ở trạng thái IC, IB có mật độ cây tái sinh > 1.000 cây/ha; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng > 50%; tỷ lệ cây tái sinh mục đích > 30%. Ngồi ra những diện tích ĐTĐNT khơng thoả mãn các điều kiện trên nằm xen kẽ với rừng tự nhiên cũng được đưa vào khoanh ni TSTN.

4.7.4.2. Diện tích

Tổng diện tích đưa vào khoanh ni TSTN là 4.401 ha

4.7.4.3. Biện pháp tác động

- Mức độ tác động là dựa vào diễn thế rừng tự nhiên, áp dụng cho vùng xa khu dân cư, lấy nhiệm vụ quản lý bảo vệ là chính, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn sự phá hoại của người, gia súc, phòng chống lửa rừng và sâu bệnh hại.

- Điều tra thiết kế, xác định đúng vị trí, diện tích, lập hồ sơ cho từng lô, điều tra mô tả đánh giá số lượng, chất lượng cây tái sinh, số lượng cây tái sinh mục đích, cây tái sinh triển vọng...

- Đo đạc đóng mốc ranh giới, biển báo ngồi thực địa. Tiến hành giao khốn cho tập thể, hộ gia đình, cá nhân thơng qua hợp đồng kinh tế. Ngăn chặn mọi tác động có hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

- Thời gian khoanh ni là 5 năm đối với đất trống có cây tái sinh và 8 năm đối với đất trống cây bụi.

4.7.4.4. Tiến độ thực hiện

Diện tích khoanh ni tái sinh tự nhiên khơng lớn, do vậy hoàn thành việc giao khốn ngay trong năm 2011. Những diện tích gần khu dân cư, có nguy cơ bị xâm hại được ưu tiên giao khốn trước. Bình qn mỗi năm giao khoán 550 ha, được thể hiện ở bảng sau

Bảng 4.4: Diện tích và tiến độ khoanh ni tái sinh tự nhiên

Đơn vị tính: ha TT Hạng mục Tổng Tiến độ thực hiện Cộng 2011 2012 2013 2014 2015 2016- 2020 Tổng cộng 4.400,6 2.750,4 550,1 550,1 550,1 550,1 550,1 1.650,2 1 Rừng PH 1.298,9 811,8 162,4 162,4 162,4 162,4 162,4 487,1 2 Rừng SX 3.101,7 1.938,6 387,7 387,7 387,7 387,7 387,7 1.163,1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp và dịch vụ chúc a hà tĩnh​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)