Công ty CP Khai thác khoáng sản Hải Đăng Cát 13/GP-UBND 02/01/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 69 - 74)

TLĐC: 4 951 075;TLKT: 4 562 051; TLKT: 4 562 051;

450 000 99,5

11 năm 6tháng tháng

Phía Đơng Nam cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy

18 Cơng ty cổ phần khai thác khống sản Nam Đình Vũ Cát 14/GP-UBND 02/01/2019 TLĐC: 4 579 029; TLKT: 4 184 986; 450 000 82,5 10 năm 3 tháng

Phía Đơng Nam cửa sơng Văn Úc, huyện Kiến Thụy

Quá trình khai thác cát sẽ gây ra những tác động rõ rệt đến môi trường, các HST của khu vực Trước hết quá trình này làm mất đi một lượng đáng kể trầm tích đã được tích tụ ở khu vực này trong rất nhiều năm Đồng thời tạo ra các hố sâu và làm mất cân bằng bùn cát của khu vực, làm thay đổi động lực trầm tích, gây xói lở cho các vùng ven bờ Mặt khác dòng TTLL phát sinh trong quá trình khai thác cát bị vận chuyển đi các vùng xung quanh cũng có thể gây ra bồi tụ cho một số khu vực khác Ngồi ra, các chất ơ nhiễm như kim loại nặng, các nhóm hữu cơ, dinh dưỡng, TTLL, đặc biệt là một số chất hữu cơ bền (OPB, PCB) đã được tích tụ nhiều năm ở các lớp trầm tích sẽ bị phát tán trở lại mơi trường nước trong q trình khai thác cát cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng khả năng ô nhiễm môi trường nước, đe dọa các HST Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2019, đã có 22 giấy phép khai thác cát được cấp (của 18 doanh nghiệp) và đang còn hiệu lực Tổng diện tích khu vực được cấp phép khai thác cát trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 1953,1 ha với tổng trữ lượng khoáng sản cát được phép khai thác gần 81,5 triệu m³ Các dự án cấp phép khai thác cát cho đến nay tập trung chủ yếu ở vùng phía đơng nam cửa sơng Văn Úc, phía nam cửa Lạch Tray, phía tây nam cửa Lạch Huyện và phía nam cửa Nam Triệu – Bạch Đằng (hình 3 1) Các dự án khai thác cát này có qui mơ rất khác nhau Diện tích trung bình của các mỏ cát khai thác khoảng 90,1 ha, diện tích lớn nhất là 99,9 ha và nhỏ nhất là 8,6 ha (bảng 3 1) Trữ lượng lớn nhất là 5,2 triệu m3, nhỏ nhất khoảng 0,8 triệu m3, trung bình 3,88 triệu m3 (bảng 3 1) Độ sâu sau khi khai thác các mỏ cát này trung bình tăng lên 4,3m tại các vị trí khai thác cát, lớn nhất là 7,2m và nhỏ nhất là 2,1m Thời gian khai thác của các mỏ đã cấp phép từ 7 đến 29 năm (bảng 3 1) Tổng lượng cát khai thác hằng năm của các dự án đã được cấp phép đến nay là 9,3 triệu m3 Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Tài ngun và Mơi trường Hải Phịng, số lượng cát khai thác thực tế hằng năm tổng hợp từ tất cả các mỏ cát được cấp phép trong giai đợn 2016-2019 dao động trong khoảng 9,4-33% tổng lượng cát đăng ký khai thác Cũng theo đăng ký, thời gian thực tế khai thác trong năm của các mỏ cát khoảng 150-200 ngày, phổ biến khoảng 180 ngày, thời gian khai thác cát trong ngày trung bình 8 giờ

3 1 1 2 Hoạt động nạo vét luồng hàng hải vùng bờ biển Hải Phòng

Vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng hằng năm nhận khoảng 14,6 triệu tấn bùn cát, [8] Lượng bùn cát này một phần được vận chuyển ra xa bờ nhưng một phần khác khá lớn

lắng đọng ở khu vực cửa sông ven biển gây sa bồi luồng tầu vào cảng khu vực Hải Phòng Luồng tàu vào cảng biển Hải Phòng từ phao số 0 đến sơng Cấm có 3 đoạn chính, bao gồm đoạn Lạch Huyện, kênh Hà Nam và Bạch Đằng-sông Cấm Chuẩn tắc độ sâu luồng Lạch Huyện phải duy trì ở mức âm (-)7,2m, kênh Hà Nam sâu -7m, đoạn Bạch Đằng- sông Cấm độ sâu từ -7m đến -5,5m Với việc triển khai Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, luồng Lạch Huyện được kéo dài thêm 4,8km, nâng chiều dài đoạn này lên 18,4km và nạo vét để đạt độ sâu -14m, sâu gấp đôi so với chuẩn tắc thiết kế Tuy nhiên, theo báo cáo hàng hải của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, kết quả khảo sát đo trong tháng 10-2019 cho thấy, luồng Lạch Huyện chỉ đạt độ sâu – 13m; luồng kênh Hà Nam đoạn từ cặp phao số 29/30 đến cặp phao số 43/46 chỉ đạt -6,8m; đoạn sơng Cấm từ Đình Vũ đến khu vực cầu Hoàng Văn Thụ độ sâu từ -6,9m đến -6,5m Tổng khối lượng nạo vét hàng năm lên đến 2,5-3 triệu tấn vật liệu

