nêu trên đối với Qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Từ thực tiễn nêu trên của các QTDND trong nước và của QTD Desjardins – Canada có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:
Một, tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay; Hai, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTDND để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động cho vay của QTDND;
Ba, chấn chỉnh các QTDND về hoạt động cho vay, xây dựng quy trình, quy chế cho vay nội bộ phù hợp với tình hình thực tế của từng QTDND;
Bốn, tăng cường công tác thẩm định, cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá tài sản thế chấp một cách chính xác, thường dùng các tiêu chuẩn đánh giá tài sản thế chấp và giá trị thực tế của tài sản đó so với giá cả thị trường hiện tại;
Năm, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của Qũy, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của các QTDND đáp ứng đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành,...
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Về mặt lý luận, đề tài đã khái quát cơ bản các khái niệm chung liên quan đến cơ cấu, tổ chức, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cũng như vai trò và các hoạt động nghiệp vụ chính của QTDND.
Bên cạnh đó, đề tài đã hệ thống hóa một cách đầy đủ các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại QTDND như: các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay vốn, nguyên nhân phát sinh rủi ro, từ đó đưa ra các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, các biện pháp để hạn chế rủi ro cho vay ảnh hưởng đến hoạt động của QTDND.
Về mặt thực tiễn, đề tài cũng đưa ra điển hình các rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đã xảy ra tại các QTDND trên địa bàn hoạt động các tỉnh, thành phố khác, hậu quả rất lớn của nó, từ đó xác định nguyên nhân và rút ra năm bài học kinh nghiệm cho hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 Khái quát về các Qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn Đồng Tháp 2.1.1 Tổng quan
Trong cơ cấu kinh tế của toàn Tỉnh, hoạt động của kinh tế tập thể đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế của toàn Tỉnh phát triển, kinh tế tập thể đã có những đóng góp tích cực trong sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của xã viên, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương có tổ chức kinh tế tập thể nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Thời gian qua, hoạt động của các QTDND đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn Tỉnh, lấy lại lòng tin của người dân đối với hoạt động tín dụng HTX trên địa bàn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 17 QTDND đang hoạt động ổn định, hiệu quả, trong đó: 09 QTDND được thành lập năm 1995; có 07 QTDND thành lập năm 1996 và 01 QTDND được thành lập năm 2007.
Bảng 2.1 Địa bàn hoạt động của các QTDND tỉnh Đồng Tháp
TT Tên QTD Trụ sở chính
Địa bàn hoạt động của QTD
Xã, phƣờng, thị trấn liền kề với trụ sở chính Tổng số địa bàn hoạt động
1 Tân Thuận Đông Xã Tân Thuận Đông Xã Hòa An; Phường 6 (TP Cao Lãnh) 03 2 Tân Thạnh Xã Tân Thạnh Thị trấn Thanh Bình 02 3 Phong Hòa Xã Phong Hòa Xã Định Hòa 02 4 Định An Xã Định An Xã Định Yên; xã Bình Thành 03 5 Lai Vung Thị trấn Lai Vung Xã Long Hậu 02 6 Hòa Thành Xã Hòa Thành Xã Tân Dương 02 7 Sa Rài Thị trấn Sa Rài Xã Tân Thành B; xã Bình Phú 03 8 Tân Long Xã Tân Long Xã Tân Bình; xã Tân Huề 03 9 Hòa Long Xã Hòa Long Xã Long Thắng 02 10 Phong Mỹ Xã Phong Mỹ Không có xã liền kề 01 11 Mỹ Hiệp Xã Mỹ Hiệp Xã Mỹ Long; xã Bình Thạnh 04 12 Tân Phú Đông Xã Tân Phú Đông Phường 1, 2, Phường An Hòa (TP Sa Đéc) 04 13 Bình Thành Xã Bình Thành Xã Bình Tấn 02 14 An Long Xã An Long Xã An Hòa; xã Phú Ninh; xã Phú Thành A 04 15 Long Hưng A Xã Long Hưng A Xã Long Hưng B 02 16 Cao Lãnh Thị trấn Mỹ Thọ Xã Mỹ Thọ; xã Nhị Mỹ 03 17 Tân Quy Tây Xã Tân Quy Tây Phường Tân Quy Đông (TP Sa Đéc) 02
