Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro cho vay tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 35)

1.2.5.1 Thu thập và đánh giá đầy đủ thông tin về thành viên vay vốn

- QTDND phải thu thập đầy đủ thông tin về TV vay vốn, thường xuyên phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của TV và những yếu tố liên quan tới việc cho vay cụ thể như sau:

+ Đánh giá năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của TV theo quy định của Bộ luật dân sự. Đối với pháp nhân, phải xem xét giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm các chức danh của người đại diện phấp nhân.

+ Đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ của TV: đánh giá thông qua việc xem xét khả năng sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động, nguồn thu nhập để trả nợ khác, các khoản nợ khác trước khi vay vốn tại QTDND.

QTDND phải thường xuyên cập nhật các thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của thành viên vay vốn qua chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể trên địa bàn xã để kịp thời có các biện pháp xử lý khi phát hiện các thông tin bất lợi về khả năng thu hồi nợ.

1.2.5.2 Cho vay các hình thức đảm bảo tiền vay

- Các tài sản đảm bảo tiền vay là biện pháp hạn chế đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra nếu TV không trả được nợ và các chi phí tổn thất trong hoạt động cho vay của QTDND.

- Việc lựa chọn hình thức đảm bảo tiền vay phải phù hợp với tính chất của khoản vay, phù hợp với nguồn thu nhập trả nợ của TV, nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn,..cụ thể:

+ Cầm cố, thế chấp tài sản của TV vay vốn + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

+ Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay (chỉ nên áp dụng trong trường hợp cho vay trung, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ mới và có quy mô tương đối lớn và tài sản hình thành từ vốn vay phải đáp ứng đủ điều kiện về thế chấp cho khoản tiền vay)

Khi sử dụng hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản: QTDND phải xem xét kỹ các điều kiện của tài sản làm đảm bảo, việc định giá tài sản, việc chuyển giao và quản lý tài sản, những thỏa thuận ràng buộc trong hợp đồng; giá trị tài sản đảm bảo tiền vay phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp QTDND và TV vay vốn thỏa thuân bảo đảm bằng tài sản như là một biện pháp bổ sung đối với TV vay vốn mà TV đó đã có đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản; mức cho vay phải trong giới hạn giá trị tài sản đảm bảo tiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được xác định.

- Ngoài ra, QTDND có thể lựa chọn hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo như: bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể; đánh giá, lựa chọn khách hàng đủ uy tín để cho vay.

1.2.5.3 Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay có hiệu quả

Cho vay là hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của QTDND, song phần lớn rủi ro và mất an toàn cũng phát sinh từ đây. Vì vậy, điều kiện và biện pháp hàng đầu để bảo đảm sự ổn định của QTDND là đảm bảo cho hoạt động cho vay hiệu quả, lành mạnh và có hiệu quả. Để kiểm soát được các rủi ro cũng như cho vay an toàn thì QTDND phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay vốn từ khâu tiếp nhận thông tin đến giải ngân và thu hồi vốn, cụ thể:

QTDND phải kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho vay, quá trình giải ngân vốn vay và sau khi sử dụng vốn vay của TV, hiệu quả sử dụng vốn, nguồn thu nhập để trả nợ,

Phải tuân thủ quy trình cho vay, thẩm định, đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra từ khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn đến phê duyệt cho vay.

Việc cho vay đối với số vốn vay lớn chỉ cho vay trên cơ sở có đảm bảo bằng tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định.

1.2.5.4 Chấp hành các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động

Chấp hành các quy định nói chung và các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động là rất quan trọng để hạn chế rủi ro trong cho vay của QTDND.

Trong quá trình hoạt động, QTDND phải luôn luôn chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Việc chấp hành các quy định rất quan trọng trong quản lý và điều hành để bảo đảm QTDND hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả nói riêng và sự phát triển bền vững của cả hệ thống QTDND, theo quy định hiện hành bao gồm:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: QTDND phải thường xuyên duy trì tỷ lệ này tối thiểu 8% giữa vốn tự có và Tổng tài sản "Có“ rủi ro.

Tỷ lệ về khả năng chi trả: QTDND phải duy trì tỷ lệ này tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “Có“ có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “Nợ“ phải thanh toán tại một khoảng thời gian hoặc một thời điểm.

Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: QTDND chỉ được phép sử dụng tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là 20%.

Giới hạn cho vay một khách hàng là không vượt quá 15% vốn tự có tại thời điểm cho vay và giới hạn cho vay một khách hàng và người có liên quan là không được vượt quá 25% vốn tự có tại thời điểm cho vay.

Đồng thời, QTDND phải thường xuyên theo dõi, đảm bảo các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động khác theo quy định của NHNN VN và các quy định của pháp luật có liên quan để đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả.

1.2.5.5 Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro

- Trong hoạt động cho vay, các ngân hàng, các TCTD nói chung và QTDND nói riêng đều phải trích lập và duy trì một khoản dự phòng để xử lý rủi ro nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ.

- Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do TV của QTDND không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự

phòng rủi ro được trích theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của QTDND. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung (tỷ lệ trích lập cho mỗi loại dự phòng và việc sử dụng dự phòng được thực hiện theo quy định của NHNN VN)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro cho vay tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)