Trong tương lai, lượng bùn cát từ lục địa ra khu vực này sẽ khơng có biến động nhiều trong khi tác động của các đập chứa thượng nguồn đối với vùng hạ lưu ngày càng trở nên rõ rệt Trước kia, khi chưa có sự điều tiết của các đập chứa thượng nguồn, dòng bùn cát từ lục địa bị đẩy ra xa bờ hơn và di chuyển phần lớn ra biển Tuy nhiên, hiện nay do sự vận hành của các hồ chứa, lưu lượng nước cực đại giảm mạnh, dịng bùn cát từ lục địa có xu hướng tập trung ở khu vực gần bờ hơn Đới lắng đọng bùn cát, ngưng bông kết keo của TTLL bị đẩy sâu vào khu vực cửa Nam Triệu- Bạch Đằng [82-84] Do đó, xu hướng bồi lắng khu vực cảng Hải Phòng vẫn tiếp tục tăng Để đảm bảo duy trì các hoạt động hàng hải và dịch vụ cảng ở Hải Phòng, các hoạt động nạo vét ở khu vực này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra

Theo báo cáo của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, hiện luồng tàu (đoạn kênh Hà Nam- Bạch Đằng) bị bồi lắng, độ sâu từ -7,0m (theo thiết kế) chỉ còn -5,0m Với chiều dài luồng tàu từ phao số 0 đến khu vực Đình Vũ (dài 32km) tàu vào cảng mất 2-3 tiếng theo độ sâu thiết kế, song, hiện nay, với độ sâu còn khoảng -5,5m, tàu vào cảng mất nhiều thời gian Hơn nữa, cùng với biên độ thủy triều, luồng chỉ đáp ứng được tàu 10 000 tấn, các tàu lớn phải đợi thủy triều đạt đỉnh mới có thể ra vào khu vực cảng, hoặc phải chuyền tải Theo thiết kế, khi luồng đạt độ sâu -7,0 m, cảng biển khu vực Hải Phòng tiếp nhận được tàu 2 vạn tấn, nhưng nay luồng tàu bị sa bồi, tàu 2 vạn tấn phải san tải

Do đặc điểm địa chất thủy văn hệ thống sơng và vùng biển ven bờ Hải Phịng có mức độ bồi lắng lớn, khối lượng nạo vét lên tới hàng triệu m3/năm Theo tư vấn Nhật Bản khi nghiên cứu Dự án nâng cấp Cảng Hải Phịng giai đoạn 2, để duy trì chuẩn tắc tuyến luồng tại độ sâu thiết kế -7,0m, hàng năm khối lượng nạo vét luồng tàu vào Cảng Hải Phịng ước tính khoảng 3 triệu m3 Để nạo vét tuyến luồng này, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí Kể từ khi đưa vào sử dụng luồng mới (năm 2006), giữa năm 2008, luồng tàu này được nạo vét lần đầu với 780 000 m3 Cuối năm 2009, đầu năm 2010 tiến hành duy tu lần 2 với 920 000m3 Độ sâu nạo vét đoạn kênh Hà Nam- Bạch Đằng đạt -6,3m và -5,5m đoạn sơng Cấm Tình hình sa bồi luồng ngày càng nghiêm trọng

Do luồng tàu vào Cảng Hải Phòng thiết kế hành hải một chiều, trong khi chiều rộng luồng hẹp, lại bị tác động chế độ nhật triều, dẫn tới các tàu bị dồn lại đợi thủy triều, điều này ảnh hưởng việc điều động tàu ra vào, cũng như vấn đề an toàn hàng hải trên luồng Thực tế cho thấy, những ngày cao điểm, luồng tàu vào khu vực cảng Hải Phịng phục vụ 70 lượt tàu Vì nhiều phương tiện cùng hành hải trên luồng trong khoảng thời gian ngắn nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đường thủy cao Trong thời gian qua, nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do các phương tiện phải điều động đan xen, tránh vượt nhau trên luồng, va chạm với phương tiện khác, mắc cạn Điển hình là vụ chìm tàu Bạch Đằng 01 tại cửa Bạch Đằng, do va chạm với phương tiện khác, khiến gần 100 tấn dầu tràn ra biển Nguy cơ mất an tồn hàng hải ln hiện hữu và ngày càng gia tăng theo lượng tàu ra vào và khối lượng hàng hóa tăng trưởng (khoảng 10%) Thiệt hại về kinh tế không thể lường hết do tàu phải san tải trước khi vào cảng Hải Phịng Bên cạnh đó là thảm họa môi trường biển nếu xảy ra sự cố tràn dầu, tràn hóa chất từ các tàu biển bị chìm do tai nạn Việc duy tu, bảo dưỡng luồng tàu đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Trung ương và kêu gọi các doanh nghiệp được hưởng lợi đóng góp kinh phí để nạo vét

