Xây dựng vườn rừng, trại rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp và dịch vụ chúc a hà tĩnh​ (Trang 91 - 93)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7. Kế hoạch quản lý rừng Công ty giai đoạn 2011-2020

4.7.11. Xây dựng vườn rừng, trại rừng

Xây dựng vườn rừng, tra ̣i rừng là giải pháp quan trọng trong phát triển lâm nghiệp xã hội, giúp cho đồng bào sinh sống trong vùng có thu nhập từ đất rừng và nhận thức đúng đắn về rừng. Đây cũng là giải pháp tích cực góp phần vào chương trình xố đói giảm nghèo, an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho đồng bào, CBCNV và nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do kinh nghiệm xây dựng vườn rừng, trại rừng trên địa bàn còn rất ít; yêu cầu kỹ thuật và kinh phí lại cao nên trong giai đoạn kế hoạch hoạt động này chỉ mang tính thí điểm trên cơ sở vận dụng cơ chế giao khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ.

4.7.11.1. Đối tượng

Vườn rừng, trại rừng được bố trí trên những diện tích rừng nghèo, phục hồi có độ dốc thấp, đất đai còn tương đối tốt, gần khu dân cư, thuận tiện giao thông, ven các khe suối,... để trồng bổ sung cây bản địa, lâm sản ngồi gỗ, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

4.7.11.2. Diện tích

Tổng diện tích xây dựng vườn rừng, tra ̣i rừng là 312,9 ha, được bố trí như sau:

4.7.11.3. Biện pháp kỹ thuật

Đây là giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng hộ, lợi dụng rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập thơng qua các mơ hình nơng lâm kết hợp, lấy mục tiêu kinh tế kết hợp phòng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái.

- Xác định tập đồn cây trồng: Tuỳ theo từng vùng lập địa, khí hậu lựa chọn tập đồn và mơ hình trồng cho thích hợp, trong đó:

+ Cây lâm nghiệp: Ưu tiên trồng các lồi cây gỗ q có giá trị kinh tế cao, kết hợp cây mọc nhanh để giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng. Tập đoàn cây trồng được lựa chọn là: Lát hoa, Giổi, Giẻ, Trám,... kết hợp với các loài Keo, Bạch đàn, Xoan ta, tre, luồng...

+ Cây công nghiệp, cây đặc sản: Quế, Cao su, Chè,...

+ Cây ăn quả: Vải, Nhãn, Cam, Chanh, Bưởi, Mận, Mơ, Đu đủ... + Cây ngắn ngày: Lúa, Ngô, Sắn, Đậu, Lạc, Dứa,...

+ Cây dược liệu, lấy tinh dầu: Sa nhân, Hoài sơn, Hương bài, Gừng, Hoè... - Các mơ hình vườn rừng, trại rừng được bố trí như sau:

+ Cây lâm nghiệp tầng trên, cây công nghiệp, đặc sản tầng dưới; + Cây lâm nghiệp bao quanh, cây ăn quả trong vườn;

+ Cây công nghiệp, đặc sản trồng xen cây ăn quả;

+ Cây cơng nghiệp, đặc sản, cây gỗ tạp che bóng và cải tạo đất (chè, dứa, keo...); + Cây lâm nghiệp ở khu vực cao, độ dốc tương đối lớn; khu vực thấp, độ dốc nhỏ trồng các lồi cây ăn quả, cây cơng nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm; khu vực thấp nhất, gần khe suối đào ao, đắp đập để giữ nước thả cá.

- Giải pháp kỹ thuật áp dụng:

+ Đối với cây lâm nghiệp áp dụng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng của ngành lâm nghiệp đã ban hành;

+ Đối với cây cơng nghiệp, ăn quả... áp dụng quy trình, quy phạm kỹ thuật của ngành nơng nghiệp đã ban hành.

4.7.11.4. Tiến độ thực hiện

Tiến độ xây dựng vườn rừng, tra ̣i rừng được thể hiện ở bảng sau

Bảng 4.7: Diện tích và tiến độ xây dựng vườn rừng, trại rừng

Đơn vị tính: ha TT Hạng mục Tổng Tiến độ thực hiện Cộng 2011 2012 2013 2014 2015 2016-2020 Tổng cộng 312,9 156,2 32,5 30,4 30,1 33,2 30,0 156,7 - Rừng SX 312,9 156,2 32,5 30,4 30,1 33,2 30,0 156,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp và dịch vụ chúc a hà tĩnh​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)