Nguồn: Báo cáo mạng lƣới QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
2.1.2 Sự phát triển của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014-2016
Tính đến 31/12/2016, hoạt động của hệ thống QTDND ổn định và tăng trưởng tốt: quy mô hoạt động tăng nhanh, tổng nguồn vốn đạt 628.836 triệu đồng (trđ) tăng 106.830 trđ và tỷ lệ tăng 20,47% so với năm 2014, trong đó nguồn vốn
huy động là 513.684 trđ, chiếm tỷ lệ 81,69% tổng nguồn vốn; tổng dư nợ đạt 530.309 trđ, tăng trưởng tín dụng tăng 22,78% so với năm 2014, các QTDND hoạt động hiệu quả, kết quả kinh doanh đều có lãi, không có QTDND đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, nhân sự QTDND ổn định và hầu hết đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định,… cụ thể xem bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của hệ thống QTDND giai đoạn 2014-2016
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 1. Tổng nguồn vốn 522.006 562.893 628.836 - Tổng số vốn huy động 421.897 469.386 513.684 - Vốn điều lệ 19.860 20.347 21.607 2. Tổng dư nợ 431.931 464.263 530.309 3. Nợ xấu 6.157 6.510 6.582 - Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,43 1,40 1,24
Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN–ĐT 2014-2016
Từ bảng 2.2 cho thấy:
- Vốn điều lệ của 17 QTDND là 21.607 triệu đồng, so với năm 2014 tăng 1.747 trđ, chiếm tỷ lệ 3,44% tổng nguồn vốn; tất cả các QTDND trên địa bàn có vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định (100 triệu đồng) theo quy định của NHNN VN. Vốn điều lệ của QTDND luôn tăng qua các năm để đảm bảo tăng năng lực tài chính, tăng khả năng an toàn trong hoạt động và khả năng cung ứng vốn vay cho khách hàng.
- Vốn huy động: Các QTDND chủ yếu huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư. Vốn huy động tăng đều qua các năm với tốc độ tương đối phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đến 21/12/2016, vốn huy động đạt 513.684 trđ, chiếm tỷ lệ 81,69 %/ tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ QTDND đã thực hiện tốt hình thức tuyên truyền, tạo uy tín niềm tin để người dân đến gửi tiền. Vì vậy, các QTDND đã giữ ổn định, cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay đảm bảo an
- Dư nợ cho vay: các QTDND thực hiện cho vay đối với TV, giúp các TV có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp, nông thôn; góp phần có hiệu quả vào việc duy trì ổn định an ninh trật tự xã hội trong khu vực và trên địa bàn.
- Chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp (1,24%) trong tổng dư nợ. Tỷ lệ này đang được kiểm soát hiệu quả, mặc dù có một số QTDND có xu hướng tăng nợ xấu nhưng vẫn ở mức an toàn.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua (2014-2016)
Từ năm 2014 đến 2016, kết quả hoạt động kinh doanh của 17 QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều có lợi nhuận và đạt ở mức khả quan qua các năm, cụ thể xem bảng 2.3:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2014-2016)
Đvt: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 và 2014 So sánh 2016 và 2015 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 64.729 66.543 67.914 1.814 2,80 1.371 2,06 Tổng chi phí 58.973 60.785 62.217 1.812 3,07 1.432 2,36 Lợi nhuận 5.756 5.758 5.697 2 0,03 -61 -1,06
Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN–ĐT 2014-2016
Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy được tổng thu nhập của QTDND hàng năm đều ở mức ổn định, chênh lệch không đáng kể, năm 2015 tăng 1.814 trđ, tỷ lệ tăng 2,8% so với năm 2014 và năm 2016 giảm 61 trđ, tỷ lệ giảm 1,06% so với 2015 vì các QTDND đẩy mạnh cho vay đối tượng ưu tiên phục vụ nông nghiệp nông thôn theo lãi suất quy định của NHNN VN (8%/năm) nên lợi nhuận có giảm nhẹ so với năm 2015, tính đến 31/12/2016, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn là 38.382 trđ, chiếm tỷ lệ 7,24% tổng dư nợ và chiếm 70,24% tổng huy động tiền gửi dưới 6 tháng.