Luồng tàu cạn, khiến tàu trọng tải lớn khó cập cảng, phải giảm tải, chờ thủy triều lên tận dụng độ sâu dẫn đến phát sinh chi phí cho các doanh nghiệp dịch vụ cảng biển Theo tính tốn của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, trong 9 tháng năm 2009, do suy giảm độ sâu, các tàu lớn phải chuyển tải hàng hóa và mất thời gian neo đậu, chi phí phát sinh lên đến hơn 8 triệu USD

Hiện nay, do luồng tàu vào cảng Hải Phòng bị bồi lắng nghiêm trọng, lượng tàu lớn cập cảng không nhiều Các tàu lớn chở thức ăn gia súc đều cập cảng Vũng Tàu rồi chuyển tải bằng tàu nhỏ ra Hải Phòng Tàu container cỡ lớn cũng phải chuyển tải, điều này ảnh hưởng đến đầu tư và lãng phí đối với các doanh nghiệp Cảng Hải Phịng khơng chỉ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phịng mà cịn đóng góp phát triển kinh tế đất nước Do sa bồi luồng hàng hải vào cảng và vùng nước trước bến, lượng hàng hóa thơng qua cảng vài năm gần đây thấp hơn so với kế hoạch đề ra 2-5%, trong đó các mặt hàng thiết yếu như container, thức ăn gia súc, clinker, thạch cao do tàu lớn vận chuyển đều giảm Vì vậy, việc thường xuyên duy tu, nạo vét luồng vào cảng vừa tiết kiệm chi phí, vừa giữ được độ sâu cần thiết cũng đồng nghĩa với việc giữ uy tín, thương hiệu, sức hấp dẫn của cảng Hải Phòng với các hãng tàu quốc tế

Mỗi năm, Tổng cơng ty Bảo đảm an tồn hàng hải miền Bắc thực hiện nạo vét 2 đợt, đợt 1 làm trước tháng 4 và đợt 2 sau mùa mưa bão, thậm chí phải làm trong mùa mưa bão với quan điểm “được ngày nào hay ngày ấy” Năm 2013, Tổng công ty đã thực hiện nạo vét đợt 1 với kinh phí 85 tỷ đồng; đợt 2 với kinh phí 113 tỷ đồng Đây là dự án nạo vét mang tính vĩ mơ, dành cho các cảng lớn Cịn những cảng nằm sâu trong khu vực nội thành, tình trạng luồng cạn càng khiến doanh nghiệp lo lắng Điều đó lý giải vì sao càng tiến sâu vào trong, cảng chỉ có quy mơ nhỏ, bởi chỉ có thể tiếp nhận được tàu nhỏ, mớn nước thấp

Cũng theo Tổng cơng ty Bảo đảm an tồn hàng hải miền Bắc, sau các trận bão, bùn cát từ ngoài biển đưa vào cũng khiến luồng hàng hải thêm nhanh chóng bị sa bồi Một số doanh nghiệp cảng sẵn sàng tham gia góp kinh phí để nạo vét luồng vào cảng, song lại vướng mắc về cơ chế tài chính, vì quy định khơng cho phép được hạch tốn vào chi phí sản xuất - kinh doanh Điều này khiến các doanh nghiệp e ngại tham gia công tác duy tu Việc nạo vét luồng vào cảng biển vẫn trông chờ nguồn ngân sách Nhà nước và áp dụng cơ chế đấu thầu

Mặc dù khối lượng nạo vét ở Hải Phòng hằng năm khá lớn nhưng hầu hết các vật liệu nạo vét hiện nay đổ lên đất liền, chủ yếu ở các khu vực như gần đảo Vũ Yên, Nam Đình Vũ Một số lượng hạn chế bùn cát được nhận chìm ở khu vực biển cách cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện khoảng 20-25km về phía Đơng Nam Đây là vị trí đã được

nhóm nghiên cứu JICA lựa chọn cho dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phịng, đã có nghiên cứu đánh giá tác động môi trường Khu vực này có độ sâu khoảng 20-25m, diện tích khoảng 2500 ha, khối lượng chứa khoảng 75 triệu m3 Hiện nay, thành phố và Cục Hàng hải Việt Nam đang chuẩn bị qui hoạch vị trí nhận chìm thích hợp khác để phục vụ tiếp nhận các nguồn vật liệu nạo vét duy tu luồng khu vực Hải Phịng trong trường hợp khơng thể đổ lên bờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w