Phương pháp ma trận Delph

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 60 - 65)

Ma trận Delphi là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu các lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học môi trường Đây là phương pháp rất phổ biển trong nghiên cứu xây dựng các tiêu chí nói chung và tiêu chí mơi trường nói riêng Bản chất của phương pháp này là sử dụng và phân tích bảng hỏi trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm của các chun gia, vì thế có thể xem là phương pháp ra quyết định theo nhóm có sự đồng thuận cao về một vấn đề cụ thể Phương pháp này thường được thực hiện qua 3 vịng (có thể nhiều hơn): vịng thử nghiệm với bảng hỏi có nhiều câu hỏi mở và thường do nhóm xây dựng tiêu chí thực hiện, vịng thứ nhất thực hiện sau khi có phản hồi của vịng thử nghiệm và tập trung vào tính phù hợp của các tiêu chí với nhiều chuyên gia tham gia hơn, ở vịng thứ hai, việc đánh giá tiêu chí được thực hiện song hành với chỉnh sửa các tiêu chí cho sát thực hơn

Các vịng sau có thể được tiếp tục tùy thuộc qui mô, mức độ phức tạp và thời gian xây dựng

Trong luận án, phương pháp ma trận Delphi được áp dụng chủ yếu khi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đến mơi trường vùng bờ biển Hải Phịng Bộ tiêu chí được xây dựng qua ba vịng Vịng thử nghiệm có sự tham gia của nhóm chuyên gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2015-2020 (8 chuyên gia) mà nghiên cứu sinh là thành viên Vòng thứ nhất được thực hiện với bảng hỏi sau khi nghiên cứu sinh đã tổng hợp, phân loại các tiêu chí theo ba trụ cột kinh tế - xã hội – mơi trường theo kết quả của vịng thử nghiệm và được lấy ý kiến của các chuyên gia ở các chuyên ngành về môi trường, sinh thái, hải dương học, quản lý môi trường và tài nguyên (35 người) Với kết quả vịng thứ nhất, bằng phân tích định tính (ý kiến chuyên gia) và định lượng (mức đồng thuận của chuyên gia) nghiên cứu sinh đã lựa chọn được 11 tiêu chí theo ba trụ cột và gắn với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 thể hiện tầm quan trọng của từng tiêu chí Vịng thứ hai được triển khai với sự đánh giá theo một mức điểm cho mỗi tiêu chí của 50 chuyên gia tại buổi seminar luận án của nghiên cứu sinh, sau đó nghiên cứu sinh tập hợp, xử lý thống kê và lựa chọn trên cơ sở mức độ đồng thuận theo các thông số mơ tả tiêu chuẩn trong phân tích thống kê Bộ tiêu chí đã được áp dụng thử nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát vùng ven bờ biển Hải Phòng để xem xét mức độ phù hợp thực tiễn Để đánh giá độ tin cậy của đánh giá thống kê, hệ số crossbach’s alpha đã được sử dụng

2 3 Tài liệu

Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của luận án, các nhóm tài liệu sau đây đã được sử dụng, bao gồm:

Nhóm tài liệu về các văn bản, quy phạm pháp luật

Đây là những tài liệu, văn bản quy định liên quan đến các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải, các văn bản này bao gồm:

- Quyết định số 1805/QĐ-UBND ngày 06/08/2015 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng

khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phịng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng khống sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 04/09/2020 của UBND thành phố Hải

Phòng ban hành quy chế phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Các văn bản, quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên

quan khác

Nhóm tài liệu về các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải

Nhóm tài liệu, thơng tin về vị trí, quy mơ, cơng suất, sản lượng, thời gian khai thác của các mỏ cát đã được cấp phép khai thác thông qua các báo cáo, các văn bản được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Mơi trường Hải Phịng Các tài liệu, số liệu về vị trí các tuyến luồng, khối lượng nạo vét luồng hàng hải được cung cấp từ Cục Hàng hải Việt Nam, cảng vụ Hải Phịng

Nhóm tài liệu về điều kiện tự nhiên, mơi trường, kinh tế xả hội ở vùng ven biển Hải Phòng

- Các tài liệu về địa hình, đường bờ của vùng bờ biển Hải Phòng được thu thập, tổng hợp từ các nguồn khác nhau như dữ liệu của các bản đồ địa hình UTM hệ tọa độ địa lý VN 2000 tỷ lệ 1: 50 000 và 1 : 25 000 do Cục Đo đạc Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) xuất bản năm 2005 Những số liệu này đã được số hóa và hiệu chỉnh theo các số liệu đo độ sâu gần đây

- Các số liệu đo đạc và kết quả phân tích đánh giá của các đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố Hải Phòng: “Nghiên cứu xây dựng luận cứ phục vụ lập qui hoạch các bãi đổ bùn cát do nạo vét trên địa bàn Hải Phòng” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện từ 2016-2017; đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động khai thác cát đến môi trường vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì thực hiện 2017-2019

- Các kết quả đánh giá về tác động môi trường của một số dự án khai thác cát vùng ven biển Hải Phòng trong một số báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được sử dụng

- Các tài liệu, kết quả nghiên cứu khác trong đề án “Đánh giá tổng hợp hiện trạng vùng bờ thành phố Hải Phịng” do Viện Tài ngun và Mơi trường biển chủ trì

thực hiện năm 2013 và dự án “Các giải pháp về xung đột môi trường ở đô thị ven biển” do Viện Tài ngun và Mơi trường biển chủ trì thực hiện từ 2009 – 2013

- Các bài báo về hoạt động khai thác cát ở vùng ven biển Hải Phịng và lân cận được cơng bố trên các website chính thức như Báo Hải Phịng, Báo Lao động, Đài truyền hình Việt Nam

Nhóm tài liệu về ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vự liên quan

- Các tài liệu này được thu thập, tổng hợp thông qua các “Phiếu khảo sát ý kiến các chuyên gia” về bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát/nạo vét luồng hàng hải đến môi trường biển Đây là các kết quả trả lời câu hỏi của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về 11 tiêu chí thuộc 3 nhóm: 1) động lực và sức ép; 2) hiện trạng và tác động; 3) Đáp ứng Tổng số phiếu khảo sát về bộ tiêu chí đã được phát ra là 62 phiếu, số phiếu thu về là 45 phiếu

Hình 2 3 Sơ đồ tóm tắt nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở các mục tiêu đã đặt ra, các nội dung nghiên cứu của luận án với 4 nhóm vấn đề chính theo logic giải quyết vấn đề, gồm: 1) phân tích đánh giá hiện trạng mơi trường, kinh tế - xã hội và các ngành liên quan; 2) tổng hợp các ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải; 3) dự báo xu thế ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải đến môi trường; 4) các giải pháp quản lý hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải

Các nội dung chính và phương pháp nghiên cứu của luận án được tóm tắt trong hình 2 3

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w