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2014-2016)
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy lợi nhuận chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động của QTDND, điều này chứng tỏ mục đích hoạt động của các QTDND không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là tương trợ giửa các TV, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và từng TV giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống nên lợi nhuận không phải là mục tiêu đặt lên hàng đầu.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay của các Qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng tháp (2014 – 2016)
2.2.1 Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2014 – 2016:
Nhìn chung nguồn vốn không ngừng tăng qua các năm (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4. Cơ cấu tổng nguồn vốn các QTDND giai đoạn 2014-2016
Đvt: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 và 2014 So sánh 2016 và 2015 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % 1.Vốn huy động 421.897 469.386 513.684 47.489 11,26 44.298 9,44 2.Vốn vay 40.815 32.598 50.685 -8.217 -20,13 18.087 55,48 3. Vốn điều lệ 19.860 20.347 21.607 487 2,45 1.260 6,19 4. Vốn khác 39.434 40.562 42.860 1.128 2,86 2.298 5,67 Tổng 522.006 562.893 628.836 40.887 7,83 65.943 11,72
Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy tốc độ tăng trưởng của 17 QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng nhanh, tổng nguồn vốn của năm 2015 so với năm 2014 tăng 40.887 trđ, tỷ lệ tăng 7,83%; năm 2016 tăng lên 65.943 trđ, tỷ lệ tăng 11,72% so với 2015. Chứng tỏ, hệ thống QTDND tỉnh Đồng Tháp hoạt động ngày càng phát triển, đáp ứng được cơ bản nhu cầu tương trợ vốn cho TV.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động của QTDND, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động cho vay thì QTDND cần phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn huy động, một nguồn vốn huy động đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cơ cấu tổng nguồn vốn 03 năm 2014-2016
Từ biểu đồ 2.2 cho thấy, qua 3 năm vốn huy động của QTDND luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 80% và giữ ở mức ổn định, năm 2014 chiếm 81%, năm 2015 chiếm tỷ lệ 83% và năm 2016 chiếm tỷ lệ 82% trên tổng nguồn vốn, chênh lệch trong 02 năm chỉ giao động từ 1% -2%. Năm 2016, nguồn vốn huy động đạt 513.684 trđ, tăng 91.787 trđ, tỷ lệ tăng 21,76% so với năm 2014. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động góp phần rất quan trọng
trong tổng nguồn vốn, mang lại cho các QTDND nguồn vốn hoạt động luôn tăng trưởng và ổn định qua 03 năm. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn giúp cho QTDND có đủ vốn tài trợ cho hoạt động cho vay các TV, giảm được chi phí vay vốn từ ngân hàng HTX chi nhánh An Giang, nhằm tiết kiệm chi phi hoạt động và đạt được lợi nhuận cao. Đồng thời, QTDND thực hiện tốt công việc huy động tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư, thu hút nguồn vốn tại chỗ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của TV trong địa bàn hoạt động, thực hiện đúng mục tiêu hoạt động của QTDND là tương trợ giữa các TV. Mặt khác, thông qua hoạt động huy động vốn, QTDND ngày càng tạo được niềm tin, uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn vốn huy động luôn tăng cao trong 3 năm liên tiếp.
Trong thời gian qua, các QTDND đã chú trọng cố gắng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như huy động nhu cầu tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn, tùy theo nhu cầu tiền gửi của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên với lãi suất tương đối phù hợp so với mặt bằng lãi suất trên địa bàn. Bên cạnh việc mở các kỳ hạn theo nhu cầu của khách hàng gửi tiền, QTDND còn có các chính sách huy động phud hợp và phục vụ khách hàng nhanh gọn và đơn giản thủ tục. Do vậy các QTDND ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng.
Bên cạnh nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay cũng không kém phần quan trọng trong việc tài trợ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động không đủ cung ứng. Nguồn vốn vay của QTDND tăng cao nhất vào năm 2016 là 50.685 trđ tăng 18.087 trđ so với năm 2015 và tăng 9.870 trđ so với năm 2014 (chiếm 8% trong tổng nguồn vốn) nguyên nhân là do năm 2016 nhu cầu vay vốn của TV QTDND tăng rất nhanh, trong khi đó nguồn vốn huy động cũng tăng cao nhưng vẫn không đủ đáp ứng do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ huy động vốn, điều đó cho thấy là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy QTDND không chủ động và huy động đủ nguồn vốn của mình
HTX chi nhánh An Giang, làm tăng chi phí trả lãi vay, ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này bao gồm các Quỹ được trích lập vào cuối năm theo tỷ lệ quy định của NHNN VN (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển) và các nguồn vốn khác cũng tăng liên tục qua các năm.Nguồn vốn này cũng góp phần đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của QTDND và đáp ứng nhu cầu phát triển của QTDND.
Nhìn chung, cơ cấu tổng nguồn vốn hoạt động của 17 QTDND tương đối phù hợp trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 80%) đó là nhờ QTDND có chính sách huy động vốn hợp lý còn các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 17% - 19% trong tổng nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối thấp, khoảng 8% trong tổng nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của QTDND đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt là hoạt động cho vay, trường hợp chưa chủ động được nguồn vốn huy động khi nhu cầu vay vốn của TV tăng nhanh thì QTDND mới đi vay vốn từ ngân hàng HTX An Giang để đép ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của TV.
2.2.2 Tình hình dƣ nợ cho vay 2.2.2.1 Tình hình doanh số cho vay
Doanh số cho vay đều tăng qua các năm, với tỷ lệ năm sau cao hơn năm