KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 144 - 147)

- Hàm lượng NH4, PO4 và Asen được tính bằng mg/l theo qui chuẩn Việt Nam, tuy nhiên trong bảng này để việc đnah giá dễ dàng hợn, các đơn vị hàm hượng này được thể hiện bằng µg/l

4) Tăng cường sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và khai thác cát và nạo vét luồng hàng hả

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

Các hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đang diễn ra ở vùng bờ biển Hải Phịng và có xu thế gia tăng cả về qui mô và cường độ do nhu cầu phát triển KTXH của thành phố, đặc biệt là q trình đơ thị hóa, phát triển cảng và hoạt động hàng hải Các yếu tố tác động môi trường do nạo vét duy tu luồng hàng hải và khai thác cát bao gồm: sự thay đổi độ sâu (ở vị trí khai thác cát/nạo vét và nhận chìm), thay đổi chế độ dịng chảy, vận chuyển bùn cát, thay đổi cân bằng bùn cát và biến động bồi tụ - xói lở ở các vùng khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải, biến động chất lượng môi trường nước biển và hệ sinh vật biển Ảnh hưởng môi trường do các hoạt động này ở vùng bờ biển Hải Phịng ở mức độ thấp đến trung bình đối với chất lượng mơi trường nước biển và các HST RNM, san hơ, xói lở bờ biển và hoạt động các ngành kinh tế vùng bờ biển; ở mức độ trung bình đối với HST đáy mềm và địa hình đáy vùng biển ven bờ Xu thế ảnh hưởng của nạo vét luồng cũng như hoạt động khai thác cát ở khu vực nghiên cứu đến môi trường sẽ tiếp tục tăng lên rõ rệt với các quy mô và cường độ khác nhau tương ứng với các quy hoạch khai thác cát và xu thế phát triển của hệ thống cảng Hải Phịng Trong dài hạn, có thể xảy ra các ảnh hưởng gây xói lở bờ biển, cơng trình bờ do tích lũy các tác động của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải

Để lượng hóa các ảnh hưởng mơi trường của các hoạt động khai thác cát ven bờ và nạo vét luồng hàng hải, các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các hoạt động này ở vùng biển ven bờ Hải Phòng được đề xuất trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng/xu thế và tác động của các hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng cũng như điều kiện từ nhiên và KTXH ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phân tích khung Động lực – Đáp ứng Mười một tiêu chí được chia theo ba nhóm: Động lực – Sức ép gồm: (1) Nhu cầu khai thác cát của địa phương, (2) Khối lượng bùn cát nạo vét/năm; Hiện trạng – Tác động gồm: (3) Địa hình đáy biển khu vực khai thác/nạo vét, (4) Khả năng phát tán TTLL trong môi trường nước, (5) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/ nạo vét đến các đối tượng KTXH, (6) Đa dạng sinh học hệ sinh vật đáy, (7) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến HST biển, vườn Quốc gia, (8) Khoảng cách từ vị trí diễn ra hoạt động khai thác cát/nạo vét đến ngư trường, bãi giống, bãi đẻ, (9) Chất

lượng môi trường nước biển; Đáp ứng gồm: (10) Hiệu quả của các văn bản chính sách hướng dẫn về quản lý hoạt động khai thác cát/ nạo vét, (11) Các chương trình/dự án bảo vệ mơi trường biển được triển khai trên địa bàn thành phố Kết quả thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát ở vùng bờ biển Hải Phòng trên thang điểm 5 cho thấy, tác động của hoạt động này đến các khu vực có hoạt động kinh tế, đến đa dạng sinh vật đáy ở mức trên trung bình (điểm đánh giá mức 4) và hệ sinh thái vùng bờ ở mức trung bình (điểm đánh giá mức 3,5) Cịn các đối tượng khác chỉ bị tác động ở mức độ thấp đến trung bình (điểm đánh giá mức 1 đến 3) Đánh giá chung về ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát vùng nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020 ở mức trung bình (điểm đánh giá mức 3) Bộ tiêu chí có thể tham khảo áp dụng cho các vùng bờ biển khác có điều kiện và các hoạt động tương tự

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường và các căn cứ pháp lý, các giải pháp quản lý hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải ở khu vực nghiên cứu được đề xuất, bao gồm: giải pháp về chính sách pháp luật và thể chế tập trung vào hoàn thiện văn bản pháp qui cấp địa phương và tăng cường cơ chế giám sát, chế tài cũng như phối hợp và điều phối giữa các cơ quan quản lý; giải pháp về xây dựng công cụ quản lý và ứng dụng khoa học và cơng nghệ, trong đó tập trung đề xuất qui hoạch và phân vùng vị trí và giới hạn khai thác cát (tổng lượng khai thác 9,3-15 triệu m3, không gian khai thác tập trung ở vùng cửa sông Văn Úc và trong khoảng độ sâu đáy biển 6-10m, phân kỳ khai thác 3 giai đoạn với lượng khai thác giảm dần và độ sâu khai thác mỏ khong quá 6m), tránh xung đột sử dụng vùng bãi và biển trong vùng cũng như qui hoạch lựa chọn khu vực nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải ở biển đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của hoạt động cảng và hàng hải đồng thời giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý và trong hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải

Khuyến nghị

Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các số liệu về hiện trạng khai thác cát thông qua các số liệu báo cáo của các mỏ cát đang hoạt động Tuy nhiên, trong thực tế công suất khai thác cát ở thời điểm hiện tại có thể thay đổi do một số mỏ đã được cấp phép nhưng chưa hoạt động, hơn nữa việc đánh giá trữ

lượng cát ở các vùng trong khoảng độ sâu đáy biển 6-10m chưa được quan tâm trong khi đó đây là vùng có thể khai thác thay vì các mỏ ở độ sâu nhỏ hơn Hạn chế này cần được khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo

Các tiêu chí để lượng hóa các tác động mơi trường được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu ở vùng bờ biển Hải Phòng với hai hoạt động là khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải Do vậy, các tiêu chí cịn hạn chế khi sử dụng trong đánh giá mở rộng cho các hoạt động khác hoặc đánh giá tổng hợp cho vùng bờ biển Hải Phòng cũng như các vùng bờ biển tương tự khác Vì thế cần tiếp tục hướng nghiên cứu này để dần xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá tổng hợp các hoạt động ở vùng bờ biển đến môi trường và sinh thái, mở rộng phạm vi áp dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w